Các khái niệm

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Các khái niệm

1.1.3.1. Phát triển

Là một dạng thay đổi xã hội về mặt cấu trúc xã hội và vì vậy phải phân biệt với các dạng khác. Biến đổi xã hội theo trọng tâm mô tả sự thay đổi của các yếu tố đặc trưng của cấu trúc xã hội, tiến bộ là sự thay đổi được đánh giá là tích cực và tiến hóa là sự thay đổi đi theo hướng từ bình diện đơn giản lên bình diện cao hơn. Khi đó, ta có thể định nghĩa phát triển là một quá trình xã hội qua đó thay đổi các yếu tố của cấu trúc xã hội và ở đó sẽ thấy những sự thay đổi thật sự so với khả năng khách quan (Endruweit). Qua đó khái niệm cũng phù hợp với quan niệm kém phát triển hoặc quá phát triển được dùng ở đây chỉ trong liên hệ với sự thay đổi xã hội. Trong khoa học và thực tiễn thường dùng nhiều khái niệm khác, thường cũng với ý nghĩa là các dạng khác của thay đổi các cấu trúc xã hội nêu trên (Behrendt, Boeckh, Nohlen).

Với tư cách là khái niệm cơ bản không chỉ trong xã hội học phát triển và trong chính sách phát triển cho các nước đang phát triển, mà còn cả trong sinh học và tâm lý học phát triển, khái niệm phát triển cho phép nghiên cứu sự thay đổi hay khả năng thay đổi khi lưu ý tới hoàn cảnh xuất phát của nó và phạm vi tác động của nó... Qua đó cũng có thể giải thích về nhân quả hay thậm chí dự báo sự phát triển

chênh lệch của các xã hội khác nhau hay các lĩnh vực khác nhau trong cùng một xã hội và sau đó điều khiển một cách hợp lý.

Trong xã hội học đại cương thì khái niệm phát triển ngay ở bước khởi đầu chẳng hạn ở Comte, Ferguson và Spencer đã đóng một vai trò thống trị thường xuyên. Khi đó người ta thường quá nhấn mạnh các yếu tố theo thuyết tiến hóa và không chỉ xây dựng các thuyết về các giai đoạn phát triển, mà còn phát biểu các định luật sai lầm về phát triển. Trong việc lý tưởng hóa lịch sự của nó, người ta đã đặt tiến triển của lịch sử thành một mô hình không có khả năng lựa chọn mà ở đó hoàn toàn không tính đến khả năng có thể lựa chọn các đương lượng chức năng. Tuy bị bác bỏ trong xã hội học đại cương, tiền đề này vẫn được tiếp tục theo đuổi ở một vài thuyết phát triển. [8; tr.338]

Phát triển là quá trình vận động từ thấp (đơn giản) lên cao (phức tạp), mà nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ biến mất và cái mới ra đời. Sự phát triển của hệ thống vô cơ, của thế giới hữu sinh, của xã hội loài người, của nhận thức đều phục tùng những quy luật phổ biến của phép biện chứng (Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1973: 433).

1.1.3.2. Du lịch

Khái niệm du lịch được đề cập theo nhiều khía cạnh khác nhau:

Theo định nghĩa của hai nhà kinh tế Hunsker và Kraff: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong những cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoại địa phương, nếu như việc lưu trú đó không trở thành lưu trú thường xuyên và không có hoạt động kiếm lời” [30]

Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ): “Du lịch là sự kết hợp với tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách

Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Tổ chức du lịch thế giới định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của một cá nhân đi đến là lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong thời gian không dài hơn một năm với mục đích nghỉ ngơi, công cụ và mục đích khác”.

Theo Luật du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 44/2005/ QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005): Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. [16]

Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu không phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến.

Du khách

Chính quyền địa phương

Du lịch

Cơ quan cung ứng dịch vụ

Dân cư sở tại

Cầu Cun

1.1.3.3. Du lịch biển

Du lịch biển được hình thành và phát triển từ rất lâu đời, cho đến những năm 70 của thế kỷ 20, du lịch biển đã trở thành một loại hình được khách du lịch ưa thích. Du lịch biển không chỉ dừng lại ở việc tắm biển, chiêm ngưỡng cảnh quan sinh thái biển mà còn phát triển rất đa dạng cả về nội dung và hình thức.

Theo tác giả Đồng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (2000) “Du lịch biển là chỉ tổng hòa hiện tượng và quan hệ, của các hoạt động du ngoạn, vui chơi, nghỉ ngơi tiến hành ở biển, sinh ra lấy biển làm chỗ dựa nhằm mục đích thõa mãn yêu cầu về vật chất và tinh thần của mọi người dưới điều kiện tinh tế, xã hội nhất định”.

