(Đơn vị: Nghìn m3) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lượng rác thải 11 13.2 13.7 14.8 16 18.5 20.1 (Nguồn: [25])
Lượng rác thải thải ra môi trường tăng qua các năm, năm 2005 có 11 nghìn m3 chất thải rắn, 2009 là 16 nghìn m3 và đến năm 2011 đã vượt qua con số 20 nghìn m3/năm [25]. Chất thải bao gồm các chất thải, nước thải từ sinh hoạt của du khách trong các cơ sở lưu trú, rác thải từ các cơ sở kinh doanh ăn uống, giải trí, các ki ốt bán hàng lưu niệm, thực phẩm, đặc sản… Việc thu gom đã được thực hiện khá triệt để nhưng mới chủ yếu áp dụng với lượng chất thải rắn, còn với nước thải thì chưa có biện pháp hiệu quả. Nước thải từ các hộ kinh doanh chưa qua xử lý, trực tiếp đổ xuống cống và chảy thẳng ra các cửa sông, cửa biển khiến cho về lâu dài, các vùng nước này sẽ bị ô nhiễm, môi trường sinh thái bị đe dọa. Bên cạnh đó thì việc xử lý rác thải tại các bãi rác còn nhiều vấn đề bất cập, gây mất an toàn cho sức khỏe của người dân xung quanh khu vực đó. Nhất là trong những ngày nắng nóng và trời mưa, với lượng khách lớn, lượng rác thải lớn thì việc xử lý bị quá tải, gây ứ đọng, khiến cho mùi hôi và nước thải chảy ra từ các bãi rác ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến vệ sinh và bầu không khí của các khu dân cư liền kề. “Chúng tôi sống ở đây lâu rồi, trước kia dân ít, khách du lịch ít, rác thải cũng ít nên nói chung là không thấy ảnh hưởng nhiều. Nhưng trong mấy năm gần đây,…khoảng 5, 6 năm trở lại đây, khách về đông lắm, mùa du lịch thì hầu như ngày nào cũng có cả chục
chuyến xe chở rác về đây. Mà mùi rác hải sản để lâu thì kinh khủng lắm. Có hôm trời mưa, nước mưa và nước thải theo nhau chảy tràn ra, rất sợ. Chúng tôi đã có ý kiến với các đồng chí lãnh đạo về vấn đề nay và cũng thấy họ tìm cách khắc phục nhưng chưa hiệu quả lắm”. (PVS số 13, nữ, 54 tuổi, nông dân, phường Nghi Hòa).
Mặc dù chính quyền địa phương đã có nỗ lực để khắc phục vấn đề này như đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc xử lý rác, phân loại rác… nhưng cho đến nay thì vẫn chưa giải quyết được triệt để.
Như vậy, việc phát triển du lịch, mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch bên cạnh việc tạo ra động lực để thúc đẩy chính quyền địa phương có những biện pháp, chính sách nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt là tại khu du lịch thì còn để lại những hệ quả có ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng môi trường của toàn Thị xã, nhất là về lâu dài, nếu không được xử lý hiệu quả, đặc biệt là ảnh hưởng đến những hộ dân sống ở vùng có bãi tập kết rác, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường nước…
Có thể thấy rằng, sự phát triển của hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò trong thời gian qua đã để lại nhiều hệ quả đối với nhiều mặt của kinh tế xã hội địa phương. Phát triển du lịch đã mang lại những ảnh hưởng tích cực như tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở đây, góp phần thúc đẩy nền kinh tế chung của Thị xã ngày càng đi lên, thì việc phát triển các dịch vụ du lịch còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ kinh doanh dịch vụ, của người dân, giúp cho cảnh quan môi trường tại khu du lịch ngày một xanh, sạch, đẹp hơn. Nhưng bên cạnh những cái đã làm được thì còn những hệ quả tiêu cực chính từ sự phát triển dịch vụ du lịch để lại như sự bất ổn định của tỷ trọng cơ cấu lao động ngành dịch vụ du lịch trong một năm, sự chênh lệch thu nhập giữa các tháng trong năm, thời gian rỗi của người dân nhiều… do nguyên nhân chính từ tính thời vụ của du lịch tại Cửa Lò và đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề chất lượng môi trường khi mà lượng chất thải thải ra từ việc kinh doanh dịch vụ còn chưa được xử lý triệt để.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài đã hướng đến giải quyết các câu hỏi nghiên cứu nghiên cứu về đặc điểm phát triển dịch vụ du lịch biển ở Cửa Lò hiện nay, một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đó và những hệ quả của nó đối với kinh tế xã hội địa phương.
