Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 66)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò

2.2.1. Chính sách phát triển du lịch của chính quyền địa phương

Chính sách của địa phương là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đối với sự phát triển của du lịch nói chung và hệ thống dịch vụ du lịch biển nói riêng. Nếu không có những chủ trương, kế hoạch cụ thể và đồng bộ của lãnh đạo chính quyền Thị xã thì không thể có một khu du lịch Cửa Lò phát triển như hiện nay. Nhiều địa phương khác, mặc dù cũng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng thiếu cơ chế chính sách, tổ chức quy hoạch nên sự phát triển chỉ mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, kinh doanh dịch vụ mang tính chất tự phát khiến cho tiềm năng ít được khai thác và hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Nghị quyết Đại hội Thị Đảng bộ khóa II (nhiệm kỳ 2000 – 2005); Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Nghệ An khóa XIV xác định: “Du lịch dịch vụ là một ngành kinh tế quan trọng, phải nhanh chóng phát triển để có tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế”. Trong quy hoạch tổng thể du lịch Nghệ An thời kỳ 1996 – 2010 đã được phê duyệt, Tỉnh đã có chủ trương uu tiên phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cho Thị xã Cửa Lò với mục tiêu: Xây dựng phát triển du lịch và dân cư theo tiêu chí: Xanh, sạch, đẹp, sáng, đảm bảo phát triển du lịch, dịch vụ đồng bộ và từng bước hiện đại, bền vững. Và trong quá trình phát triển của mình. Hiện nay, đã bước đầu triển khai thực hiện tốt đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn Thị xã giai đoạn 2011 – 2015, có tính đến năm 2020”, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch, nâng cao hơn nữa nếp sống văn minh đô thị, đặc biệt là xây dựng các cơ sở kinh doanh, cơ quan, trường học, ngõ phố văn minh, góp phần đưa Thị xã trở thành đô thị du lịch biển xanh, sạch, đẹp.

Không chỉ đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng, chính quyền Thị xã Của Lò còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nhằm thu hút khách du lịch. Thị xã đã tổ chức thành công Lễ hội Du lịch Cửa Lò hoành tráng, được du khách đánh giá cao; xây dựng chương trình văn nghệ tham gia các hội thi, hội diễn, 130 buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, 25 giải TD – TT từ Thị xã đến cơ sở phục vụ các đoàn về tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn; nhiều chương trình để lại ấn tượng tốt trong lòng nhân dân và du khách; các lễ hội truyền thống của các địa phương được bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc [26].

Trong những năm qua, UBND thị xã Cửa Lò đã từng bước tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn khá bài bản. Bộ quy chế quản lý nhà nước về du lịch được ban hành làm cơ sở cho các cấp, các ngành thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Thị xã chú trọng thành lập : Đội thanh tra đô thị, trung tâm cứu hộ và phòng chống thiên tai, đội Cảnh sát 113, trung tâm Tư vấn và hướng dẫn du lịch đã tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ du lịch được giao. Việc phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm được quan tâm, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Bên cạnh đó, chính quyền Thị xã luôn quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của Cửa Lò đến với du khách trong và ngoài nước. Cuộc thi báo chí tuyên truyền Du lịch Cửa Lò đến nay đã có 30 tác phẩm và thu hút được 8 tạp chí Trung Ương quan tâm tham gia. Bên cạnh đó, lãnh đạo Tỉnh và địa phương còn phối hợp với Đài truyền hình Trung Ương và các Tỉnh xây dựng phóng sự và phát sóng các chương trình về du lịch Cửa Lò; đầu tư kinh phí nâng cấp Website du lịch Cửa Lò, tổ chức quảng bá trên trang Web du lịch Nghệ An và tổng cục du lịch; thiết lập mạng lưới thông tin tuyên truyền với 21 công ty lữ hành, 34 cơ quan báo chí và 40 đài PTTH trong và ngoài tỉnh để quảng bá [26].

