Sự thay đổi số lần đi du lịch của khách trong một năm

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 69 - 79)

Tăng lên 66.0

Giữ nguyên 25.0

Giảm đi 9.0

Tổng 100

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế cải thiện, lao động con người ngày càng được giải phóng, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người dân vì thế cũng tăng lên. “Năm nào cơ quan mình cũng tổ chức đi du lịch, gọi là dành thời gian xả stress cho anh chị em. Mình thấy bây giờ đi du lịch cũng dễ dàng hơn, từ đường sá, phương tiện đi lại, lại có nhiều nơi, nhiều dịch vụ cho mình lựa chọn nên rất nhiều người có thể đi du lịch” (PVS số 1, nam, 39 tuổi, giáo viên, Hà Nam)...; “thời các bác còn trẻ, có bao giờ biết đi du lịch là gì đâu, nhưng bây giờ thì năm nào bác cũng đi, đi với các hội đoàn thể hoặc là gia đình. Một năm cũng đi một, hai lần, có thể đi gần là trong tỉnh, hoặc đi xa hơn thì vào Quảng Bình, Tây Nguyên hoặc ra Hà Nội”

(PVS số 4, nữ, 55 tuổi, nội trợ, Nghệ An). Nhu cầu du lịch của người dân ngày càng cao là một điều kiện thuận lợi cho du lịch cả nước nói chung, du lịch biển Cửa Lò nói riêng có được cơ hội để phát triển; các hộ gia đình làm kinh tế du lịch, dịch vụ có được nguồn thu nhập đáng kể từ nguồn khách này.

25% du khách trả lời là số lần đi du lịch của họ trong mấy năm trở lại đây không tăng lên cũng không giảm đi. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung, họ muốn “một năm cũng phải đi được một hai lần cho tinh thần nó thoải mái em ạ. Ít nhất cũng được một lần. Làm việc căng thẳng, mệt nhọc thì cũng là để chăm lo cho cuộc sống thôi. Đi du lịch cũng là một cách tận hưởng mà. Vì công việc, vì gia đình nên mình không thể đi nhiều hơn chứ nếu có thể mình sẽ dành nhiều thời gian để đi du lịch” (PVS số 1, nam, 39 tuổi, giáo viên, Hà Nam)

9% du khách có số lần du lịch giảm đi trong những năm qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như điều kiện gia đình, thời gian hoặc với một số trường hợp là điều kiện tài chính:“Mình cũng tranh thủ cùng gia đình, chồng con đi du lịch mỗi năm một lần, hoặc không thì đi với công ty. Bây giờ cũng bận rộn chứ ngày xưa lúc còn đi học và mới đi làm, lúc nào rảnh và có điều kiện và mình và bạn bè lại tổ chức đi chơi. Vài ngày thôi, có khi trong ngày, đi gần mà. Còn hè thì có thế đi xa hơn. Bây giờ chồng con vào, bận rộn nên cũng chỉ tranh thủ được thôi”

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của các hộ kinh doanh về mức độ ảnh hưởng của nhu cầu du lịch của người dân đến sự phát triển dịch vụ du lịch (Đơn vị: %)

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Có 83.9% hộ gia đình kinh doanh dịch vụ khi được hỏi “Nhu cầu du lịch của người dân có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các dịch vụ du lịch biển tại đây?” đã trả lời rằng nhu cầu du lịch có ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của họ vì “có khách thì mới bán được hàng chứ cháu, không có khách du lịch thì ở đây chẳng bán được đâu, vì khu du lịch này người dân đều kinh doanh dịch vụ, còn nếu là những người khác mà ở trong địa phương có mua bán, ăn uống gì thì cũng ở ngay gần chỗ họ thôi chứ ít khi ra đây. Khách du lịch càng nhiều thì càng có nhiều người sử dụng dịch vụ, càng bán được nhiều sản phẩm. Như vậy thì mới có thu nhập được”. (PVS số 9, nữ, 50 tuổi, bán hàng đặc sản, phường Thu Thủy)

Nhu cầu du lịch lớn, nguồn lợi từ kinh doanh dịch vụ cao, vì vậy, số người làm dịch vụ du lịch tại Cửa Lò ngày càng tăng qua các năm, và họ không có ý định thay đổi ngành nghề của mình, mặc dù đây là một nghề có tính ổn định không cao.