Trước hết là về đặc điểm phát triển dịch vụ du lịch biển ở Cửa Lò: hiện nay, đang có sự phát triển nhanh, mạnh. Số lượng các loại hình dịch vụ gia tăng nhanh chóng từ các loại hình dịch vụ truyền thống như lưu trú, ăn uống, bán hàng và mở rộng các loại hình dịch vụ mới như vận chuyển khách bằng xe điện, xe xích lô, các loại hình giải trí mới… nhằm đáp ứng việc phục vụ số lượng lớn du khách về với Cửa Lò hàng năm. Bằng nhiều biện pháp, chính sách như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mở các lớp tập huấn kỹ năng, thực hiện cam kết “5 không”… mà chất lượng các dịch vụ du lịch được nâng cao, được du khách đánh giá tốt và có mức độ hài lòng cao, chất lượng dịch vụ năm sau cao hơn năm trước. Đây là một trong những cách quảng bá cho du lịch Cửa Lò. Chính chất lượng của dịch vụ đã giữ chân và thu hút khách du lịch đến với Cửa Lò ngày càng nhiều. Cũng chính vì lượng khách gia tăng qua các năm đã giúp cho doanh thu từ việc kinh doanh dịch vụ du lịch và các hoạt động du lịch ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự phát triển dịch vụ du lịch tại Cửa Lò vẫn còn một số hạn chế như vào mùa cao điểm còn diễn ra tình trạng quá tải, tính mùa vụ khiến cho tiềm năng của du lịch Cửa Lò được khai thác còn ít, hiệu quả chưa cao.
Thứ hai là về những yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh dịch vụ du lịch tại Cửa Lò. Có rất nhiều yếu có thể có sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, riêng với Của Lò thì có một số yếu tố nổi bật như các chính sách phát triển du lịch dịch vụ của địa phương, nhu cầu du lịch của người dân, tính thời vụ và kinh tế hộ khi khởi nghiệp của hộ gia đình kinh doanh. Nhờ xác định sớm và đúng hướng về việc lấy việc phát triển làm mũi nhọn kinh tế của địa phương, chính quyền các cấp đã có rất nhiều chủ trương, chính sách
giúp cho du lịch của Thị xã ngày càng phát triển. Phải kể đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu du lịch, việc tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh dịch vụ bằng cách cho ký hợp đồng thuê mặt bằng, phương tiện, hỗ trợ về mặt đào tạo kỹ năng… giúp cho các hộ kinh doanh yên tâm làm ăn và kinh doanh có hiệu quả. Nhu cầu du lịch người người dân ngày càng tăng cao cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, và điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển dịch vụ du lịch vì nó liên quan trực tiếp đến doanh thu của các hộ kinh doanh các loại hình dịch vụ này. Tính thời vụ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực, trước tiên là làm cho thu nhập giữa các tháng của các hộ kinh doanh không đồng đều, thứ hai là là tình trạng quá tải dẫn đến chất lượng dịch vụ một số thời điểm không được như mong muốn và thứ ba là việc kinh doanh ít tháng trong một năm khiến cho tiềm năng du lịch chưa được khai thác một cách hiệu quả để tăng trưởng kinh tế cao hơn. Kinh tế hộ gia đình có sự ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi loại hình dịch vụ ở chỗ vốn đầu tư cho mỗi loại hình là khác nhau. Mức độ ảnh hưởng còn thể hiện sự khác biệt giữa những hộ kinh doanh lâu năm và kinh doanh mới.
Cuối cùng là về những hệ quả của sự phát triển dịch vụ du lịch đối với kinh tế xã hội của địa phương. Trước tiên, đối với kinh tế chung của địa phương, việc kinh doanh dịch vụ du lịch đã trở thành một ngành nghề tạo ra thu nhập khá cho người dân, từ đó góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người và kinh tế chung cho toàn Thị xã. Các dịch vụ du lịch phát triển còn giúp cho các ngành nghề khác phát triển theo nhờ việc cung cấp sản phẩm và lao động cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch hoặc các hoạt động phục vụ du lịch. Đối với các hộ gia đình thì kinh doanh dịch vụ du lịch đã mang lại nguồn thu nhập chính, lơi nhuận cao và tăng lên qua các năm. Với cơ cấu lao động của địa phương, nhờ phát triển dịch vụ du lịch mà hàng năm đã tạo thêm nhiều việc làm cho người dân và tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ, du lịch đều tăng lên. Tuy nhiên, tính thời vụ của du lịch khiến cho chất lượng lao động trong ngành này còn chưa cao, thời gian rỗi của người dân còn nhiều nhưng chưa được huy động, gây lãng phí sức lao động. Và hệ quả của sự phát triển dịch vụ du lịch đối với môi trường tại Cửa Lò thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ
nhất, nó giúp cho công tác vệ sinh môi trường được chú trọng hơn, ý thức của người dân và du khách được nâng cao hơn, và điều đó góp phần giữ gìn được môi trường sạch đẹp cho khu du lịch, cảnh quan môi trường được cải thiện. Tuy nhiên, hệ quả tiêu cực và có ảnh hưởng rất lớn đến môi sinh chính là lượng rác thải, chất thải thải ra môi trường từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, từ việc phục vụ một lượng lớn du khách chưa được xử lý triệt để, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và môi trường sinh thái.
