Về thực trạng chỉ đạo triển khai chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.3. Thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông thôn của

3.3.2. Về thực trạng chỉ đạo triển khai chính sách

3.3.2.1. Thực trạng truyền thông chính sách

Trong giai đoạn 2011 – 2015, chính quyền huyện Bình Liêu đã chỉ đạo việc truyền thông chính sách tập trung vào các công việc sau:

- Tổ chức quán triệt, tư vấn về Luật dạy nghề, chính sách đào tạo nghề lao động nông thôn qua nhiều hình thức tuyên truyền như: qua Đài Phát thanh – Truyền hình huyện, hệ thống truyền thanh cơ sở, các ấn phẩm mang tính báo chí của các đoàn thể, như: Hội nông dân, Đoàn thanh niên với hàng trăm lượt tin bài mỗi năm nhằm làm thay đổi cơ bản nhận thức của người lao động, các cấp, các ngành, của toàn xã hội về việc học nghề là điều kiện để tạo việc làm có thu nhập ổn định, góp phần làm giảm nghèo bền vững.

Bảng 2.5 Tổng hợp số liệu công tác thông tin – truyền thông về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015

STT Nội dung

Đơn vị tính

Các năm cụ thể Giai đoạn 2011- 2015 2011 2012 2013 2014 Ƣớc TH 2015 1 Thông tin truyền thông Đợt/người 52/3120 48/ 2916 48/ 2916 40/ 2430 36/ 2138 220/ 13500 2 Phát bản tin Bản 24 24 24 24 24 120 3 Tờ rơi, áp phích Tờ 500 500 500 500 500 2500

- Ngoài ra, hàng năm các tổ chức như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên thông qua việc sinh hoạt của mình đã lông ghép việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của đoàn viên, hội viên về định hướng nghề nghiệp, cụ thể:

 Huyện đoàn thanh niên đã tổ chức được hơn 50 cuộc hội họp, để sinh hoạt để triển khai, phổ biến sâu rộng tới các cấp bộ Đoàn về chính sách, pháp luật liên quan đến công tác hướng nghiệp, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Phát huy vai trò xung kích của Đoàn trong công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn chưa có việc làm, bộ đội xuất ngũ, thanh niên vi phạm pháp luật sau khi giáo dục cải tạo.

 Hội phụ nữ huyện tổ chức lồng ghép việc tuyên truyền về đào tạo cho lao động nông thôn và phổ biến các mô hình tiên tiến, điển hình cho hơn 500chị, em phụ nữ biết và nắm thông tin.

Tuy nhiên, việc tổ chức cho người học nghề thăm quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất kinh doanhcos hiệu quả chưa triển khai được do không có trong kinh phí đào tạo, việc xã hội hóa cũng không thực hiện được do đối tượng học nghề chủ yếu thuộc diện hộ nghèo không có khả năng đóng góp.

3.3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch

Hàng năm , UBND huyện quyết định phân bổ chỉ tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện giao cho Trung tâm dạy nghề. Trung tâm dạy nghề được phân bổ chỉ tiêu trực tiếp ký hợp đồng đào tạo, đặt hàng dạy nghề với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn có đủ năng lực để triển khai, tổ chức thực hiện. Kết quả cụ thể được thể hiện thông qua các bảng sau:

Bảng 2.6. Kết quả thực hiện đào tạo nghề giai đoạn 2011 – 2015 cho lao động nông thôn của huyện Bình Liêu phân theo nghề đào tạo

ĐVT: người

STT Nội dung

Các năm cụ thể Giai

đoạn 2011- 2015 2011 2012 2013 2014 Ƣớc TH 2015 Tổng cộng 91 115 141 163 172 682

I Dạy nghề nông nghiệp 50 62 75 89 90 366

1 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

17 17 24 30 34 122

2 Chăn nuôi gia súc gia cầm

18 25 30 37 37 147

3 Khuyến nông- lâm 15 20 20 23 19 97

II Dạy nghề phi nông

nghiệp 41 53 66 74 82 316 1 Khai thác mỏ 16 10 13 9 7 55 2 Y Học 9 10 14 17 22 72 3 Điện tử 10 15 13 12 14 64 4 Kinh doanh – dịch vụ 6 14 12 15 17 64 5 Xây dựng dân dụng 0 5 9 11 7 32 6 Lái xe B2 0 0 6 9 14 29