Theo Viện nghiên cứu và phát triển Du lịch và đại học tự do Bruxells, Bỉ, du lịch biển: Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên biển, gắn liền với loại tài nguyên này là các hoạt động như: tắm biển, tắm nắng, tắm khí trời, hít thở không khí trời, thể thao nước nhằm thõa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi, giải trí của du khách tại vùng biển. Nói cách khác, du lịch biển là loại hình du lịch ở vùng đất ven biển, trên bãi biển, trên mặt nước và vùng đất mặt nước biển.

1.1.3.4. Du lịch bền vững

Điều 4 Luật Du lịch quy định: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” [16]

1.1.3.5. Dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. [16]

Trong giới hạn luận văn này chỉ nghiên cứu các loại hình dịch vụ của sản phẩm du lịch “tắm biển – nghỉ dưỡng kết hợp mua sắm” phục vụ cho hoạt động du lịch tại khu du lịch biển Cửa Lò, bao gồm dịch vụ lữ hành (các công ty lữ hành trên địa bàn Cửa Lò), vận chuyển (vận chuyển khách trong khu du lịch), lưu trú (các cơ sở lưu trú: khách sạn, nhà nghỉ của các đơn vị và hộ gia đình trong khu du lịch), ăn

uống (các nhà hàng, quán ăn phục vụ khách du lịch, trong khu du lịch), bán hàng (hàng lưu niệm và hàng đặc sản khô trong khu du lịch và chợ Thu Thủy), vui chơi giải trí (các cơ sở vui chơi, giải trí trong khu du lịch), những dịch vụ khác (bao gồm các dịch vụ như bãi giữ xe, chụp ảnh, cho thuê ghế nằm, phao bơi, nước sạch, cho thuê xe đạp đôi tại khu du lịch)

1.1.3.6. Kinh doanh du lịch

Kinh doanh du lịch là thực hiện một số hoặc toàn bộ các công đoạn đầu tư tạo sản phẩm du lịch đến tổ chức tiêu thụ các sản phẩm du lịch trên thị trường nhằm tạo mục đích sinh lợi. Hay nói cách khác, kinh doanh du lịch chính là quá trình tổ chức sản xuất, lưu thông mua bán hàng hóa du lịch trên thị trường du lịch nhằm đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế xã hội [16].

Kinh doanh du lịch bao gồm các loại hình kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh lữ hành, kinh doanh thông tin, dịch vụ bổ sung.

1.1.3.7. Chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống là thước đo về cuộc sống của cá nhân con người, cũng như cộng đồng, quốc gia dựa trên các tiêu chí liên quan đến cuộc sống con người về nhiều mặt. Việc nghiên cứu về chất lượng cuộc sống đã thu hút được ngày càng đông mối quan tâm của cộng đồng trong vài thập kỷ trở lại đây, đặc biệt trong các lĩnh vực về y tế, giáo dục, kinh tế, xã hội, môi trường, các dịch vụ công cộng cũng như các phương thuốc điều trị và các lĩnh vực khác. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống cũng còn là sự đánh giá của các ảnh hưởng về lòng tốt và ý nghĩa trong cuộc sống cũng như sự hạnh phúc và mạnh khỏe cả về thể chất và tinh thần của con người. Mục tiêu cuối cùng của những người nghiên cứu về chất lượng cuộc sống và những ứng dụng tiếp theo nhằm giúp mọi người có thể sống một cuộc sống có chất lượng cả về vật chất, ý nghĩa và hạnh phúc.

Khi nghiên cứu về chất lượng cuộc sống, theo Rankridma, “có hai khía cạnh nhất thiết phải được quan tâm trong các khảo sát về chất lượng cuộc sống. Khảo sát về những biểu hiện xã hội được coi như là tinh hoa của giá trị, điều mà con người

cần và khảo sát về chất lượng cuộc sống thông thường tức là nghiên cứu xem con người muốn gì nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ”.

Còn theo Trung tâm khảo sát chất lượng cuộc sống của Đan Mạch thì: “Trong khảo sát về chất lượng cuộc sống, người ta thường phân biệt giữa chất lượng cuộc sống một cách chủ quan và khách quan. Chất lượng cuộc sống chủ quan là cảm giác tốt và hài lòng với mọi thứ chung. Còn chất lượng cuộc sống khách quan là đáp ứng các yêu cầu về xã hội và văn hóa cho sự sung túc về vật chất, địa vị xã hội và thể chất khỏe mạnh”.

Trong nghiên cứu của mình, Janssen cho rằng chất lượng cuộc sống có thể được định nghĩa chủ quan là “tình trạng hạnh phúc và khỏe mạnh cả về vật chất và tinh thần”. Ghi nhận những cảm giác chủ quan của chất lượng cuộc sống phản ánh sự khác biệt khập khiễng giữa hy vọng và mong muốn của con người với những điều họ trải qua trong thực tế. Sự thích nghi của con người với những mong muốn trong cuộc sống thường phải điều chỉnh để sống trong thực tại mà mình có thể nhận thức được. Điều đó khiến cho những người có hoàn cảnh sống khó khăn có thể duy trì được một chất lượng cuộc sống vừa phải.

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)