Thực trạng kiểm soát việcthực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.3. Thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông thôn của

3.3.3. Thực trạng kiểm soát việcthực hiện chính sách

3.3.3.1. Thực trạng xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thông tin về việ thực hiện chính sách

Chính quyền huyện Bình Liêu đã xây dựng hệ thống thông tin phản hồi về thực hiện chính sách thông qua báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng , quý, 6 tháng, hàng năm.

- Báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ, giai đoạn của Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho nông thôn huyện cũng như Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các xã trên địa bàn huyện.

- Kết quả điều tra lấy ý kiến người lao động về vế quả đào tạo nghề, hỗ trợ, có điều tra các cơ sở đào tạo và giáo viên để thu thập ý kiến về triển khai chính sách (tổng kiểm tra, rà soát năm 2015 trên địa bàn huyện).

3.3.3.2. Thực trạng giám sát và đánh giá thực hiện chính sách (a). Thực hiện giám sát thực hiện chính sách:

 Giám sát của chính quyền huyện: Quá trình triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng năm chính quyền huyện Bình Liêu đã thành lập đoàn kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn tại các cơ sở dạy nghề được giao chỉ tiêu. Nội dung kiểm tra, giám sát chủ yếu tập trung vào việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn thoe các văn bản quy định của Trung ương và của tỉnh: công tác tuyển sinh, việc m ở lớp, công tác đào tạo, hồ sơ quản lý dạy và học, về đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề, việc biên soạn và nội dung chương trình, giáo trình, thực hiện chính sách đối với người học

nghề của lao động, tình hình việc làm và khó khăn của lao động trong việc giải quyết việc làm sau học nghề, khả năng tiếp thu của học viên, phương pháp giảng dạy của giáo viên...

 Giám sát Ban chỉ đạo: Từ năm 2011 – 2015, Ban chỉ đạo cấp huyện và cấp xã thành lập và tổ chức được 36 đoàn kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (cấp huyện 18 đoàn, cấp xã 18 đoàn). Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những bất cập, thiếu sót tại các đơn vị trong quá trình thực hiện dạy nghề, như: công tác tuyển sinh lao động nông thôn học nghề ở một số đơn vị chưa gắn với việc làm sau học nghề, hồ sơ quản lý dạy và học của một số đơn vị thực hiện chưa đảm bảo theo quy định trong dạy nghề trình độ sơ cấp.

(b). Thực trạng đánh giá thực hiện chính sách:

 Trong quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính quyền huyện đã đánh giá việc thực hiện chính sách thông qua các hội nghị sơ kết hàng năm, qua báo cáo của Trung tâm dạy nghề. Các đánh giá đều tập trung vào đánh giá tính phù hợp, sự cần thiết của chính sách; đánh giá tính hiệu lực của chính sách; đánh giá hiệu quả về xã hội, về kinh tế do chính sách mang lại. Từ kết quả đánh giá đó, hàng năm đều có kiến nghị giải pháp, về cơ chế thực hiện ; đối với vấn đề thuộc thẩm quyền huyện được xem xet ban hành các quy định hoặc các hướng dẫn (giao Phòng lao động, thương binh và xã hội hướng dẫn) để thống nhất tổ chức thực hiện; đối với vấn đề thuộc về điều chỉnh chính sách ở cấp tỉnh và Trung ương thì kiến nghị lên cấp trên xem xét, điều chỉnh.

 Giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Bình Liêu đã tổng kết 5 năm (2011 – 2015) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) để đánh giá tình hình tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ của Đề án.

 Giám sát của các tổ chức đoàn thể: Các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn phần lớn được tổ chức tại các xã, bản do đó công tác quản lý, giám sát trực tiếp tại các lớp học nghề phần lớn được giao cho các tổ chức đoàn thể của huyện (Hội

nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên) là đơn vị phối hợp tổ chức các lớp đạo tạo nghề cho lao động nông thôn tại các xã, bản thực hiện.

 Tự giám sát và đánh giá của Trung tâm dạy nghề: cuối mỗi khóa đào tạo tự tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập việc thực hiện chế độ chính sách, học viên nào đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận, chứng chỉ nghề tương ứng với ngành nghề và cấp, trình độ đào tạo

3.3.3.3. Thực trạng điều chỉnh, hoàn thiện và đổi mới chính sách

Trong quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, qua công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực tiễn từ cấp xã đến cấp huyện, UBND huyện nhận thấy chính sách đào tạo nghề còn một số bất cập khi triển khai thực hiện, do đó đã kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện và đổi mới nhằm đưa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với tình hình thực tế hơn, cụ thể:

+ Điều chỉnh bộ máy tổ chức thực hiện: Qua quá trình thực hiện, do một số yếu tố khách quan, như: cán bộ phụ trách lĩnh vực được điều động, bổ nhiệm sang vị trí khác hoặc cán bộ nghỉ hưu nên UBND huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg nhằm đảm bảo công việc được thông suốt, cụ thể trong các Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 24/5/2010 của UBND huyện Bình Liêu về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ thường trực giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ trên địa bàn huyện Bình Liêu; các QĐ số 562/QĐ-UBND ngày 16/5/2011của UBND huyện Bình Liêu, về kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ trên địa bàn huyện Bình Liêu.

 Điều chỉnh hình thức tập huấn cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, cụ thể: tổ chức và lồng ghép nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong các cuộc họp thôn, bản;

 Điều chỉnh phương thức truyền thông một cách phong phú và đa dạng hơn, ngoài việc tổ chức tập huấn, hội nghị để tuyên truyền như trước đây, chính quyền huyện đã kịp thời điều chỉnh phương thức truyền thông, như: mặt đối mặt, qua loa

 Điều chỉnh lồng ghép các nguồn kinh phí từ chương trình nông thôn mới vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Kịp thời chấn chỉnh và phê bình những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, có thái độ sách nhiễu, gây phiền hà cho người lao động;

 Phân luồng học sinh sau THCS, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số tại chỗ. Số em bỏ học ở bậc THCS, THPT ở cácbản đã được thống kê, giúp đỡ và có kể hoạch đào tạo nghề.

3.3.3.4. Hoàn thiện và đổi mới chính sách:

(a). Về mục tiêu chính sách: bổ sung thêm đối tượng thụ hưởng chính sách để

chính sách có thể tới được những vùng sâu, vùng xa hơn.

(b).Về giải pháp thực hiện: đã cụ thể hóa và phân chia được lộ trình thực

hiện giải pháp cho phù hợp với điều kiện ngân sách và từng vùng thụ hưởng; triển khai xây dựng và phát triển các mô hình dạy nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp có chất lượng hiệu quả, tận dụng được nguồn nguyên liệu ở địa bàn huyện, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho người lao động để cải thiện thu nhập cho người học nghề. Đào tạo 230-250 lao động/năm; rà soát phân loại trình độ, nhu cầu của lao động nông thôn, từ đó có kế hoạch tổ chức triển khai các lớp dạy nghề phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế ở từng địa bàn, lựa chọn các nghề thông dụng cần phát triển, gắn việc đào tạo nghề với việc xây dựng nông thôn mới.

(c).Về mức hỗ trợ: kịp thời phát hiện và khắc phục những bất cập trong thực

thi chính sách và điều chỉnh hợp lý cho lao động nông thôn, cụ thể: khi đăng ký tham gia học nghề thì lao động thuộc diện hộ cận nghèo nhưng trong quá trình học hộ được đánh giá và xếp vào hộ nghèo.

3.4. Đánh giá thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền huyện Bình Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)