1.2. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng
Quản lý thu, chi ngân sách là hoạt động quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý thu, chi ngân sách thƣờng bị chi phối bởi các nhân tố sau:
1.2.4.1. Nhân tố khách quan
* Môi trƣờng pháp lý
Môi trƣờng pháp lý là tổng thể các hoàn cảnh luật định đƣợc Nhà nƣớc tạo ra để điều tiết sự phát triển kinh tế, bắt buộc các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần hoạt động quản lý ngân sách phải tuân theo. Môi trƣờng pháp lý đƣợc nhất quán đồng bộ từ việc xây dựng Hiến pháp, các Luật và các văn bản duới luật để làm căn cứ pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế. Những nhân tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý ngân sách, tạo hành lang pháp lý để việc quản lý ngân sách dễ dàng đi vào cuộc sống và thực hiện theo đúng quy định của Luật.
* Môi trƣờng kinh tế, xã hội
Một là, chính sách vĩ mô của nhà nước.
gia đó đang thực hiện, gồm chính sách kinh tế, chính sách xã hội,… khi các chính sách vĩ mô phù hợp, phát huy hiệu quả sẽ tác động tới sự cân bằng thu, chi NS, sự ổn định xã hội. Các công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô gồm: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại,…
Hai là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. NSNN là tổng hòa các mối kinh tế - xã hội, do vậy luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó cũng nhƣ các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tƣơng ứng. Cụ thể:
Về kinh tế: kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngƣợc lại nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tƣ phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trƣởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển, nền tài chính càng ổn định và phát triển thì vai trò của NSNN ngày càng đƣợc nâng cao thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Về xã hội: xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn đinh về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trƣờng và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ tăng các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay là nhân tố tích cực để Việt Nam vƣợt qua khủng hoảng kinh tế, mở ra cơ hội và điều kiên thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Ba là, cơ chế quản lý NS, trọng tâm là phân cấp quản lý NS: phân định thu, chi giữa các cấp NS, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của NS cấp dƣới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống quốc gia. Nhờ đó nguồn thu NSNN không ngừng tăng lên, NSNN từng bƣớc vào thế cân đối tích cực trong quá trình phát triển kinh tế theo xu thế hội nhập.
Bốn là, chính sách khuyến khích khai thác nguồn lực tài chính. Hệ thống các chính sách trích thƣỏng vƣợt thu kế hoạch vào NS các cấp NS địa phƣơng, quyền chi phối kết dƣ NS cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo
ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phƣơng, phát huy tính năng động, sáng tạo trong khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phƣơng. Đây là động lực rất quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu NS và bảo đảm cân đối bền vững của hệ thống NS quốc gia.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
Các nhân tổ chủ quan ảnh hƣởng tới công tác QLNS cấp huyện:
Thứ nhất, nhận thức của địa phƣơng về tầm quan trọng và trách nhiệm trong quản lý ngân sách. Lãnh đạo địa phƣơng cần nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nƣớc và hiểu rõ NSĐP.
Thứ hai, bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả của việc quản lý ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu,chi ngân sách.
Thứ ba, trình độ cán bộ quản lý ngân sách của Huyện quyết định đến hiệu quả thực thi công vụ vì con ngƣời là nhân tố quan trọng cho sự phát triển. Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục – đào tạo và nghiên cứu sắp xếp bộ máy tổ chức đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin, phƣơng tiện quản lý NSNN ở huyện ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả quản lý ngân sách. Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ của thời đại mới, việc sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, cần đẩy mạnh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý NSNN; triển khai ứng dụng các phần mềm, các tiến bộ của công nghệ thông tin trong quản lý NSNN, phối hợp quản lý thu, thực hiện kiểm soát chi, quản lý dự toán NSNN, thực hiện thanh toán điện tử,…