Doanh thu từ các dịch vụ du lịch tại Cửa Lò

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 79 - 81)

Tổng doanh thu 52.1 61.4 81.1 96.2 121 160 265 329 552 725 920 1102 Dich vụ lưu trú 17 20.5 23.9 27 31. 5 37 49. 5 66 87.4 145 198 232 Dịch vụ ăn uống 14.5 17.5 21 25. 5 29. 7 33. 5 53. 2 69. 5 95. 8 157 188. 5 218 Dịch vụ lữ hành 0.1 0.25 0.55 0.9 1.1 1.7 2. 3 3.4 3. 9 5. 1 6.05 6. 5 Dịch vụ vận chuyển khách 0.19 0.35 0.68 1.2 1.4.5 2. 3 4. 9 7.1 18. 5 27.7 36. 9 40. 2 Dịch vụ giải trí 0.5 0.7 1.1 1.6 1. 9 3. 5 6.1 7.8 16. 9 23.0 44. 5 51 Dịch vụ bán hàng 4 5 8.5 9 12 19 29. 7 38. 9 52. 5 77. 5 123 136 Dịch vụ khác 0.8 1.5 2.1 3. 2 5.1 8. 3 15. 5 23 39. 7 51. 0 89.8 93 (Nguồn: [4])

Trong số các dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò thì dịch vụ ăn uống và lưu trú chiếm tỷ lệ cao nhất, luôn giữ trong khoảng từ 75 đến 80% tổng doanh thu từ các dịch vụ du lịch. “Do tính đặc thù của dịch vụ là thường xuyên và cơ bản nên doanh thu của các cơ sở lưu trú và ăn uống luôn chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu từ các dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, bên cạnh việc chính quyền đầu tư phát triển cho tất cả

ăn uống và lưu trú được các cơ sở kinh doanh bỏ nhiều công sức và tiền bạc để đầu tư về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách, nhằm thu hút khách và tăng thu nhập” (PVS số 14, nam, 39 tuổi, viên chức, phường Nghi Hương).

Các dịch vụ khác như vận chuyển khách, giải trí, nhờ mở rộng các loại hình và phương tiện nên doanh thu cũng liên tục tăng qua các năm. Với các hộ kinh doanh một số dịch vụ khác như chụp ảnh, cho thuê phao tắm, ghế ngồi, nước ngọt hay bãi đỗ xe có mức thu nhập khá, nộp các khoản thuế đầy đủ, chấp hành tương đối nghiêm quy chế kinh doanh du lịch. Các hộ kinh doanh bán hàng lưu niệm, thực phẩm khô, hàng nông sản phục vụ du khách đa dạng hơn, góp phần tiêu thụ một số lượng lớn các sản phẩm nông sản, thực phẩm của nhân dân địa phương, cũng đồng nghĩa với việc tăng doanh thu cho mình.

Riêng doanh thu từ dịch vụ lữ hành tại Cửa Lò vẫn tăng rất chậm, qua hơn 10 năm phát triển, doanh thu của loại hình dịch vụ này vẫn luôn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong doanh thu từ các dịch vụ du lịch (0.08% năm 2012) và mức tăng qua các năm cũng rất thấp, năm 2001 là 0.1 tỷ đồng, đến 2005 chỉ tăng thêm được 1 tỷ đồng và đến 2012 đạt 6.5 tỷ đồng, tăng 6 lần so với năm 2005 [4]. Dịch vụ lữ hành đến nay vẫn là “loại hình dịch vụ còn kém phát triển, chưa khai thác được những thuận lợi của địa phương để hoạt động” (PVS số 14, nam, 39 tuổi, viên chức, phường Nghi Hương) tại Cửa Lò.

Từ một địa phương với nền kinh tế thuần nông, hiện nay, kinh tế dịch vụ - thương mại luôn chiếm vị trí cao nhất và duy trì ở tỷ trọng khoảng 57 - 58% trong cơ cấu nền kinh tế. Công nghiệp và thủ công nghiệp đứng tiếp theo với 33% và chỉ có dưới 9% người dân tại Cửa Lò đang làm kinh tế nông nghiệp. Có ai đó quay trở lại Cửa Lò sau một thời gian dài sẽ không thể nhận ra được đây là địa điểm năm xưa. Cửa Lò đã trở thành đô thị loại 3 với cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Các công trình an sinh xã hội, hệ thống đường sá, cầu cống, cơ sở vật chất được xây dựng kiên cố và hiện đại, … Để làm được điều đó có sự góp phần không nhỏ bởi sự đóng góp của các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tại đây. Không chỉ tự đầu tư, nâng

cấp cơ sở kinh doanh của mình ngày càng hiện đại để đáp ứng nhu cầu của du khách mà nguồn thuế từ các hộ kinh doanh còn giúp cho ngân sách của Thị xã được tăng lên và nguồn chi cho việc xây dựng các hạng mục, công trình phục vụ đời sống người dân Thị xã cũng được bổ sung đáng kể.

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)