Du lịch biển ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Du lịch biển ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam nằm trong số những nước có nhiều bãi biển và vịnh biển, đảo đẹp nhất thế giới. Các sản phẩm du lịch biển, đảo cũng thu hút lượng khách du lịch đông nhất ở Việt Nam và mang lại doanh thu du lịch cao nhất. Du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh lớn của nước ta. Vùng biển và ven biển tập trung tới 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề. Các loại hình phát triển du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, sinh thái cộng đồng được ưu tiên phát triển trong thời gian tới, trong đó du lịch biển được coi là loại hình du lịch chủ đạo.

Du lịch biển đảo có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Các ví dụ về sự phát triển du lịch dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên biển đảo ở Nha Trang, Phú Quốc... đã cho thấy sức hấp dẫn của các khu vực này đối với khách du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010

và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong đó đã có tới 5 khu vực thuộc vùng ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt là hệ thống đảo ven bờ chưa được đầu tư khai thác tương xứng, nhưng ở khu vực ven biển và các đảo đã phát triển khoảng 70% các khu điểm du lịch trong cả nước, hàng năm thu hút từ 70 – 80% lượng khách du lịch.[42]

Vị trí của du lịch biển đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện một cách rõ nét qua việc: Phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Vùng ven biển và các đảo ven bờ Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu người trong độ tuổi lao động. Việc phát triển du lịch sẽ góp phần tạo việc làm cho cộng đồng dân cư sống ở vùng biển, đặc biệt trên các đảo vốn có nhiều khó khăn, góp phần tích cực tạo dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển hậu phương vững chắc ở tuyến phòng thủ trên biển của đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển và hải đảo. Thực tiễn phát triển du lịch biển đảo những năm qua đã khẳng định vai trò trên của du lịch.

Tuy nhiên, những gì chúng ta đang khai thác nguồn tài nguyên biển, đảo quý giá để làm du lịch hiện nay vẫn còn quá tự phát, lãng phí tài nguyên. Ngành du lịch biển vẫn thiếu những sản phẩm dịch vụ biển - đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế, chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ quốc tế. Vì thế, cần phải có chiến lược và quy hoạch lâu dài về chủ đề này để phát triển du lịch giai đoạn tới”.

Trong thời gian tới, hệ thống sản phẩm du lịch biển sẽ được xây dựng, phát triển thành sản phẩm du lịch cạnh tranh với khu vực và thế giới. Cùng với hai loại hình cũng được ưu tiên phát triển là du lịch văn hoá và du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch biển được coi là loại hình du lịch chủ đạo. Phát triển du lịch biển với các dòng sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới về du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển. Hình thành

các dòng sản phẩm du lịch thể thao biển và sinh thái biển. Xây dựng mô hình làng du lịch nghỉ dưỡng biển theo tiêu chí đẳng cấp, sang trọng nhằm thu hút khách cao cấp, phát triển song song với các khu du lịch biển, ven biển khác. Điều này đã khẳng định sự quan tâm cũng như nhận thức của nước ta nói chung và các ban ngành nói riêng và về vai trò của du lịch biển đảo đối với sự phát triển của ngành du lịch và nền kinh tế xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò - Nghệ An hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)