“Bác bán hàng giải khát ở đây cho khách du lịch. Một năm chỉ bán khoảng 4 tháng thôi, nhưng thu nhập cũng tạm được, nói chung là được khoảng 50% thu nhập cả năm. Những tháng còn lại thì bác và bác trai, các con nữa đi đánh cá, nhưng bây giờ mình chỉ có thuyền nhỏ, đánh bắt gần bờ nên thu nhập cũng chẳng được là bao,

lại nguy hiểm nữa, mưa gió, bão bùng liên miên nên cũng sợ lắm. Bác mới bán được 3 năm nay thôi, nhưng mà cuộc sống cũng có đỡ vất vả hơn trước. Nếu chính quyền địa phương vẫn tạo điều kiện thì bác vẫn bán hàng”. (PVS số 8, 51 tuổi, bán hàng giải khát, phường Nghi Hương). “Nói chung là từ trước đến giờ thì chỉ có các hộ xin đăng ký kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh thôi, chứ chưa thấy hộ nào chuyển sang ngành nghề khác cả. Theo tôi thì là vì thu nhập từ việc kinh doanh dịch vụ này mang lại khá hơn so với ngành nghề khác, có nhiều hộ, kinh doanh chỉ trong 3, 4 hay 6 tháng thôi nhưng đó là nguồn thu của cả năm và họ cũng không làm gì thêm..” (PVS số 10, nam, 57 tuổi, cán bộ hưu trí, phường Nghi Hương)

Như vậy có thể thấy rằng, việc tăng nhu cầu du lịch của người dân, cùng với nhiều chính sách thu hút khách của chính quyền Thị xã khiến cho lượng người đến du lịch ngày càng đông đã giúp cho các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch biển có được nguồn thu nhập khá, thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh doanh này.

2.2.3. Thời vụ của du lịch

Thời vụ của du lịch là yếu tố có sự ảnh hưởng lớn đến việc sự phát triển dịch vụ du lịch ở Cửa Lò. Tính thời vụ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, Cửa Lò nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên nhiệt đới gió mùa, vì vậy, thời gian phục vụ cho du lịch chỉ tập trung vào đầu tháng 6 đến giữa tháng 8 hàng năm. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính mùa vụ của du lịch Cửa Lò. “Thời tiết ở đây, một năm thì chỉ từ 30.4 đến tháng 9 là trời nắng đẹp, nhưng năm nay mưa bão cũng nhiều, lại đến sớm. Bác kinh doanh ở đây thì chỉ được 3 tháng hè là tháng 5, tháng 6, tháng 7, nhưng cũng chỉ chủ yếu là tháng 6 và tháng 7 thôi. Mùa đấy khô ráo, thuận lợi cho tắm biển. Cả năm mà thời tiết cứ như thế có phải là làm ăn thuận lợi không?” (cười). PVS số 6, nam, 45 tuổi, kinh doanh nhà hàng ăn uống, phường Thu Thủy)

Thứ hai, thị trường du lịch Cửa Lò chủ yếu tập trung khai thác khu vực nội tỉnh, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, thói quen du lịch của du khách từ các địa phương vào mùa hè, vì thế, các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ở đây chỉ trong 3 tháng hè là chủ yếu, do đó, tốc độ tăng trưởng du lịch tuy cao nhưng không bền

vững, thời gian kinh doanh ngắn, thời vụ. “…Đúng rồi, mùa hè nắng nóng, mệt mỏi nên người ta đi du lịch nhiều mà, mà chủ yếu là đi biển, nghỉ ngơi vì biển có không khí trong lành. Thực ra thì ở miền Nam thời tiết thuận lợi hơn nên du khách có thể đi mùa nào cũng được. Còn ở đây, chỉ tắm biển được vào mùa hè, còn mùa khác đến đây thì chẳng có gì chơi cả. Các chú cũng mong muốn là chính quyền địa phương sẽ xây dựng thêm nhiều khu vui chơi giải trí, nhiều hoạt động du lịch để khách có thể đến đây nhiều hơn. Có thế mọi người mới có điều kiện để phát triển kinh tế thêm”. (PVS số 7, nam, 43 tuổi, vận chuyển khách, phường Nghi Thu).

Biểu đồ 2.5: Đánh giá của hộ kinh doanh về mức độ ảnh hưởng của thời vụ du lịch đến việc phát triển dịch vụ du lịch biển (Đơn vị: %)

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Qua kết quả trên chúng ta có thể thấy, thời vụ của du lịch ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò. 89.1% ý kiến cho rằng tính thời vụ có ảnh hưởng nhiều và 10.9% ý kiến đánh giá sự ảnh hưởng ở mức độ bình thường. Không có ý kiến nào lựa chọn phương án “ảnh hưởng ít” và “không ảnh hưởng”.

