Nguồn thu ngân sách từ hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 81 - 91)

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Ngân sách từ việc thu thuế của

các hoạt động du lịch 97 100 106 111 119 126 138

(Nguồn: [5])

Nguồn thuế thu được từ hoạt động du lịch, chủ yếu là thu từ kinh doanh dịch vụ du lịch chiếm khoảng 30% nguồn thu ngân sách của toàn Thị xã và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005 với 97 tỷ đồng, năm 2009 là 119 tỷ và đến năm 2011, con số đó đã tăng lên 138 tỷ đồng [5]. Việc thu thuế của các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ tại đây được quy định theo kết quả doanh thu. Doanh thu trong những năm qua từ dịch vụ du lịch không ngừng tăng lên, vì vậy mà nguồn thuế từ các hộ gia đình kinh doanh cũng có xu hướng tăng lên. Cùng với nguồn thu ngân sách của các ngành nghề khác trên địa bàn, nguồn thu thuế từ việc kinh doanh dịch vụ du lịch đã góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Cửa Lò ngày một hiện đại. “Chúng tôi thu thuế của các hộ kinh doanh từ việc kinh doanh, thuê mặt bằng, thuế môi trường. Nói chung dựa vào mỗi vị trí và loại hình dịch vụ, khả năng sinh lợi để quy định mức thuế cho phù hợp. Ngân sách thu từ nguồn này đóng góp vào ngân sách chung của địa phương và chi chủ yếu cho xây dựng cơ bản, các công trình an sinh xã hội.

(PVS số 15, nam, 47 tuổi, viên chức, phường Nghi Hương)

Đến nay, các trục giao thông chính trong Thị xã đã được hoàn chỉnh, đường Bình Minh đã thông suốt từ Cửa Lò đến Cửa Hội, Quốc lộ 46 nối liền với nước Lào qua cửa khẩu Thanh Thủy, hệ thống các tuyến đường giao thông nội thị, công viên Hoa Cúc Biển, Công viên Thiếu nhi với hệ thống đường đi dạo ven biển, cây xanh

đường phố xanh hơn, giảm thiểu khả năng ô nhiễm môi trường. Hệ thống điện, cấp thoát nước, bưu điện viễn thông được cải tạo, nâng cấp hiện đại. Các công trình, nhà văn hóa, trung tâm thể thao đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Nhờ vậy, du lịch Cửa Lò ngày càng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư và tổ chức các hoạt động kinh doanh. Việc thu thuế kinh doanh dịch vụ du lịch biển được nhiều người ủng hộ vì “mình nộp thuế cho Nhà nước, Nhà nước lại xây dựng các công trình phúc lợi cho dân, mình chưa được hưởng thì con mình hưởng, lo gì”

(PVS số 8, 51 tuổi, bán hàng giải khát, phường Nghi Hương); nhưng họ vẫn mong muốn có được một mức thuế hợp lý để yên tâm kinh doanh, “miễn sao mức thuế hàng năm đừng có tăng quá cao là được, chứ tăng nhiều cũng khó làm ăn”. (PVS số 8, 51 tuổi, bán hàng giải khát, phường Nghi Hương)

Nhờ phát triển du lịch mà thu nhập của các hộ gia đình ở đây cũng được tăng lên rất nhiều, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người của toàn Thị xã lên 2.5 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ du lịch, phục vụ du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác, góp phần rất lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách Thị xã nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung.

Nếu như trước đây, sản phẩm của những ngư dân đánh bắt hải sản chỉ cung cấp giới hạn cho các chợ ở nội Thị hoặc toàn Tỉnh để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của người dân thì trong thời gian qua, nhờ sự phát triển của các dịch vụ du lịch tại đây mà giá trị sản phẩm của các ngành này tăng mạnh. Những loại hải sản đánh bắt được đã trở thành nguồn cung cấp quan trọng cho các dịch vụ ăn uống hay bán hàng tại đây để chế biến các món ăn đặc sản phục vụ tại chỗ cho du khách hay trở thành những món quà cho người thân, bạn bè họ. Du lịch phát triển manh, khách du lịch đến với Cửa Lò ngày càng nhiều và cùng với đó là nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngày càng tăng giúp cho các ngành kinh tế ăn theo du lịch như đánh bắt và chế biến hải sản tăng nhanh năng suất và giá trị sản phẩm. Nhờ vậy đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho các gia đình của ngành nghề này. “Bác làm nghề này lâu

