Phƣơng hƣớng hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 97)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động

động nông thôn củahuyện Bình Liêu

4.1.1. Mục tiêu của thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông

thôn của huyện Bình Liêu đến năm 2020

- Dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT của huyện đến năm 2020

Dự báo số lao động trong độ tuổi ước khoảng 17000 lao động, trong đó: tự đào tạo, được đào tạo trong và ngoài tỉnh khoảng trên 70% (khoảng 20-25% được đào tạo bậc Đại học, Trung học chuyên nghiệp), còn 30% lực lượng cần đào tạo tại huyện (tương đương trên 1020 người/năm). Nhất là lao động độ tuổi từ 16-30 tuổi chiếm 50%.

Dự kiến nhu cầu cần đào tạo đến năm 2020 đối với 15 nghề nông nghiệp và 18 nghề phi nông nghiệp, thời hạn đào tạo từ 02 ngày đến 2 năm, mức bình quân đào tạo 750-1000lao động/năm, kinh phí hỗ trợ đào tạo cho các nghề nông nghiệp 320triệu dồng/năm, nghề phi nông nghiệp 420 triệu đồng/năm và kinh phí hỗ trợ sau đào tạo để tạo việc làm tại chỗ cần khoảng 2-2500 triệu đồng/năm. Cụ thể:

 Nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp

 Kỹ thuật canh tác các loại cậy trồng: Lúa nước, Ngô, Dong riềng, Cây ăn quả, Trồng cỏ chăn nuôi, Trồng rừng sản xuất... Cần phải đào tạo bình quân hàng năm khoảng 200 học viên với 5 lớp.

 Ký thuật bảo vệ thực vật trên cây trồng: IPM lúa, IPM mận... Cần phải đào tạo bình quân hàng năm khoảng 70 học viên với 2 lớp.

 Kỹ thuật chăn nuôi vật nuôi: bò, heo, gia cầm, thủy sản... Cần phải đào tạo bình quân hàng năm khoảng 130 học viên với 5 lớp.

 Kỹ thuật chế biến: chế biến nông sản, chế biến thức ăn chăn nuôi Cần phải đào tạo bình quân hàng năm khoảng 120 học viên với 03 lớp.

 Nghề phi nông nghiệp:

 Sản xuất gạch ngói: Cần phải đào tạo bình quân hàng năm khoảng 105 học viên với 03 lớp.

 May mặc: Cần đào tạo bình quân hàng năm khoảng 140 học viên với 04 lớp.

 Gia công cơ khí: Cần đào tạo bình quân hàng năm 70 học viên với 02 lớp.

 Sửa chữa xe gắn máy: Cần phải đào tạo bình quân hàng năm khoảng 140 học viên với 04 lớp.

 Điện dân dụng: Cần đào tạo bình quân hàng năm105 học viên với 3 lớp.

 Quản lý doanh nghiệp: QLKT, Kế toán... Cần phải đào tạo bình quân hàng năm khoảng 105 học viên với 3 lớp.

 Sửa chữa máy vi tính: Cần phải đào tạo bình quân hàng năm khoảng 105 học viên với 3 lớp.

- Mục tiêu đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2016 – 2020.

Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo

việc làm, tăng thu nhập của LĐNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn có trình độ, năng lực đáp yêu cầu nhiệm vụ.

Mục tiêu cụ thể: theo Nghị quyết của Huyện Đảng bộ khóa XXVI: Mỗi năm đào tạo nghề cho 250-330 lao động nông thôn trở lên; Tỷ lệ có việc làm sau học trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%.

Giai đoạn 2015 – 2020: Đào tạo nghề cho khoảng1323lao động nông thôn. Tỷ lệ có việc làm sau học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%. Số nghề đào tạo cho LĐNT được rà soát, cập nhật, phê duyệt trong danh mục dự kiến 5 năm (2016-2020): 16 nghề, cụ thể: Nghề trồng và khai thác dong riềng là miến, Xây dựng dân dụng, May dân dụng, May công nghiệp, Sửa chữa xe gắn máy, Trồng lúa,

Trồng hồi, Trồng quế, Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi gà, Chăn nuôi bò, Chế biến và bảo quản thức ăn gia xúc, Sửa chữa máy nông nghiệp, Tin học ứng dụng, Dệt thổ cẩm, Kỹ thuật nấu ăn. Số giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, kỹ năng dạy nghề: Năm 2015: 5 người và giai đoạn 2016-2020: 20 người. Số cán bộ quản lý dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giai đoạn 2016 – 2020: 10 người.

 Nguồn lực để thực hiện giai đoạn 2016-2020

 Ngân sách Trung ương hỗ trợ 3500 triệu đồng.

 Ngân sách địa phương: 1000 triệu đồng.