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo huyện qua các năm)

Từ bảng trên cho thấy, so với mục têu ban đầu đề ra mỗi năm đạo tạo nghề cho khoảng 230người vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, nguyên nhân do nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng so với mặt bằng chung giữa các địa phương trên toàn tỉnh thì huyện Bình Liêu vẫn là một trong số đơn vị đứng đầu trong việc lập kế hoạch bám sát gần với nhu cầu thực tế đề ra về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Kết quả phát triển chương trình, giáo trình học liệu dạy nghề của chính quyền huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015: xây dựng và ban hành 20 bộ chương trình, giáo trình học liệu nhằm đáp ứng nhu cầu dạy nghề nông thôn, trong đó: lĩnh vực trồng trọt 4 bộ, lĩnh vực chăn nuôi 6 bộ và lĩnh vực nông nghiệp 10 bộ.

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015 phân theo thời gian và trình độ đào tạo

ĐVT: người

STT Nội dung

Các năm cụ thể Giai

đoạn 2011- 2015 2011 2012 2013 2014 Ƣớc TH 2015 Tổng cộng 91 115 141 163 172 682

I Dạy nghề nông nghiệp 50 62 75 89 90 366

1 Dưới 3 tháng 30 40 52 59 56 237

2 Sơ cấp 20 22 23 30 34 129

II Dạy nghề phi nông

nghiệp 41 53 66 74 82 316

1 Dưới 3 tháng 15 19 26 30 36 126

2 Sơ cấp 16 34 40 44 46 190

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo huyện qua các năm)

Qua bảng tổng hợp kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015 phân theo thời gian và trình độ đào tạo cho thấy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua các giai đoạn không đạt các tiêu chí đề ra. Do đó chính quyền huyện Bình Liêu cần phải nghiên cứu, lập kế hoạch phải sát với nhu cầu và nguồn lực thực tế của địa phương.

- Về kế hoạch xây dựng mô hình việc làm sau đào tạo: sau 5 năm thực hiện, với trên 32mô hình việc làm sau đào tạo hiệu quả. Có 1/4 số mô hình của học viên người dân tộc thiểu số tại chỗ, trên 10 mô hình hoàn toàn do thanh niên dân tộc tự tổ chức đã tạo được lòng tin về việc học nghề, lập nghiệp ngay tại huyện, tác động lớn đến lao động nông thôn, nhất là thanh niên các bản về ý nghĩa và hiệu quả của việc tham gia học nghề theo Quyết định 1956. Các mô hình nghề đã và đang được nhận rộng, hiệu quả ở các xã, nhất là nghề chăn nuôi, xây dựng, điện tử...

Bảng 2.8. Kết quả thực hiện kế hoạch hỗ trợ tạo việc làm sau đào tạo giai đoạn 2011 – 2015

ĐVT: người

STT Nội dung

Kết quả học nghề giai đoạn 2011 – 2015 Tổng số ngƣời đã học xong Tổng số ngƣời có việc làm Đƣợc DN/ĐV tuyển dụng Đƣợc DN/ĐV bao tiêu sản phẩm Tự tạo việc làm Tổng cộng 682 593 79 80 496 I Nghề nông nghiệp 366 354 40 60 254 1 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 122 120 25 40 55 2 Chăn nuôi gà 50 46 5 0 41 3 Chăn nuôi lợn 50 45 5 0 40

4 Chăn nuôi bò 47 46 5 0 41

5 Trồng và chăm sóc cây

lúa 30 30 0 0 30

6 Trồng và khai thác dong riềng

67 67 0 20 47

II Nghề phi nông nghiệp 316 239 39 20 180

1 Khai thác mỏ 56 40 20 10 10 2 Y Học 71 48 10 10 28 3 Điện tử 64 45 0 0 45 4 Kinh doanh – dịch vụ 64 52 2 0 50 5 Xây dựng dân dụng 32 28 2 0 26 6 Lái xe B2 29 26 5 0 21

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thống kê về công tác đào tạo nghề của huyện qua các năm)