rồi, là nghề truyền thống của gia đình. Trước đây thì sản xuất cũng khó khăn lắm vì đây là vùng biển, nhà nào cũng đi biển hoặc gia đình, họ hàng đều làm nghề biển nên những thứ này chẳng thiếu. Mình làm ra thì chỉ bán ở chợ hoặc cung cấp cho những đại lý hoặc cho những người bán lẻ họ mua về bán lại thôi. Từ khi du lịch ở đây phát triển thì mỗi năm nhà bác thu nhập cũng có khá hơn. Hàng bây giờ cung cấp cho các nhà hàng ăn uống hoặc là những người bán hàng tại khu du lịch nên được giá hơn. Mà bây giờ nhiều người đi du lịch nên nói chung là mình cũng bán được nhiều, nói chung cuộc sống đỡ vất vả hơn”. (PVS số 11, nữ, 59 tuổi, chế biến thủy hải sản, phương Nghi Thủy).

Dịch vụ ăn uống và bán hàng đặc sản, thực phẩm khô tại Cửa Lò nói riêng đã giúp cho Thị xã tiêu thụ một khối lượng sản phẩm, hàng hóa rất lớn. “Gia đình ông làm nghề đi biển mấy chục năm rồi, cả nhà đều làm hết. Ngày trước đánh bắt được thì mình tự đi bán ở chợ, bán cho người dân địa phương. Bây giờ thì kinh tế cũng có khá hơn rồi. Mình đầu tư được tàu thuyền to để đi đánh bắt xa bờ, đánh được nhiều hơn. Bây giờ các loại cá, mực, tôm, cua, ghẹ… đánh bắt được là nhà ông cung cấp cho các nhà hàng ăn uống những loại ngon, mình có mối với họ mà, còn loại 3, loại 4 thì mình bán ở chợ cho người lao động. Được cái là du lịch phát triển, giá cả khu du lịch cao hơn nơi khác, giá cả mùa du lịch cũng khác với những mùa khác nên mình nhập hàng cho họ cũng được giá khá cao, lại có mối ổn định hàng năm. Tiền thu được nhiều thì mình lại có điều kiện đầu tư sản xuất, chi tiêu, ăn uống nhiều hơn, ngon hơn. Nói chung là ông thấy việc phát triển du lịch giúp cho dân ở đây khá lên nhiều”. (PVS số 12, nam, 67 tuổi, đánh bắt thủy hải sản, phường Nghi Thủy).

Với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác, xây dựng, vận tải cũng có những sự phát triển nhanh chóng nhờ sự phát triển của du lịch. Các gia đình làm nghề chế tác mỹ nghệ từ các nguyên vật liệu biển tìm được đầu mối tiêu thụ là các kiot kinh doanh hàng lưu niệm; những người làm trong ngành xây dựng có thêm nhiều việc làm từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho toàn thị xã và các hộ kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch; nghề vận tải tăng năng suất hoạt động phục vụ cho việc lưu

thông hàng hóa và vận chuyển khách du lịch… “em nhìn cũng thấy, nhiều công trình, nhiều nhà nghỉ, khách sạn, nhiều hàng quán mới… nói chung là nhiều năm trở lại đây thì thợ xây bọn anh cũng có việc để làm thường xuyên hơn. Cũng nhờ phát triển du lịch, các hộ kinh doanh nhiều nên cũng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất to đẹp hơn nên mới có nhiều việc làm. Trước đây bọn anh thường đi các nơi khác để làm, ví dụ như lên Vinh hoặc ra Hà Nội, Hải Phòng….” (PVS số 13, nam, 34 tuổi, thợ xây, phường Nghi Thu).

Tất cả những sự chuyển biến trên đều có thể có theo xu hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, nhưng không thể có được những sự nhảy vọt nếu không nhờ tác động của ngành du lịch đang rất phát triển tại Cửa Lò. Sự phát triển dịch vụ du lịch tại Cửa Lò đã kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành nghề và dịch vụ khác tại địa phương, làm cho kinh tế địa phương có những bước phát triển khởi sắc.

