Lao động nông thôn tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.1. Lao động nông thôn tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Bình Liêu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh; phía bắc giáp với huyện Ninh Minh, thành phố Sùng Tả và khu Phòng Thành, thành phố cảng Phòng Thành (Quảng Tây - Trung Quốc); phía Tây giáp với huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn); phía Đông giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh).

Bình Liêu là huyện miền núi ở cực bắc của tỉnh, (có toạ độ từ 21027’ đến 210 39’ vĩ độ Bắc và từ 107017’ đến 107036’ kinh độ Đông), cách thành phố Hạ Long 108 km, cách thị trấn Tiên Yên 28 km; phía Bắc có 42,999 km đường biên giới với nước bạn Trung Quốc.

Huyện Bình Liêu được thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1919, có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 Thị trấn Bình Liêu (thành lập ngày 23-2-1977) và 7 xã (trong đó có 6 xã biên giới): Đồng Tâm, Đồng Văn, Hoành Mô (Cửa khẩu Hoành Mô), Húc Động, Lục Hồn, Tình Húc, Vô Ngại. Toàn huyện có 104 thôn, bản, khu phố, với dân số khoảng trên 30.000 người. Đảng bộ huyện có 29 chi, đảng bộ cơ sở với hơn 1.800 đảng viên.

Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái; có một số đỉnh núi cao trên 1.000m so với mực nước biển như đỉnh Cao Ba Lanh (cao 1.113m), đỉnh Cao Xiêm (cao 1.330m). Trong tổng diện tích tự nhiên 47.510,5ha, diện tích đất nông nghiệp của huyện rất hẹp, khoảng 7.000ha, chiếm 15,6% tổng diện tích đất đai toàn huyện (trong đó, hơn

chủ yếu là ruộng bậc thang trải dài theo các thung lũng, sườn dồi, bãi bồi ven sông); diện tích đất lâm nghiệp của Bình Liêu khoảng 34.683,78ha, chiếm

73% (trong đó, hơn 2.616,65ha là rừng tự nhiên, nhưng lâm sản nghèo kiệt do khai

thác quá mức) phù hợp với trồng một số loại cây đặc sản như: hồi, quế, trẩu, sở; các

loài cây lấy gỗ như: sa mộc, thông, keo và một số cây ăn quả.

3.1.1.2. Thực trạng về kinh tế - xã hội

Về kinh tế: Sau gần 30 năm thực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, diện mạo của Huyện đã có sự thay đổi tích cực; đời sống vật chất của nhân dân từng bước được nâng cao; kinh tế tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 luôn duy trì ở mức khá (bình quân 05 năm, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đạt 11,15%/năm; đến 2013 đạt trên đạt 13%); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ (số liệu tính đến hết năm 2013, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 40,4%; công nghiệp 16,36%; dịch vụ 43,24%,); tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 43,27% năm 2010, còn 16,53% năm 2013 (theo tiêu chí mới). Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục từng bước được đầu tư xây dựng với quy mô trường lớp hiện nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh; toàn huyện có 27 trường (trong đó, 11/27 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 40,7%), với 145 điểm trường. Đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới. Là địa phương có đường biên giới trên đất liền với nước bạn Trung Quốc dài nhất Tỉnh, nên việc củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của địa phương. Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện trong những năm qua đã được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; vẫn là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất tỉnh (thu nhập bình quân đầu người của Huyện mới đạt khoảng 30% của Tỉnh; có 05 xã điều kiện

trung, các điểm dân cư cách xa nhau và xa trung tâm nên khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; trình độ dân trí không đồng đều, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế.

Văn hóa, xã hội: Bình Liêu là huyện đa dân tộc (khoảng trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số), với 05 dân tộc chính (dân tộc Tày chiếm 58,4%, dân tộc Dao chiếm 25,6%, dân tộc Sán Chay chiếm 15,4%, dân tộc Kinh chiếm 3,7%, dân tộc Hoa chiếm 0,3%) tạo nên một bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, mang một bản sắc riêng. Huyện không có nhiều đền chùa, di tích lịch sử, chỉ có duy nhất di tích lịch sử cấp tỉnh là Đình Lục Nà, thuộc xã (Lục Hồn) vừa được phục dựng lại Lễ hội vào năm 2005. Vào ngày 16/3 âm lịch chợ có lễ hội tháng 3 (người ta quen gọi là Chợ tình giao duyên) của người Sán Chỉ. Đây là một lễ hội văn hoá rất đặc sắc, đang được địa phương phục dựng và phát triển.