Tóm lại, sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò hiện nay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và để lại nhiều hệ quả đối với kinh tế xã hội và các lĩnh vực khác tại Cửa Lò. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực do sự phát triển này mang lại, nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương và phát triển du lịch một cách bền vững.
2. Khuyến nghị
Đối với chính quyền địa phương
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Cửa Lò một cách sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến cơ sở với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và hiệu quả. Tổ chức và tham gia tốt các sự kiện, lễ hội và hoạt động hội chợ, văn hóa, thể dục thể thao nhằm góp phần quảng bá cũng như thu hút khách du lịch.
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh kết nối tour, tuyến với Quốc tế, các địa phương trọng điểm du lịch của cả nước trong việc phát triển du lịch để đưa du lịch Của Lò phát triển tương xứng với lợi thế tiềm năng, là cực tăng trưởng trọng điểm của Tỉnh.
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch và chỉnh trang đô thị cho phù hợp với lợi thế và tiềm năng, chú trọng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường tại các tuyến, khu du lịch, nhất là khu lâm viên bãi tắm để khai thác.
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên du lịch có khả năng, quản lý và tác nghiệp. - Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương phát triển du lịch. Tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh dịch vụ bằng việc cho thuê mặt bằng, gia hạn hợp đồng, giải quyết vấn đề hàng rong và đảm bảo trật tự an toàn xã hội…
- Có các chính sách đồng bộ và hiệu quả trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch Cửa Lò, nhằm phát triển du lịch Cửa Lò một cách bền vững.
Đối với các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch
- Thực hiện tốt các quy định và chính sách của Nhà nước và địa phương về việc kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch đến với Cửa Lò.
Đối với người dân
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường và an ninh trật tự nhằm góp phần vào việc tạo ra môi trường du lịch lành mạnh.
- Tích cực tham gia các hoạt động phát triển, quảng bá, các lễ hội văn hóa du lịch; có thái độ thân thiện và nhiệt tình với du khách đến Cửa Lò, tạo ấn tượng tốt đẹp về người dân và khu du lịch Cửa Lò, góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Cửa Lò.
Đối với du khách
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Kim Ánh (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ du lịch học, ĐH KHXHVNV – ĐHQGHN
2. Trần Thị Kim Bảo (2009), Nghiên cứu điều kiện phát triển du lich sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sỹ du lịch học, ĐH KHXH&NV – ĐH QGHN
3. Hoàng Trung Châu, “Định hướng phát triển du lịch Nghệ An năm 2003”, Tạp chí Du lịch biển, số 4/2003, tr 42- 43, Hội Liên Hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam 4. Chi cục Thuế Cửa Lò (2011), Báo cáo doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2009 – 2011
5. Chi cục Thuế Cửa Lò (2011), Báo cáo thu – chi ngân sách Thị xã năm 2009 - 2011
6. Chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Dự thảo: Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển bền vững
7. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2002), Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
8. G. Endruweit và G. Trommsdorft (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới 9. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Thanh Hoa (2005) “Du lịch biển - Thế mạnh của du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lich biển, số 3/ 2005, tr. 47, Hội Liên Hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam.
11. Nguyễn Đình Hòe & Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội
12. Nguyễn Ngọc Khánh (2009), “Đặc trưng địa lý, tài nguyên biển Đông”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên – Huế, số 4 (75)/ 2009, 3-22
13. Nguyễn Thăng Long (1998), Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở Việt Nam, đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
14. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học kinh tế Quốc dân.
15. Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch, số 44/2005/ QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
17. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Nghệ An, Cẩm nang du lịch Nghệ An (2009 18. Sở văn hóa – thể thao và du lịch Nghệ an, Đề án phát triển biển đảo giai đoạn 2010 – 2020
19. Sở văn hóa – thể thao và du lịch Nghệ an (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động