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao

động nông thôn của huyện Bình Liêu đén năm 2020

Chính quyền huyện Bình Liêu đã xác định việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho LĐNT là nhiệm vụ nặng nề và phức tạp. Ngoài quyết tâm chính trị cao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự tham gia ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân thì công tác tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn là một thách thức cho chính quyền huyện trong thời gian tới. Do đó, để giải quyết được những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện không phải một sớm một chiều mà là một quá trình lâu dài và bền bỉ, cần có sự góp sức của tất cả các bên cũng như các cấp, các ngành trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

Vì vậy, nhằm đảm bảo việc thực thi có hiệu quả chính sách ĐTN cho LĐNT từ nay đến 2020, chính quyền huyện cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Kết hợp hài hòa lợi ích các bên:

Trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT thường dễ phát sinh cơ chế “xin – cho” ngay từ khâu lập kế hoạch, đề xuất phân bổ chỉ tiêu, kinh phí đào tạo, kinh phí xây dựng cơ sở vật chất đến việc đặt hàng cơ sở dạy nghề, tuyển đúng đối tượng được hưởng chính sách... Thực tế hiện nay ngay trong các khâu của qua trình thực thi chính sách đã nảy sinh “ mối quan hệ ngoài luồng” giữa những người có thẩm quyền và những tổ chức, cá nhân thực hiện hay thụ hưởng chính sách. Làm cho chính sách từ một việc rất nhân văn nảy sinh ra tiêu cực, nảy sinh tâm lý hoài nghi,

thiếu thiện cảm, nghi kị ngay từ chính các cơ quan điều hành chính sách đến người dân được thụ hưởng chính sách. Mặt khác, việc phận bổ chỉ tiêu và kinh phí cũng chỉ mang tình chất tương đối, do nhu cầu đào tạo lớn, do đề xuất kế hoạch nhiều chỉ tiêu trong khi nguồn lực của Nhà nước có hạn. Việc đó cũng dẫn đến thắc mắc trong tổ chức cũng như trong nhân dân.

Vì vậy, quan điểm kết hợp hài hòa lợi ích của các bên, đặc biệt cần quan tâm đảm bảo lợi ích hợp lý của người thụ hưởng chính sách (việc phân bổ, xét tuyển theo đúng thứ tự ưu tiên: Đối tượng chính sách, người dân bị thu hồi đất để triển khai các dự án, người nghèo, người dân tộc ít người...) cần phải được đặt lên hàng đầu. Cần kết hợp việc phân bổ chỉ tiêu với viêc ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của từng vùng, từng địa phương. Việc phân bổ chỉ tiêu xét tuyển phải công khai minh bạch, tuyên truyền để người dân hiểu rõ lý do, phương pháp cách thức phân bổ, tránh việc cào bằng, manh mún trong công tác đầu tư cũng như công tác đào tạo.

Đẩy mạnh phân luồng đào tạo LĐNT. Tập trung đào tạo cho các đối tượng ưu tiên, cho lao động trẻ, lao động ở các vùng có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao:

Việc đào tạo tập trung vào các đối tượng này một mặt đáp ứng yêu cầu đổi nghề nghiệp khi nhà nước thu hồi đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ; mặt khác đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của các ngành nghề mới ở địa phương. Số lao động này cần được đào tạo bài bản, có địa chỉ sử dụng rõ ràng, gắn đào tạo chính quy và đào tạo theo địa chỉ. Có thể chuyển phần kinh phí bồi thường sau thu hồi đất cho cơ sở tuyển dụng và sử dụng lao động định hướng và tổ chức đào tạo nghề cho họ về nghề cần học, thậm chí nội dung cần đào tạo. Đối với lao động không có điều kiện chuyển đổi nghề phi nông nghiệp do tuổi, do trình độ văn hóa, cần tập trung đào tạo để họ chuyển đổi nghề sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao hay ngành nghề phụ nông thôn. Với các đối tượng này, cần phát huy vai trò của các tổ chức khuyến nông, lâm, các trung tâm dạy nghề cấp huyện theo hướng tổ chức dạy

nghề theo các thôn, xã với các hình thức đào tạo ngắn hạn, đạo tạo trực tiếp theo hình thức cầm tay, chỉ việc, xây dựng các mô hình trình diễn và truyền nghề trong gia đình, doanh nghiệp (đối với địa phương có ngành tiểu thủ công nghiệp).

Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chú trọng phát huy vai trò của các cơ sở đào tạo ở trung cấp nghề và các tổ chức đào tạo nghề không chuyên, trong đó chú trọng tới các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư, công. Từng bước nâng cao hiệu quả đào tạo nghề của các doanh nghiệp, các hộ thủ công truyền thống... Kết hợp giữa các hình thức đào tạo chính quy qua hệ thống các trường đào tạo nghề với bồi dưỡng, đào tạo lại tay nghề cho LĐNT đã qua đào tạo, nhưng đã lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

Đổi mới nội dung đào tạo và chính sách đòa tạo nghề:

Đổi mới nội dung đào tạo nghề cho phù hợp với đối tượng đào tạo, phương thức đào tạo; đặc biệt phù hợp với yêu cầu chất lượng nguồn lao động của quá trình đảy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Nội dung đào tạo phải đa dạng, phù hợp với đặc điểm ngành nghề của từng địa phương; có thời gian đào tạo hợp lý để đảm bảo truyền tải đủ nội dung cần đào tạo. Nội dung đào tạo cần hài hòa giữa lý thuyết và thời gian rèn luyện kỹ năng nghề, đảm bảo người học ra trường đủ kiến thức và có kỹ năng nghề bắt nhịp với cuộc sống và không bị đào thải. Đổi mới các cơ chế chính sách đối với đào tạo nghề, chú trọng cơ sở vật chất và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý trong các cơ sở đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu dạy nghề trong tình hình mới.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Bình Liêu đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)