Hoàn thiện chỉ đạo và tổ chức triển khai chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động

4.2.2. Hoàn thiện chỉ đạo và tổ chức triển khai chính sách

4.2.2.1. Tăng cường tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho LĐNTđược coi là biện pháp có tính tiền đề và then chốt cho việc chuyển biến nhận thức của người dân về công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Các cơ quan phát thanh – truyền hình, báo chí huyện cần tăng cường tuyên truyền cả về quy mô, hình thức và nội dung, triển khai một cách kiên trì và bền bỉ trong thời gian đủ dài thị mới có hiệu quả. Cụ thể:

- Về quy mô: Biến các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, ấn phẩm mang tính báo chí, cổng thông tin điện tử...) thành những kênh thông tin quan trọng nâng cao nhận thức của toàn xã hội về dạy nghề cho LĐNT, hình thành các trang chuyên mục hấp dẫn, sinh động về công tác này.

- Về hình thức: Đa dạng hơn công tác tuyên truyền, như: tuyên truyền trực tiếp (face to face), tuyên truyền qua kênh thông tin, như: hội thi tìm hiểu, hội nghị, hội thảo, niêm yết chính sách tại các khu vực công cộng qua hệ thống tranh pa nô, áp phích tuyên truyền cổ động và qua các mô hình thí điểm trình diễn, tổ chức hội nghị để trao đổi và biểu dương các điển hình tiên tiến làm sao cho mọi đối tượng được nghe, được xem, được thử từ đó chuyển biến tích cực hơn trong tư duy, nhận thức của người dân, đặc biệt là các đối tượng được hưởng chính sách. Tổ chức tư vấn hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp, chuyển giao tiến bộ KH-CN, biểu dương tôn vinh các doanh nghiệp trẻ tiêu biểu, làm kinh tế giỏi. Biên soạn tài liệu, phát hành bản tin, in ấn tờ rơi và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của huyện Hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên...

- Về nội dung: Đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình kinh tế điển hình làm ăn có hiệu quả, những lao đông qua đào tạo nghề áp dụng kiến thức đào tạo vào snar

xuất, kinh doanh thành công. Tuyên truyền về tác dụng học nghề và các chính sách ưu đãi đối với LĐNT tham gia đào tạo nghề.

4.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch

- Đối với công tác quản lý dạy nghề: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục nghiên cứu để ban hành các quy định, chế tài cụ thể để xử lý nghiêm khắc những trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, lợi dụng kẽ hở của chính sách để mưu cầu lợi ích, cố tình làm sai, thực hiện cơ chế “ xin – cho”, “nhũng nhiễu” để bố trí chỉ tiêu, kinh phí trái quy định; hoặc những trường hợp do chuyên môn kém, do ý thức trách nhiệm làm thiệt hại, thất thoát kinh phí của Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp này. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất xây dựng chế độ khen thưởng bằng tinh thần và vật chất để động viên, khuyến khích kịp thời ý thức trách nhiệm, thành tích của cơ quan, cán bộ làm công tác này.

- Cần có cơ chế khắc phục ngay việc đăng ký danh sách học nghề chồng chéo giữa các tổ chức đoàn thể để tránh lãng phí kinh phí của Nhà nước bằng cách niêm yết công khai danh sách các lớp học, thời gian mở lớp, chương trình học tập ngay tại trụ sở chính quyền xã.

- Đối với công tác dạy nghề: cần tăng cường huy động tất cả các loại hình cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho LĐNT; huy động những người sản xuất giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân trong các làng nghề... tham gia dạy nghề.

- Đối với công tác nâng cao năng lực cơ sở dạy nghề: Các cơ sở đào tạo nghề cần rà soát, kiện toàn đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo đúng tiêu chuẩn do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành; chủ động nghiên cứu, đổi mới phương pháp đào tạo và có hệ thống giáo trình thích hợp qua đó thu hút người học và nâng cao chất lượng đào tạo. Cần chú trọng tới nội dung đào tạo nâng cao kiến thức về luật pháp, văn hóa và kỷ luật lao động, bảo hiểm xã hội... đặc biệt là lao động chuyển đổi từ nông nghiệp sang các nghề phi nông nghiệp.

- Cơ sở đào tạo cần thay đổi phương thức đào tạo theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động. Đối với đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, các cơ sở có thể tổ chức thực hiện kế

hoạch đào tạo có sự kết hợp với các hội nghề nghiệp như: Hội cây cảnh, Hội làm vườn, Hội uôi ong. . . để đào tạo tại chỗ, dạy nghề tại nơi sản xuất, dạy nghề tại hiện trường. Thời gian đào tạo cần linh hoạt, tập trung vào đào tạo ngắn hạn, tránh thời vụ thu hoạch hay tăng gia sản xuất.

