Phương pháp phân tích và tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn

2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích, trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận đó. Nhiệm vụ của phương pháp phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4 của luận văn. Ở chương 3, phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích thực

trạng thực hiện thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay trên địa bàn huyện Bình Liêu. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tọa nghề tại huyện tập trung vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, văn hóa của người dân. Ở chương 4, phương pháp phân tích được sử dụng để chỉ ra những điều kiện thực hiện giải pháp, những định hướng chủ yếu trong giai đoạn tiếp theo.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3. Chương 1 của luận văn sử dụng phương pháp này nhằm khái quát lại những cơ sở lý luận chung của đề tài. Trong chương 3, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy sự phát triển khuyến kích được sự tham gia của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)