Từ bảng số liệu trên co thể thấy, kết quả sau ĐTN của chính quyền huyện Bình Liêu đã đạt được những thành công ban đầu trong công tác ĐTN cho LĐNT. Số lượng lao động sau đào tạo tự tạo việc làm tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao đời sống và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên so với mặt bằng chung trong toàn tỉnh thì chính quyền huyện cần nghiên cứu, tập trung cho những ngành nghề như: trồng và khai thác dong riềng, chăn nuôi, sửa chữa điện tử và hạn chế những ngành không thu hút được lao động như: khai thác mỏ và xây dân dụng

- Về kết quả thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo giáo viên giai đoạn 2011 – 2015: trên cơ sở nhu cầu và điều kiện thực tế tai địa phương, giai đoạn 2011 – 2015 chính quyền huyện Bình Liêu đã tuyển dụng, điều chuyển được 7 cán bộ cơ hữu, trong đó: 4 đại học, 3 cao đẳng. Ngoài ra, giáo viên và người dạy nghề là 12 người, trong đó: đại học 3 người, cao đẳng 1 người, trung cấp 4 người và lao động có tay nghề cao là 4 người. Mỗi năm, gửi cán bộ tham gia các khóa đào tạo do Sở lao động, thương binh và xã hội tổ chức.

- Về công tác tuyển sinh: từ năm 2012 Trung tâm không phải đi tuyển sinh mà do các đoàn thể phối hợp và người lao động tự đến đăng ký. Hàng năm, trung tâm chỉ đáp ứng 56% nhu cầu lao động đã đăng ký.

- Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển các cơ sở dạy nghề: giai đoạn 2011 – 2015, Trung tâm dạy nghề huyện Bình Liêu đã gửi được 315học viên đến các cơ sở đào tạo nghề có uy tín trong vùng. Qua chất lượng đào tạo nghề của các cơ sỏ, trung tâm dạy nghề đã hỗ trợ đầu tư một số cơ sở vật chất thiết yếu và trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở nhằm đảm bảo việc đào tạo nghề cho LĐNT tại các cơ sở đi đôi với thực hành.

3.3.2.3. Thực trạng vận hành các quỹ

Bảng 2.9. Tổng hợp kinh phí hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2011 – 2015

STT Nội dung Giai đoạn 2011 - 2015 Kinh phí (triệu đồng)

Tổng số TW Địa phƣơng Khác

Tổng 3200 2805 395 0

1 Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT

50 50 0 0

2 Điều tra khảo sát dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT

200 200 0 0

3 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

530 400 130 0

4 Phát triển chương trình, giao trình

học liệu 150 150 0 0

5 Phát triển giáoviên,cán bộ quản lý 170 170 0 0

6 Hỗ trợ LĐNT học nghề 2000 1735 265 0

7 Giám sát đánh giá tình hình thực

Việc vận hành ngân sách cơ bản đã thực hiện đúng các quy định của Luật Ngân sách và các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách này. Cụ thể:

- Kinh phí đào tạo nghề giai đoạn 2011 – 2015: tổng kinh phí thực hiện

chính sách đào tạo nghề cho LĐNT: 3.2 tỷ đồng; trong đó: Ngân sách Trung ương: 2.8 tỷ; Ngân sách địa phương 0.4 tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn kinh phí: nguồn kinh phí trên, chủ yếu do ngân sách Trung ương cấp qua chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục – đào tạo, chương trình quốc gia về việc làm và kinh phí dự án tăng cường năng lực dạy nghề do Bộ lao động, thương binh và xã hội chủ trì. Ngân sách địa phương chỉ đảm bảo được chi trả chính sách cho người học nghề và dạy nghề.

Phân cấp quản lý kinh phí: Kinh phí đào tạo nghề phân cấp cho UBND huyện tiến hành đào tạo nghề theo chỉ tiêu được giao hàng năm. Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị do phòng LĐ-TBXH quản lý.

- Về phân bổ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Trên cơ sở phân

bổ kinh phí của Trung ương và việc lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, nguồn ngân sách địa phương; hàng năm, UBND tỉnh giao kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến cấp huyện để thực hiện. Việc phân bổ kinh phí cơ bản các năm đều thực hiện đúng quy định.

