Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách tại Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 35 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện

1.2.3. Tiêu chí đánh giá

Để đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện phải đánh giá từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán NSNN; nếu trong từng khâu quản lý không tốt, bị buông lỏng, nhiều kẻ hở thì làm giảm hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện.

1.2.3.1. Tiêu chí đánh giá về lập dự toán NSNN cấp huyện

Tiêu chí 1: Lập dự toán tuân thủ theo những quy định của Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn liên quan.

Tiêu chí 2: Tính khả thi trong công tác lập dự toán: Có nghĩa là L ập dự toán xem xét đến tình hình hiện tại và chiến lƣợc phát triển KTXH của huyện. Dự toán thu NSNN cấp huyện đƣợc lập phải tính toán đúng đ ắn và đầy đủ từng khoản thu. Dự toán chi NSNN cấp huyện đƣợc lập dựa trên khả năng nguồn ngân sách có th ể đáp ứng, việc lập dự toán chi phải dựa vào cơ cấu nguồn thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trƣởng các nguồn thu kỳ kế hoạch. Ngoài ra hệ thống định mức phân bổ các khoản chi xây dựng phải phù hợp với từng đối tƣợng, đă ̣c đi ểm từng vùng và theo tính chất công việc.

1.2.3.2. Tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán NSNN cấp huyện

Tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán thu ngân sách gồm:

Tiêu chí 1: Thu theo dự toán: có nghĩa là các khoản thu phải dựa trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt.

Tiêu chí 2: Thu đúng , thu đủ theo luật định: Có nghĩa là thu ph ải đúng đ ối tƣợng, đúng nội dung theo mục lục NSNN.

Tiêu chí 3: Tổ chức bộ máy quản lý thu và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thu ngân sách.

Tiêu chí 4: Tỷ lệ động viên thu NSNN vào tổng giá trị sản xuất huyện (GDP huyện): Chỉ tiêu này phản ánh quy mô nguồn thu vào ngân sách so tổng sản phẩm tạo ra trên địa bàn trong một thời kỳ nhất định, quy mô này mô tả thực tế huy động nguồn lực tài chính để trang trải cho các hoạt động của nhà nƣớc.

Tiêu chí 1: Chi theo dự toán : Có nghĩa là các khoản chi phải dựa trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt; dự toán chi xác lập theo khoản chi nào, đối tƣợng nào, theo khoản mục nào thì chấp hành chi NSNN cũng phải đƣợc xác lập nhƣ vậy.

Tiêu chí 2: Chi NSNN cấp huyện dựa trên cơ sở nguồn thu NSNN cấp huyện.

Tiêu chí 3: Chi phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả: Có nghĩa là vi ệc đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN phải có quan điểm toàn diện; phải xem xét mức độ ảnh hƣởng của các khoản chi tới phát triển KTXH.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của các khoản chi nhƣ sau: - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế;

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời; - Tỷ lệ hộ nghèo;

- Cơ cấu chi ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng tăng chi đầu tƣ phát triển, giảm chi thƣờng xuyên;

- Cơ cấu khoản chi thƣờng xuyên theo hƣớng tăng chi cho sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo và giảm chi quản lý hành chính;

- Việc triển khai thực hiện thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

1.2.3.3 Tiêu chí đánh giá quyết toán NS cấp huyện

Tiêu chí 1: Số liệu báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nội dung báo cáo đúng các nội dung ghi trong dự toán và đúng hệ thống mục lục NSNN.

Tiêu chí 2: Báo cáo quyết toán đảm bảo đúng quy định về thời gian.

Tiêu chí 3: Báo cáo quyết toán phải báo cáo đƣợc tính hiệu lực, hiệu quả của thu chi ngân sách.

1.2.3.4 Tiêu chí đánh giá thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện Tiêu chí 1: Chấp hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm.

Tiêu chí 2: Xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra: có nghĩa là ngay sau khi có kết quả thanh tra, kiểm tra; các đơn vị liên quan cần phối hợp với cơ quan thanh tra đƣa ra các giải pháp nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề còn tồn tại theo kết luận của thanh tra, kiểm tra.

Tiêu chí 3: Tính động viên, khuyến khích: công tác thanh tra kiểm tra bên cạnh xem xét tính hợp pháp, hợp lệ trong hoạt động quản lý NSNN thì cần quan tâm đến các đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN có tiết kiệm, có hiệu quả hay không. Từ đó

có những đề xuất cơ quan cấp trên kịp thời khen thƣởng cho những đơn vị có thành tích cao trong hoạt động quản lý NSNN 1.2.3.4. Kiểm soát, thanh tra.

Mục đích của việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện tham nhũng lãng phí; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đƣa ra các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tốt tích cực; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc; của các đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân. Đây là nhân tố có tác động lớn đến tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nói chung và của công tác quản lý NSNN nói riêng. Nội dung, phạm vi và đối tƣợng của công tác kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động của NSNN rất đa dạng. Việc kiểm tra, thanh tra có thể đƣợc tiến hành với tất cả các khâu hoặc các lĩnh vực hoạt động của NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN đến các đơn vị có liên quan tới thực hiện thu hoặc thụ hƣởng kinh phí từ NSNN. Cấp độ kiểm tra, thanh tra cũng đa dạng: kiểm tra, thanh tra của chính phủ; kiểm tra, thanh tra chuyên ngành; kiểm tra, thanh tra nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách tại Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)