Kiến nghị với chính quyền huyện Bình Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 106)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với chính quyền huyện Bình Liêu

- Cần phải có sự quan tâm sâu sắc của chính quyền cơ sở. Nơi nào có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong việc tư vấn, định hướng, vay vốn hành nghề sau đào tạo... nơi đó dạy nghề sẽ đạt hiệu quả cao (xãHoành Mô, Đồng Tâm, Đồng Văn, thị trấn Bình Liêu....).

- Trung tâm dạy nghề phải coi trọng chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp và phương thức đào tạo. Thực hiện nghiêm túc chế độ đối với người học nghề.

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan, tạo sự thống nhất đồng bộ hỗ trợ cho lao động học nghề và khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể có thành tích về dạy nghề. Nếu có sự quan tâm chú trọng đúng mức đối với công tác đào tạo nghề sẽ thay đổi được tư duy và nhận thức của LĐNT như trình độ kỹ thuật công nghệ hạn chế, thụ động trong sản xuất, tư duy kinh doanh lạc hậu, thiếu tự tin.

- Việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho LĐNT phải được lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác, đặc biệt là gắn liền với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cần có giải pháp gắn các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, trang trại. với cơ sở dạy nghề tốt hơn nữa để giải quyết việc làm cho học viên sau học nghề.

- Cơ sở dạy nghề cần đặc biệt quan tâm trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề, thắt chặt công tác tuyển sinh nhằm xác định đúng đối tượng có nhu cầu học nghề, có điều kiện để phát triển nghề sau khi học. Có như vậy hiệu quả dạy nghề mới được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)