4.2.2.3. Tăng cường phối hợp

- Tăng cường công tác kiểm tra, đô đốc, theo dõi của ngành Lao động, thương binh và xã hội để tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện nhắc nhở, phê bình, làm rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các đơn vị thành viên Ban chỉ đạo chưa tập trung vào chỉ đạo triển khai theo chức trách, nhiệm vụ được phân công.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị, các tổ chức đoàn thể như: Đài phát thanh – truyền hình huyện, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Huyện đoàn trong việc phối hợp tuyên truyền, triển khai chính sách, pháp luật về dạy nghề, giải quyết việc làm (trong đó có xuất khẩu lao động) đến các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân, đặc biệt là lao động trẻ để chính sách này nhân dân hiểu rõ, thấy được lợi ích của việc học nghề, tự giác đăng ký học nghề.

- Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền cấp xã và các cơ sở đào tạo nghề: Thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về chính sách, đặc biệt là khâu phối hợp tuyển sinh, mở lớp, việc quản lý lớp học, phối hợp đẩy mạnh các hoạt động thực hành nghề, công tác kiểm tra giám sát của các đoàn thể. . . nhằm tăng tính công khai, minh bạch, hiệu lực hiệu quả của chính sách từ đó nâng cao sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.

- Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp để huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, nông dân sản xuất giỏi trong việc định hường học nghề, tổ chức dạy nghề, tổ chức lao động xuất khẩu, bao tiêu sản phẩm hàng hóa.

- Nghiên cứu, lựa chọn, đưa các mô hình trình diễn kết hợp với việc dạy nghề và ứng dụng, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả cao, phù hợp với địa phương vào thực tế để công tác dạy nghề gắn với công tác khuyến nông – khuyến lâm – khuyến công.

4.2.2.4. Nâng cao chất lượng giải quyết các xung đột

Tuy rằng các xung đột trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Bình Liêu chưa diễn ra, chưa gây búc xúc trong xã hội. Tuy nhiên, để chính sách thực hiện có hiệu lực, hiệu quả cao, cần thiết phải tiếp tục củng cố nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết xung đột bằng cách tăng cường nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước lấy “phòng hơn chống”, chủ động phát hiện, xử lý kiên quyết, kịp thời những mâu thuẫn nhỏ, xử lý dứt điểm ngay từ cơ sở. Cụ thể:

- Đối với cơ quan giám sát là HĐND huyện, Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện và các đoàn thể nhân dân chủ động thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và ý kiến kiến nghị của cử tri và hội viên của mình.

- Đối với quản lý nhà nước là UBND cấp huyện, xã và các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Kịp thời xem xét giải quyết triệt để xung đột từ cơ sở, trực tiếp đàm phán, giải quyết các xung đột; đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền thay đổi cơ chế, chính sách phù hợp.

- Đối với cơ quan kiểm tra là cấp ủy, cơ quan kiểm tra đảng các cấp tang cường công tác kiểm tra kết quả thực hiên Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI (về chỉn đốn đảng) Nghị quyết Trung ương 5 khóa X (về thực hiện tiết kiệm chống lãng phí), kiểm tra việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức đảng và đảng viên khi xảy ra xung đột. Xử lý nghiêm minh các vi phạm kỷ luật đảng.

- Đối với hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Tòa án, Viện kiểm sát huyện thực hiện ngay quy trình tố tụng theo quy định đảm bảo công bằng, khách quan, không bao che, phân biệt thành phần xã hội.

4.2.2.5. Tăng cường dịch vụ hỗ trợ

- Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ tư vấn đào tạo nghề và giới thiệu việc làm bằng cách bố trí, tuyển dụng, tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tác tư vấn, cán bộ làm công tác tuyển sinh và các tuyên truyền viên đảm bảo đúng chuyên môn, có kinh nghiệm, nắm vững các chế độ, chính sách, tình hình kinh tế - xã hội của địa

phương, để tuyên truyền làm cho mỗi người dân , mỗi người lao động nông thôn khi tiếp xúc với hệ thống dịch vụ hỗ trợ có thể hiểu đúng, hiểu đủ về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chát lượng nguồn nhân lực nông thôn; đồng thời nắm bắt được các quy định và yêu cầu đối với người tham gia học tập.

- Tiếp tục bố trí kinh phí đầu tư trang thiết bị cho trung tâm dạy nghề, các trung tâm dịch vụ hỗ trợ, tư vấn đào tạo nghề và việc làm, đặc biệt là hệ thống mạng internet, xây dựng website về thị trường lao động địa phương làm tiền đề để phát triển, nâng cấp lên thành sàn giao dịch điện tử.

- Tăng cường bố trí kinh phí tiếp thị, quảng bá, xúc tiến giới thiệu về tiềm năng chất lượng nguồn lao động của huyện để tìm kiếm cơ hội hợp tác đưa người lao động tham gia vào các khu công nghiệp, các thị trường lao động trong nước và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)