Sự quan tâm của chính quyền, lãnh đạo Thị xã đối với sự phát triển các dịch vụ du lịch còn thể hiện ở việc tạo điều kiện cho các hộ gia đình kinh doanh được tham gia các lớp tập huấn văn hóa giao tiếp ứng xử trong kinh doanh dịch vụ. Năm 2011, Thị xã đã mở được 4 lớp tập huấn và đã có 1270 cán bộ quản lý, nhân viên

các đơn vị, hộ gia đình và cá nhân tham gia, góp phần nâng cao văn hóa phục vụ du khách, đảm bảo tốt nhất về chất lượng dịch vụ.[26]

Chúng ta sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của chính sách đến việc phát triển dịch vụ du lịch qua bảng sau.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của các hộ kinh doanh về mức độ ảnh hưởng của chính sách phát triển du lịch của địa phương đến việc phát triển dịch vụ du lịch

(Đơn vị: %)

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Chính sách phát triển dịch vụ du lịch của địa phương có ảnh hưởng đến việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò ở các mức độ khác nhau. Có 26.3% ý kiến cho rằng, chính sách phát triển du lịch của địa phương là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò vì “Chính quyền địa phương là những người đã định hướng cho các hộ kinh doanh phát triển một cách có hệ thống, từ quy hoạch vị trí kinh doanh, hợp đồng thuê đất, chính sách phát triển đa dạng hóa các loại hình sản phẩm hay mở các lớp tập huấn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp để nâng cao chất lượng dịch vụ. Cũng nhờ địa phương quan tâm mà cơ sở hạ tầng Cửa Lò bây giờ mới được khang trang như thế này, Cửa Lò được nhiều người biết đến, du khách ngày càng đông, cảnh quan môi trường càng xanh sạch đẹp hơn. Nói chung bác thấy lãnh đạo địa phương cũng đã làm được nhiều

việc để phát triển du lịch”. (PVS số 6, nam, 45 tuổi, kinh doanh nhà hàng ăn uống, phường Thu Thủy)

71.5% số hộ kinh doanh cho rằng chính sách phát triển du lịch của địa phương có ảnh hưởng ở mức độ bình thường đến sự phát triển dịch vụ du lịch biển tại đây, và 1.7% là ở mức độ ảnh hưởng ít.

Như vậy, chính sách phát triển du lịch, dịch vụ của chính quyền Thị xã có ảnh hưởng đối với hầu hết các hộ gia đình được khảo sát, với các mức độ khác nhau. Những thống kê trên đây cho thấy vai trò của chính quyền, lãnh đạo địa phương Thị xã trong việc định hướng, tạo điều kiện để du lịch nói chung và các dịch vụ du lịch nói riêng ngày càng phát triển và hoàn thiện.

Mặc dù vậy việc phát triển ngành du lịch đã được Tỉnh và Thị xã rất quan tâm nhưng một số chủ trương vẫn chưa đủ mạnh, chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cũng như đối với khách du lịch, chưa có cơ chế ưu tiên cho việc đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ có chất lượng cao phục vụ cho du khách. Chính sách quản lý và khai thác các khu vực có tiềm năng về du lịch chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các dự án lớn vào Thị xã. Trong thời gian tới, chính quyền Cửa Lò cần có những biện pháp và việc làm cụ thể hơn nữa để đưa du lịch Cửa Lò ngày càng phát triển.

2.2.2. Nhu cầu của người dân về du lịch

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thu được những kết quả sau khác nhau về nhu cầu du lịch của du khách trong những năm qua như sau.

Bảng 2.11: Sự thay đổi số lần đi du lịch của khách trong một năm (Đơn vị: %)

Tăng lên 66.0

Giữ nguyên 25.0

Giảm đi 9.0

Tổng 100

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế cải thiện, lao động con người ngày càng được giải phóng, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người dân vì thế cũng tăng lên. “Năm nào cơ quan mình cũng tổ chức đi du lịch, gọi là dành thời gian xả stress cho anh chị em. Mình thấy bây giờ đi du lịch cũng dễ dàng hơn, từ đường sá, phương tiện đi lại, lại có nhiều nơi, nhiều dịch vụ cho mình lựa chọn nên rất nhiều người có thể đi du lịch” (PVS số 1, nam, 39 tuổi, giáo viên, Hà Nam)...; “thời các bác còn trẻ, có bao giờ biết đi du lịch là gì đâu, nhưng bây giờ thì năm nào bác cũng đi, đi với các hội đoàn thể hoặc là gia đình. Một năm cũng đi một, hai lần, có thể đi gần là trong tỉnh, hoặc đi xa hơn thì vào Quảng Bình, Tây Nguyên hoặc ra Hà Nội”

