Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 97 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động

4.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực thi chính sách

4.2.1.1. Về hoàn thiện bộ máy tổ chức thực thi chính sách:

 Nghiên cứu, ban hành Quy chế hoạt động và chức năng của Ban chỉ đạo huyện và cấp xã phải cụ thể, rõ ràng, gắn trách nhiệm và công việc vào công tác thi đua khen thưởng cuối năm của đơn vị. Xây dựng cơ chế quy định trách nhiệm hơn

nữa của người đứng đầu các đơn vị với kết quả thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện.

 Chỉ đạo thực hiện lồng ghép chương trình đào tạo nghề cho LĐNT gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt ở cấp xã, nhằm duy trì bền vững các kết quả của Chương trình đào tạo nghề cho LĐNT.

 Bố trí cán bộ chuyên trách phụ trách công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

 Kiện toàn kịp thời Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg.

4.2.1.2. Về lập kế hoạch triển khai chính sách:

 Ban hành văn bản nhằm cải thiện hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT cần thiết đi cùng kế hoạch hành động cụ thể, có các chỉ báo giám sát.

 Phải khảo sát và điều tra thực tế trước khi lập kế hoạch nhằm đảm bảo kế hoạch sau khi ban hành dựa trên đúng nhu cầu thực tế và sát với điều kiện thực tế của từng vùng.

 Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch theo đúng lộ trình đề ra.

+ Chính quyền địa phương cần quan tâm khảo sát thông tin từ người học nghề, từ giáo viên, từ các cơ sở đào tạo, phân tích kỹ khung chính sách đào tạo nghề của Trung ương nhằm hoàn thiện và đề xuất đổi mới chính sách đào tạo nghề của địa phương cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Công tác đào tạo nghề cho LĐNT gắn kết cụ thể với tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành.

4.2.1.3. Về tham mưu văn bản chậm:

 Kịp thời ban hành những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh; căn cứ tình hình thực tế tại huyện để cụ thể hóa các nội dung, hướng dẫn sao cho dễ hiểu, đầy đủ và đảm bảo hiệu quả như mong muốn.

4.2.1.4. Về công tác tập huấn

 Tăng cường đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng quản lý v.v... cho đội ngũ cán bộ phường xã, đặc biệt là cho cán bộ làm công tác giảng dạy và quản lý.

 Đa dạng hóa nội dung tập huấn, phương thức tập huấn và tài liệu tập huấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)