- Các ngành kinh tế chủ yếu

 Ngành nông nghiệp: Đất nông nghiệp của huyện rất hẹp chiếm khoảng 15,6% tổng diện tích đất đai toàn huyện (trong đó, hơn 4.000ha là đồi cỏ có thể chăn thả đại gia súc, đất trồng lúa và hoa màu hơn 164ha chủ yếu là ruộng bậc thang trải dài theo các thung lũng, sườn dồi, bãi bồi ven sông); diện tích đất lâm nghiệp của Bình Liêu khoảng 34.683,78ha, chiếm 73% (trong đó, hơn 2.616,65ha là rừng tự nhiên, nhưng lâm sản nghèo kiệt do khai thác quá mức) phù hợp với trồng một số loại cây đặc sản như: hồi, quế, trẩu, sở; các loài cây lấy gỗ như: sa mộc, thông, keo và một số cây ăn quả. Lao động ngành nông – lâm nghiệp chiếm 85% tổng số lao động trên địa bàn, do đó, thu nhập từ ngành nông – lâm nghiệp có vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế huyện.

 Ngành lâm nghiệp: Diện tích rừng hiện có khoảng 34.683,78ha, chiếm 73% trong đó, hơn 2.616,65ha là rừng tự nhiên. Những năm qua diện tích rừng bị giảm mạnh, nguyên nhân chính là do dân di cư tự do chặt phá rừng làm nương rẫy. Vì vậy, quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn góp phần gìn giữ môi trường sinh thái

đang là vấn đề cấp thiết trong tình hình hiện nay, rất cần sự quan tâm của các ngành, các cấp.

 Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có nhiều lợi thế hơn hẳn một số huyện khác cả về điều kiện tự nhiên, nguồn lực, nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến, nhưng ngành công nghiệp vẫn có tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế.

 Giao thông: mạng lưới giao thông được đầu tư, xây dựng, quy hoạch có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các công trình đường giao thông nông thôn, 100% các tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã đã được bê tông và nhựa hóa một số tuyến.

Huyện Bình Liêu với điều kiện tự nhiên, khí hậu mát mẻ, trong lành, địa hình, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và có cửa khẩu Hoành Mô; văn hóa dân tộc vẫn được bảo tồn và phát huy như nghệ thuật diễn xướng Then của dân tộc Tày, Hội Sóong Cọ của người Sán Chỉ, Lễ hội Đình Lục Nà... là nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện thuận lợi để huyện Bình Liêu phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng gắn với các trung tâm du lịch lớn. Tuy nhiên, các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch mới ở dạng tiềm năng. Những năm qua huyện Bình Liêu chưa khai thác tốt tiềm năng này, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế huyện.

3.1.2. Thực trạng lao động nông thôn của huyện Bình Liêu năm 2010

(trước thời điểm triển khai chính sách)

Năm 2010, số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện Bình Liêu trên 14486 người. Trong đó lao động nông thôn làm nông nghiệp 7500 người (50%). Lao động nông thôn phi nông nghiệpở nông thôn, đô thị: 4400 người (30%). Xuất khẩu lao động hàng năm đạt rất thấp.

Chất lượng LĐNT chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao và là vấn đề nan giải cho chính quyền huyện trong việc giai quyết việc làm. Không những đối với những lao động chưa qua đào tạo mà đối với những LĐNT đã qua đào tạo nhưng vấn khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Đây là thực trạng chung cho những lao động

nghề nông thôn không những tại huyện Bình Liêu mà là cho tất cả các địa phương trong tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện kinh tế - xã hội nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất cầm chừng, manh mún, không quy hoạch, định hướng phát triển chưa rõ ràng, nguồn kinh phí đầu tư hạn chế, chưa có sự quan tâm của các cấp chính quyền. Cụ thể chất lượng đào tạo cho LĐNT trên địa bàn huyện Bình Liêu tính đến 31/12/2010 như sau:

- Số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động là 14886 người, trong đó:

 Khoảng 12313 người chưa qua đào tạo, chiếm khoảng 84% ( nữ chiếm 52%, nam chiếm 32%)

 Đã qua đào tạo 2173 người, trong đó: Hệ dạy nghề: ngắn hạn 845 người, công nhân kỹ thuật 242 người, sơ cấp nghề 290 người, Trung cấp và Cao đẳng là 435 người. Hệ giáo dục: Trung cấp là 229 người, Cao đẳng là 108 người, ĐH là 25.

Ngoài ra trên địa bàn có trên 300 em tốt nghiệp THCS, trên 237 em hoàn thành chương trình THPT nên nhu cầu đào tạo rất lớn. Ngoài số lao động trong độ tuổi đi học các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trong và ngoài tỉnh có gần 150 lao động tham gia thị trường lao động ở các tỉnh Hải Phòng, Bắc Ninh... đời sống và việc làm khá bấp bênh, nhiều lao động sau một thời gian làm việc bỏ về làm nông, nhất là lao động dân tộc thiểu số. Hộ nghèo, cận nghèo nhiều chủ yếu do thiếu việc làm.

3.2. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc triển khai trên địa bàn huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)