3.2. Hệ quả đối với thu nhập của các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch biển

Hệ quả trực tiếp và có thể dễ dàng nhìn thấy nhất của sự phát triển các dịch vụ du lịch biển chính là đối với các hộ gia đình kinh doanh các loại hình dịch vụ này. Kinh doanh dịch vụ du lịch là một ngành nghề mới bắt đầu phát triển từ khi Thị xã Cửa Lò được thành lập và xác định du lịch chính là ngành kinh tế trọng điểm của địa phương. Việc phát triển ngành nghề này đã giải quyết một lượng lớn việc làm cho người dân lao động, không chỉ là lao động tại khu du lịch mà còn trên toàn Thị xã.

Trước khi kinh doanh dịch vụ du lịch, hầu hết những người này làm nông nghiệp, đánh bắt hải sản hoặc đi làm ăn xa. Nhưng từ khi du lịch biển tại đây phát triển thì kinh doanh dịch vụ du lịch đã trở thành một ngành nghề thu hút được rất nhiều người dân vì vừa mang lại doanh thu cao mà lại “sạch sẽ” hơn như lời của một chủ hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống “làm cái nghề này vất vả thì có vất vả đấy nhưng mà nói chung là nhàn hơn các ngành nghề khác cháu ạ. Vì thời gian kinh doanh ít, sạch sẽ, không phải chân lấm tay bùn như làm nông, không phải dầm mưa dãi nắng như đi đánh cá… Mỗi nghề có cái được, cái mất, nhưng với bác thì việc

lựa chọn kinh doanh ăn uống ở khu du lịch này có lẽ là phù hợp”. (PVS số 6, nam, 45 tuổi, kinh doanh nhà hàng ăn uống, phường Thu Thủy)

Số hộ kinh doanh dịch vụ du lịch không ngừng gia tăng qua các năm, cũng đồng nghĩa với việc lực lượng lao động tham gia vào ngành nghề này cũng tăng, đã tạo thành một nguồn lao động cố định trong cơ cấu lao động. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch đã tạo thêm cơ hội cho người dân có được việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Kinh doanh dịch vụ du lịch là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình kinh doanh tại đây

Biểu đồ 3.2: Các nguồn thu nhập chính của gia đình (Đơn vị: %)

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Có 91.1% các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch có nguồn thu nhập chính từ nghề này. 2.2% hộ có nguồn thu chính từ việc kinh doanh dịch vụ khác dịch vụ du lịch biển. 5% gia đình có thu nhập lớn nhất từ các hoạt động lao động sản xuất khác như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản…và 1.7% hộ còn lại là thu nhập từ tiền lương. Là ngành nghề chính, cộng với đó là sự nâng cao chất lượng dịch vụ hàng năm, kinh doanh dịch vụ du lịch biển trở thành nguồn thu nhập chính cho các hộ kinh doanh ở đây. Tuy nhiên, du lịch Cửa Lò có tính chất thời vụ,

vì vậy, bên cạnh việc kinh doanh dịch vụ du lịch thì một số hộ gia đình còn làm thêm các ngành nghề khác, vừa để tăng thu nhập, vừa để giữ nghề để những lúc không kinh doanh dịch vụ du lịch vẫn có việc để làm. Một số gia đình khác làm việc trong các cơ quan Nhà nước nhưng “ở đây nhà nào cũng làm nên mình làm theo cháu ạ”, (PVS số 16, nữ, 53 tuổi, kinh doanh lưu trú), và kinh doanh dịch vụ du lịch như là một cách để hòa nhịp với sự phát triển chung và tăng thêm nguồn thu nhập.

Và nguồn thu nhập từ loại hình dịch vụ này trong những tháng kinh doanh đều chiếm trên 50% tổng thu nhập của đa số các gia đình. Có 89.4% người được hỏi trả lời rằng thu nhập từ kinh doanh dịch vụ là nguồn thu nhập chính và chiếm trên 50%, thậm chí là 90 - 100% tổng thu nhập của gia đình trong một năm. “Nói cả năm chứ lấy đâu ra khách. Nói là mình mở Cửa cả năm thì đúng hơn, nhưng thu nhập từ 4 tháng du lịch của nhà mình cũng là thu nhập của cả năm luôn. Những tháng khác thì không có ai, chỉ có vài khách lèo tèo, không đáng kể”. (PVS số 5, nam, 37 tuổi, kinh doanh lưu trú, phường Nghi Thu).