(PVS số 4, nữ, 55 tuổi, nội trợ, Nghệ An). Nhu cầu du lịch của người dân ngày càng cao là một điều kiện thuận lợi cho du lịch cả nước nói chung, du lịch biển Cửa Lò nói riêng có được cơ hội để phát triển; các hộ gia đình làm kinh tế du lịch, dịch vụ có được nguồn thu nhập đáng kể từ nguồn khách này.

25% du khách trả lời là số lần đi du lịch của họ trong mấy năm trở lại đây không tăng lên cũng không giảm đi. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung, họ muốn “một năm cũng phải đi được một hai lần cho tinh thần nó thoải mái em ạ. Ít nhất cũng được một lần. Làm việc căng thẳng, mệt nhọc thì cũng là để chăm lo cho cuộc sống thôi. Đi du lịch cũng là một cách tận hưởng mà. Vì công việc, vì gia đình nên mình không thể đi nhiều hơn chứ nếu có thể mình sẽ dành nhiều thời gian để đi du lịch” (PVS số 1, nam, 39 tuổi, giáo viên, Hà Nam)

9% du khách có số lần du lịch giảm đi trong những năm qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như điều kiện gia đình, thời gian hoặc với một số trường hợp là điều kiện tài chính:“Mình cũng tranh thủ cùng gia đình, chồng con đi du lịch mỗi năm một lần, hoặc không thì đi với công ty. Bây giờ cũng bận rộn chứ ngày xưa lúc còn đi học và mới đi làm, lúc nào rảnh và có điều kiện và mình và bạn bè lại tổ chức đi chơi. Vài ngày thôi, có khi trong ngày, đi gần mà. Còn hè thì có thế đi xa hơn. Bây giờ chồng con vào, bận rộn nên cũng chỉ tranh thủ được thôi”

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của các hộ kinh doanh về mức độ ảnh hưởng của nhu cầu du lịch của người dân đến sự phát triển dịch vụ du lịch (Đơn vị: %)

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Có 83.9% hộ gia đình kinh doanh dịch vụ khi được hỏi “Nhu cầu du lịch của người dân có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các dịch vụ du lịch biển tại đây?” đã trả lời rằng nhu cầu du lịch có ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của họ vì “có khách thì mới bán được hàng chứ cháu, không có khách du lịch thì ở đây chẳng bán được đâu, vì khu du lịch này người dân đều kinh doanh dịch vụ, còn nếu là những người khác mà ở trong địa phương có mua bán, ăn uống gì thì cũng ở ngay gần chỗ họ thôi chứ ít khi ra đây. Khách du lịch càng nhiều thì càng có nhiều người sử dụng dịch vụ, càng bán được nhiều sản phẩm. Như vậy thì mới có thu nhập được”. (PVS số 9, nữ, 50 tuổi, bán hàng đặc sản, phường Thu Thủy)

Nhu cầu du lịch lớn, nguồn lợi từ kinh doanh dịch vụ cao, vì vậy, số người làm dịch vụ du lịch tại Cửa Lò ngày càng tăng qua các năm, và họ không có ý định thay đổi ngành nghề của mình, mặc dù đây là một nghề có tính ổn định không cao.

“Bác bán hàng giải khát ở đây cho khách du lịch. Một năm chỉ bán khoảng 4 tháng thôi, nhưng thu nhập cũng tạm được, nói chung là được khoảng 50% thu nhập cả năm. Những tháng còn lại thì bác và bác trai, các con nữa đi đánh cá, nhưng bây giờ mình chỉ có thuyền nhỏ, đánh bắt gần bờ nên thu nhập cũng chẳng được là bao,