Tính thời vụ đã làm cho thời gian kinh doanh dịch vụ du lịch của các hộ gia đình bị rút ngắn, đồng nghĩa với thời gian rỗi của các hộ kinh doanh tăng lên, vừa không khai thác hết tiềm năng du lịch của địa phương nhưng lại chưa có biện pháp

giải quyết hợp lý, gây lãng phí sức lao động. “Bác thì chỉ làm vài ba tháng rồi chơi vậy thôi. Bình thường làm thì mình cũng phải thuê người mà, mình chỉ quản lý thôi. Thời gian rảnh thì nhiều nhưng chẳng có việc gì làm cho phù hợp. Chơi nhiều cũng chán, nếu mà thời tiết thuận lợi để kinh doanh được nhiều hơn thì tốt. Các bác già rồi, có làm được gì nặng nhọc nữa đâu. Thanh niên hết mùa du lịch thì nó còn đi làm ăn xa hoặc đi đánh cá được” (PVS số 16, nữ, 53 tuổi, kinh doanh lưu trú, phường Nghi Thu).

Trong số những hộ kinh doanh được khảo sát, có đến 45% hộ kinh doanh trong thời gian từ dưới 3 tháng đến dưới 6 tháng. Việc kinh doanh cả năm chủ yếu thuộc nhóm những hộ kinh doanh lưu trú vì các cơ sở này vừa để kinh doanh vừa để ở.

Thứ hai, vì chỉ kinh doanh trong chủ yếu 3 tháng mùa hè nhưng đây chính là nguồn thu nhập chính, chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập cả năm của các hộ gia đình, thậm chí là 100%, khiến cho thu nhập giữa các tháng không ổn định. Có nhiều tháng, doanh thu rất ít, thậm chí bằng không.

Tính thời vụ khiến cho lượng khách đến du lịch tại Cửa Lò chỉ tập trung chủ yếu vào một mùa, dẫn đến một số thời điểm xảy ra tình trạng quá tải và chất lượng phục vụ không được như mong đợi. “Khách đông nên mình phải đợi lâu hơn mới được phục vụ. Tất nhiên cũng có một chút khó chịu. Hoặc như có năm mình đi du lịch ở đây nhưng đến khi liên hệ thì đã hết phòng. Lúc đấy thì phải thuê các loại phòng giá cao hơn hoặc hủy tour, hoặc chọn thời điểm khác để đi…” (PVS số 2, nữ, 35 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội).

Như vậy, thời vụ của du lịch ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch tại Cửa Lò. Việc ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, gây tâm lý không thoải mái cho du khách cũng khiến cho các hộ kinh doanh bị thiệt hại. Hơn nữa, tính thời vụ khiến cho thời gian rỗi trong năm của các hộ này còn nhiều, lãng phí sức lao động là một vấn đề rất cần phải quan tâm. Việc kinh doanh dịch vụ chỉ trong một thời gian ngắn làm cho doanh thu của các hộ gia đình không đạt được như mong muốn và tiềm năng có thể khai thác tại khu du lịch biển này.

2.2.4. Kinh tế khi khởi nghiệp của các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch biển

Kinh tế khi khởi nghiệp của các hộ gia đình cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ du lịch biển tại với các mức độ khác nhau.

Biểu đồ 2.6: Đánh giá của hộ kinh doanh về mức độ ảnh hưởng của kinh tế khi khởi nghiệp của hộ gia đình kinh doanh đến việc kinh doanh

dịch vụ du lịch (Đơn vị: %)

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Qua kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng có 23.5% hộ được phỏng vấn cho biết kinh tế khi khởi nghiệp của hộ gia đình có ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh dịch vụ du lịch, 70.9% đánh giá ở mức độ ảnh hưởng bình thường, 1.1% cho rằng ít có sự ảnh hưởng của kinh tế khi khởi nghiệp của hộ gia đình đến sự phát triển dịch vụ du lịch và 1.1% lựa chọn phương án không ảnh hưởng.

Sự khác nhau này có thể lý giải được, bởi vì với mỗi loại hình dịch vụ khác nhau thì có sự đầu tư về vốn và cơ sở vật chất khác nhau. “Kinh tế có ảnh hưởng chứ. Đã kinh doanh thì cần vốn, vấn đề là vốn ít hay vốn nhiều thôi, nhưng đó là điều kiện đầu tiên để kinh doanh”. (PVS số 5, nam, 37 tuổi, kinh doanh lưu trú, phường Nghi Thu.