- Việc chi trả đúng chế độ chính sách:

 Đối với giáo viên dạy nghề: Thực hiện chính sách thu hút và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và thu hút nhân tài theo Nghị quyết số 62/2012/NQ-HĐND ngày 11/72012 của HĐND tỉnh, cụ thể:Đối với những người tình nguyện đến công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh như người có học vị cao (thạc sỹ, tiến sỹ trở lên) sinh viên tốt nghiệp các trường đại học công lập loại giỏi thì được hưởng mức trợ cấp cụ thể: Giáo sư, Tiến sỹ được trợ cấp thường xuyên bằng 5 lần mức lương tối thiểu chung/tháng trong thời hạn 3 năm hoặc được trợ cấp một lần bằng 100 lần lương tối thiểu chung, Thạc sỹ được trợ cấp một lần 50

lần lương tối thiểu chung . Các giáo viên được hỗ trợ chính sách gồm: hưởng phụ cấp lưu động bằng hệ số 0,2 lương tối thiểu khi dạy tại cơ sở từ 15 ngày trở lên. Được bố trí nhà ở công vụ (nơi nào không có nhà ở công vụ được thanh toán tiền ngủ theo quy định hiện hành)

 Đối với học viên: Miễn giảm học phí cho con em các đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, con liệt sỹ, thương binh, lao động thuộc hộ nghèo, lao động là người tàn tật. Những đối tượng trên khi tham gia học nghề ngắn hạn, theo địa chỉ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hỗ trợ 15000 đồng/người /ngày. Học viên đã có bằng hoặc chứng chỉ nghề ưu tiên cho vay vốn tạo việc làm, ưu tiên tuyển dụng, điều chỉnh mức lương có tay nghề cao, ưu tiên xuất khẩu lao động.

Nhìn chung, kinh phí mở lớp, chi trả chế độ cho đối tượng học nghề đủ điều kiện thụ hưởng, chi trả chế độ chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý đã được chính quyền huyện thực hiện đúng quy định, có chứng từ, ký nhận của người giao và người nhận, có xác nhận của chính quyền địa phương.

3.3.2.4. Thực trạng phối hợp với các bên liên quan

Phòng lao động – thương binh và xã hội là đơn vị được UBND huyện giao nhiệm vụ là đầu mối phối hợp, điều phối toàn bộ các hoạt động của chính sách liên quan đến người học, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, chính sách đối với cơ sở đào tạo và kế hoạch triển khai chính sách của UBND huyện.

- Về công tác lập kế hoạch: Phòng LĐ-TB&XH đã phối hợp vớ Phòng Kinh

tế - Hạ tầng , Tài chính,Trung tâm dạy nghề hàng năm tổng hợp nhu cầu đào tạo, lồng ghép các nguồn vốn để tham mưu chu UBND huyện ban hành kế hoạch đặt hàng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Tuy nhiên, do nhu cầu quá lớn trong khi kinh phí hạn hẹp nên việc đánh giá tính khách quan, đánh giá nhu cầu còn hạn chế.

- Về các hoạt độn tuyên truyền: Việc phối hợp giữa Phòng LĐ-TB&XH - cơ

quan thường trực Ban chỉ đạo với Trung tâm dạy nghề, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong huyện trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân và các đoàn

viên, hội viên của các đoàn thể được quan tâm thực hiện. Ngoài ra, việc phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan tuyên truyền cũng được chú trọng, nhằm thông tin kịp thời các chủ trương chính sách và nhu cầu học nghề, kết quả học nghề, số lao động tìm kiếm được việc làm , chỉ tiêu tuyển sinh học nghề hàng năm để đông đảo nhân dân năm được và tích cực tham gia vào các hoạt động của chính sách. Tuy nhiên, việc phối hợp còn chưa thật sự hiệu quả, nguồn cung cấp thông tin còn đơn điệu, chủ yếu là cung cấp về các mô hình điển hình trên địa bàn huyện.

- Về tổ chức các kế hoạch và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Hàng

năm, Phòng LĐ-TB&XH đã thực hiện việc phân khai chỉ tiêu kế hoạch, ngân sách, hướng dẫn cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện để UBND cấp xã thực hiện.

3.3.2.5. Thực trạng đàm phán và giải quyết xung đột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)