lại nguy hiểm nữa, mưa gió, bão bùng liên miên nên cũng sợ lắm. Bác mới bán được 3 năm nay thôi, nhưng mà cuộc sống cũng có đỡ vất vả hơn trước. Nếu chính quyền địa phương vẫn tạo điều kiện thì bác vẫn bán hàng”. (PVS số 8, 51 tuổi, bán hàng giải khát, phường Nghi Hương). “Nói chung là từ trước đến giờ thì chỉ có các hộ xin đăng ký kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh thôi, chứ chưa thấy hộ nào chuyển sang ngành nghề khác cả. Theo tôi thì là vì thu nhập từ việc kinh doanh dịch vụ này mang lại khá hơn so với ngành nghề khác, có nhiều hộ, kinh doanh chỉ trong 3, 4 hay 6 tháng thôi nhưng đó là nguồn thu của cả năm và họ cũng không làm gì thêm..” (PVS số 10, nam, 57 tuổi, cán bộ hưu trí, phường Nghi Hương)

Như vậy có thể thấy rằng, việc tăng nhu cầu du lịch của người dân, cùng với nhiều chính sách thu hút khách của chính quyền Thị xã khiến cho lượng người đến du lịch ngày càng đông đã giúp cho các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch biển có được nguồn thu nhập khá, thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh doanh này.

2.2.3. Thời vụ của du lịch

Thời vụ của du lịch là yếu tố có sự ảnh hưởng lớn đến việc sự phát triển dịch vụ du lịch ở Cửa Lò. Tính thời vụ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, Cửa Lò nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên nhiệt đới gió mùa, vì vậy, thời gian phục vụ cho du lịch chỉ tập trung vào đầu tháng 6 đến giữa tháng 8 hàng năm. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính mùa vụ của du lịch Cửa Lò. “Thời tiết ở đây, một năm thì chỉ từ 30.4 đến tháng 9 là trời nắng đẹp, nhưng năm nay mưa bão cũng nhiều, lại đến sớm. Bác kinh doanh ở đây thì chỉ được 3 tháng hè là tháng 5, tháng 6, tháng 7, nhưng cũng chỉ chủ yếu là tháng 6 và tháng 7 thôi. Mùa đấy khô ráo, thuận lợi cho tắm biển. Cả năm mà thời tiết cứ như thế có phải là làm ăn thuận lợi không?” (cười). PVS số 6, nam, 45 tuổi, kinh doanh nhà hàng ăn uống, phường Thu Thủy)

Thứ hai, thị trường du lịch Cửa Lò chủ yếu tập trung khai thác khu vực nội tỉnh, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, thói quen du lịch của du khách từ các địa phương vào mùa hè, vì thế, các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ở đây chỉ trong 3 tháng hè là chủ yếu, do đó, tốc độ tăng trưởng du lịch tuy cao nhưng không bền

vững, thời gian kinh doanh ngắn, thời vụ. “…Đúng rồi, mùa hè nắng nóng, mệt mỏi nên người ta đi du lịch nhiều mà, mà chủ yếu là đi biển, nghỉ ngơi vì biển có không khí trong lành. Thực ra thì ở miền Nam thời tiết thuận lợi hơn nên du khách có thể đi mùa nào cũng được. Còn ở đây, chỉ tắm biển được vào mùa hè, còn mùa khác đến đây thì chẳng có gì chơi cả. Các chú cũng mong muốn là chính quyền địa phương sẽ xây dựng thêm nhiều khu vui chơi giải trí, nhiều hoạt động du lịch để khách có thể đến đây nhiều hơn. Có thế mọi người mới có điều kiện để phát triển kinh tế thêm”. (PVS số 7, nam, 43 tuổi, vận chuyển khách, phường Nghi Thu).

Biểu đồ 2.5: Đánh giá của hộ kinh doanh về mức độ ảnh hưởng của thời vụ du lịch đến việc phát triển dịch vụ du lịch biển (Đơn vị: %)

(Nguồn. Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Qua kết quả trên chúng ta có thể thấy, thời vụ của du lịch ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò. 89.1% ý kiến cho rằng tính thời vụ có ảnh hưởng nhiều và 10.9% ý kiến đánh giá sự ảnh hưởng ở mức độ bình thường. Không có ý kiến nào lựa chọn phương án “ảnh hưởng ít” và “không ảnh hưởng”.

Tính thời vụ đã làm cho thời gian kinh doanh dịch vụ du lịch của các hộ gia đình bị rút ngắn, đồng nghĩa với thời gian rỗi của các hộ kinh doanh tăng lên, vừa

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)