Cũng chính vì vậy mà không phải hộ gia đình nào cũng có thể kinh doanh được loại hình dịch vụ mong muốn, mặc dù loại hình dịch vụ đấy mang lại thu nhập

cao hơn. Để tiến hành được việc kinh doanh thì mỗi gia đình cần phải có hai điều kiện cơ bản là lao động và nguồn vốn. Nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì việc kinh doanh không thể thực hiện được. Với mỗi loại hình kinh doanh thì sự cần thiết của hai điều kiện ấy sẽ ở các mức độ khác nhau. “Anh xây nhà nghỉ này được 5 năm rồi… Tất nhiên là khác chứ. Mình đầu tư kinh doanh lưu trú thì sẽ cần có nhiều vốn và lao động hơn. Còn nếu như bán hàng đơn giản thì chỉ cần một người, mùa cao điểm thì vài ba người là có thể làm được rồi, tiền vốn cũng chỉ cần dăm ba triệu. Tất nhiên là bỏ vốn đầu tư thì thu về phải được như thế nào người ta mới làm chứ.” (PVS số 5, nam, 37 tuổi, kinh doanh lưu trú, phường Nghi Thu)

Bảng 2.12: So sánh mức độ ảnh hưởng của kinh tế khi khởi nghiệp của hộ gia đình đến việc kinh doanh giữa các gia đình kinh doanh

các loại hình dịch vụ khác nhau (Đơn vị: %)

Loại hình dich vụ Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Bình thường Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Tổng Ăn uống 55.2 41.4 0.0 3.4 100.0 Lưu trú 71.4 25 3.6 0.0 100.0 Vận chuyển khách 45.1 41.9 12.9 0.0 100.0 Giải trí 35.5 61.3 3.2 0.0 100.0 Bán hàng 12.9 83.9 3.2 0.0 100.0 Dịch vụ khác 17.2 75.9 3.4 3.4 100.0

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Có sự khác nhau giữa mức độ ảnh hưởng của kinh tế khi khởi nghiệp của hộ gia đình đến các loại hình dịch vụ khác nhau. Ở mức độ ảnh hưởng nhiều, cao nhất là dịch vụ lưu trú (71.4%), tiếp theo là ăn uống (55.2%), đứng thứ ba là dịch vụ vận chuyển khách với 45.1% và thấp nhất là ở những dịch vụ khách như chụp ảnh, cho thuê phương tiện tắm biển, bãi đỗ xe… với 17.2%. Rất ít hộ gia đình đánh giá kinh

tế khi khởi nghiệp của hộ gia đình có ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đối với việc phát triển dịch vụ du lịch. Có thể thấy rằng, sự khác biệt này có nguyên nhân chủ yếu từ việc đầu tư vốn kinh doanh của các gia đình đối với mỗi loại dịch vụ. Các hộ gia đình kinh doanh ăn uống, lưu trú, vận chuyển khách phải đầu tư nhiều vốn để xây dựng cơ sở, mua sắm phương tiện, trang thiết bị nên đánh giá yếu tố kinh tế có ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển các dịch vụ du lịch. Đối với các hộ gia đình kinh doanh các dịch vụ khác, số vốn đầu tư kinh doanh là ít hơn, vì vậy, họ cho rằng yếu tố kinh tế không phải là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển dịch vụ du lịch tại đây.

Như vậy, nhìn chung, kinh tế khi khởi nghiệp của hộ gia đình có ảnh hưởng nhất định đến việc đầu tư phát triển mỗi loại hình dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, từ việc nhận thức được tiềm năng và nguồn lợi từ việc kinh doanh dịch vụ du lịch mà nhiều hộ gia đình có điều kiện kinh tế bình thường đã không ngần ngại bỏ vốn hoặc vay mượn từ các nguồn, thậm chí thế chấp nhà cửa để có vốn đầu tư kinh doanh các loại hình dịch vụ lớn của Cửa Lò. “Trước đây thì làm nông nghiệp, đánh cá, nhà kiếm được nhiều có, nhà kiếm được ít cũng có. Từ khi có chủ trương khuyến khích làm kinh doanh dịch vụ thì nhiều gia đình cũng đầu tư để làm. Lúc đầu thì làm nhà nhỏ, quán nhỏ rồi mở rộng ra. Nhà nào có điều kiện thì đầu tư lớn hơn, kinh doanh nhiều hơn, tiền thu về cũng nhiều. Nói chung là kinh doanh ở đây khá tốt, nên nhiều nhà ít vốn thì cũng chịu khó chạy vạy vay mượn thêm, có thể vay ở ngân hàng để làm ăn rồi trả dần”. (PVS số 6, nam, 45 tuổi, kinh

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)