Trong khi đó, 10.6% cho biết thu nhập từ những tháng kinh doanh dịch vụ du lịch chiếm dưới 50%, qua khảo sát cụ thể thì tỷ lệ đó là từ 30 – 40% tổng doanh thu và hầu hết đều là của các hộ gia đình có thêm thu nhập từ các hoạt động lao động sản xuất tại chỗ. “Nhà cô mới làm việc này được 3 năm thôi, nhưng mà nhờ đó cũng giúp cho sinh hoạt, con cái học hành được nhiều, vào mùa du lịch thì một ngày cũng được khoảng 400 đến 500 nghìn. Cô chú còn làm nông nghiệp, trồng rau, rồi chăn nuôi gà lợn. Mỗi thứ một tí để lo cho con cái đàng hoàng”. (PVS số 9, nữ, 50 tuổi, bán hàng đặc sản, phường Thu Thủy).

Không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình mà doanh thu từ việc kinh doanh dịch vụ còn giúp cho thu nhập hàng năm của các hộ gia đình có xu hướng tăng lên. Khi được hỏi về sự thay đổi thu nhập từ năm 2005 đến nay, có 87.2% hộ gia đình kinh doanh dịch vụ cho biết mức thu nhập tăng lên, 8.3% là tỷ lệ của những hộ có mức thu nhập giữ nguyên và 4.4% là những hộ bị giảm thu nhập.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng thu nhập của các hộ gia đình nhưng qua khảo sát, chủ yếu là tăng do việc mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch biển.

Biểu đồ 3.3: Nguyên nhân tăng mức thu nhập của các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch (Đơn vị: %)

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

82.8% là con số các gia đình khảo sát cho biết nguyên nhân tăng mức thu nhập của gia đình họ trong những năm vừa qua là do mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch biển; 3.9 % là những hộ mở rộng kinh doanh khác ngoài dịch vụ du lịch biển. 5% số hộ tăng nguồn thu nhập của mình nhờ tăng các hoạt động lao động sản xuất tại chỗ và 1.1% là do tiền lương tăng. Ngoài ra thì còn một số nguyên nhân khác, chiếm 7.2%.

Việc kinh doanh dịch vụ du lịch là một hướng đi đúng đắn, một sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp hiệu quả. Nhờ phát triển các loai hình dịch vụ mà thu nhập của các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ nói riêng và các hộ gia đình làm kinh tế trong địa phương nói chung tăng lên nhanh chóng. Thu nhập tăng tạo điều kiện cho việc chi tiêu trong cuộc sống thoải mái và dễ dàng hơn. Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản và cao cấp cũng có nhiều thuận lợi, giúp cho chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Nhờ kinh doanh dịch vụ du lịch mà các hộ gia đình đã đat được nhiều mong muốn.

Bảng 3.3: Đánh giá của các hộ gia đình kinh doanh về mức độ đạt được các mong muốn từ khi kinh doanh dịch vụ du lịch (Đơn vị: %)

Mức độ đạt được mong muốn Đạt được đáng

kể

Đạt được một phần

Không đạt được Tăng thu nhập cho gia

đình

80.0 20.0 0.0

Tăng chi tiêu cho các dịch vụ của gia đình

36.1 63.9 0.0

Tăng thời gian làm việc cho các thành viên trong gia đình

40.6 58.8 0.6

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Nhìn chung, việc kinh doanh dịch vụ du lịch đã góp phần giúp cho các hộ gia đình cải thiện chất lượng cuộc sống. 80% hộ gia đình đã đạt được mức tăng đáng kể về thu nhập, 36.1% tăng đáng kể cho việc chi tiêu cho các dịch vụ trong gia đình và 40.6% là cho việc tăng thời gian làm việc cho các thành viên trong gia đình. Còn lại có 20% hộ đạt được mức tăng một phần thu nhập, 63.9% với việc chi tiêu cho các dịch vụ gia đình và 58.8% là con số đạt được một phần về việc thời gian làm việc cho các thành viên trong gia đình.

Sự phát triển của dịch vụ du lịch không chỉ có ý nghĩa giúp cho các hộ gia đình

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)