1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện của một số địa phƣơng bà
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Huyện Thạch Hà nằm ở trung độ phần phía đông tỉnh Hà Tĩnh với diện tích tự nhiên toàn huyện là 355,03 km2 và dân số là 129.364. Địa hình huyện cơ bản là đồng bằng duyên hải, đất phù sa, đất cát ven biển.
Với điều kiện đặc thù, sản xuất nông nghiệp luôn đƣợc huyện coi là mặt trận hàng đầu và là cốt lõi trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Bởi vậy, trong những năm qua, ngành nông nghiệp huyện đã mạnh dạn chuyển đổi tái cấu trúc trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản...
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 tiếp tục phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Trƣớc những khó khăn trong thực hiện thu, chi NSNN nhƣ nguồn thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn tận thu, dƣỡng thu đều khó có thể khai thác thêm để bù đắp thiếu hụt NS, bù đắp cho nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên phải tiết kiệm của năm 2014, bên cạnh việc rà soát giao nhiệm vụ tiết kiệm thêm chi thƣờng xuyên tới từng đơn vị dự toán, huyện Thạch Hà đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tập trung triệt để các nguồn thu trên địa bàn vào NSNN. Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy và HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài chính – Kế hoạch, chi cục thuế và các xã, thị trấn chủ động khai thác các nguồn thu trên địa bàn, phấn đấu tăng thu để bảo đảm nhiệm vụ chi thƣờng xuyên và có nguồn lực chi cho đầu tƣ phát triển. Trƣớc tình hinh kinh tế nhiều khó khăn, tác động xấu đến nhiệm vụ thu NS trên địa bàn, ngay từ đầu năm 2014 ngoài việc áp dụng tổ chức các biện pháp nhƣ: bám sát địa bàn, tập trung kịp thời nguồn thu mới phát sinh vào NSNN… thì việc tăng cƣờng chống thất thu NS đƣợc huyện đặc biệt coi trọng. Các cơ quan Tài chính – Kế hoạch, chi cục Thuế chủ trì rà soát toàn bộ các điểm thuê đất trên địa bàn, số tiền còn nợ đọng báo cáo UBND huyện có biện pháp tổ chức thu nợ tiền thuế đất đƣợc trên 300 triệu đồng, trong đó có những đơn vị, gia đình, cá nhân nợ thuế từ nhiều năm trƣớc. Để tập trung nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản, UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Tài chính – Kế hoạch, Thuế, Thanh tra, Công an huyện cùng các xã có bến, bãi chứa tài nguyên khoáng sản để tổ chức
tuyên truyền, vận động, giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân nhận thức đƣợc quyền và nghĩa vụ tài chính với NSNN. Trƣớc tinh thần làm việc trách nhiệm của đoàn công tác liên ngành và sự vào cuộc tích cực của các xã, sau khi tuyên truyền các hộ gia đình, cá nhân đã tự giác kê khai nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trƣờng. Sau nửa tháng ra quân, toàn huyện đã thu đƣợc gần 400 triệu đồng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trƣờng.
Song song với triển khai tích cực các biện pháp hành thu, chống thất thu các khoản thuế có tính chất thƣờng xuyên nhƣ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thu phí, lệ phí, lệ phí trƣớc bạ, tiền thực hiện thành công nguồn thu tiền sử dụng đất. Trƣớc khi có kế hoạch tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất khu vực nào, huyện tổ chức tuyên truyền rộng rãi về đặc điểm, vị trí, ƣu thế của khu đất tổ chức ban đấu giá, công khai quy trình, giá sàn, thời gian… Đặc biệt là tham mƣu, đề xuất với tỉnh giá sàn phù hợp thị trƣờng, đáp ứng nhu cầu của ngƣời đầu tƣ.
Từ những nỗ lực trong công tác thu NSNN, đến giữa tháng 8 năm 2014 huyện Thạch Hà đã tổ chức thu ngân sách đƣợc trên 24,4 tỷ đồng, đạt 46,8% dự toán tỉnh giao. Một số khoản thu đạt khá cao so với dự toán cả năm nhƣ: Thuế thu nhập doanh nghiệp đạt gần 150%; thuế môn bài đạt trên 107% dự toán; thu tiền thuê đất đạt trên 74%; thu lệ phí trƣớc bạ đạt trên 67%; thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt trên 65%. (Theo báo cáo của UBND huyện Thạch Hà)
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Từ Sơn là thị xã cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, đƣợc xếp hạng đô thị loại III, là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của tỉnh Bắc Ninh (sau Thành phố Bắc Ninh). Từ Sơn là một đô thị công nghiệp với nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng.
Giai đoạn 2012 – 2014, thị xã Từ Sơn quản lý, điều hành ngân sách hiệu quả qua các chỉ tiêu thu, chi NSNN đều vƣợt dự toán giao mà cụ thể thành tựu quản lý NSNN phải kể đến đó là về công tác quản lý và điều hành NSNN của huyện.
Trong quá trình quản lý NSNN, trên cơ sở các nguồn thu và nhiệm vụ chi đƣợc phân cấp. Đối với thu NSNN, UBND thị xã thƣờng xuyên chỉ đạo Chi cục thuế nắm chắc doanh nghiệp, tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh để triển khai thu thuế ngay từ đầu năm, nhất là thuế môn bài; quản lý chặt chẽ các khoản thu, sắc
thuế, khai thác các nguồn thu có khả năng tăng thu; rà soát các khoản thu, các khoản phí, lệ phí để ủy nhiệm thu cho các xã, thị trấn. Đối với các doanh nghiệp và hộ kê khai thuế, thực hiện phân loại doanh nghiệp để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp, thƣờng xuyên theo dõi chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kê khai để tập trung đôn đốc nộp tờ khai và nộp thuế kịp thời, đúng quy định. Ngoài việc quản lý thu thuế các hộ kinh doanh cố định, Chi cục Thuế còn tăng cƣờng kiểm tra để phát hiện và đƣa vào quản lý thu thế các hoạt động kinh doanh thời vụ, kinh doanh lƣu động,.. làm tốt công tác xử lý nợ đọng thuế.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ qua điện thoại và hỗ trợ bằng văn bản, tích cực phối hợp với các ngành, các cấp, các phòng ban chức năng của huyện, thƣờng xuyên tuyên truyền các chính sách thuế đến từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, cải cách hành chính trong thu thuế đem lại hiệu quả.
Đối với quản lý chi NSNN, các khoản chi đầu tƣ XDCB đã đƣợc quan tâm; trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên, dự toán chi ngân sách đƣợc giao và phân bổ trực tiếp tới các đơn vị sử dụng ngân sách; trong việc sử dụng kinh phí đƣợc ngân sách cấp, chủ động trong sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
Để đạt đƣợc những kết quả nêu trên là do thị xã có những biện pháp hiệu quả trong quản lý ngân sách nhƣ sau:
Một là, sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh và sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của UBND thị xã Từ Sơn và các phòng ban chuyên môn.
Hai là, Thị Ủy, HĐND, UBND thị xã xác định rõ NSNN là công cụ hết sức quan trọng trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội nên trong công tác thu NS đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm, các ngành, các cấp, nhất là Chi cục Thuế đã tham mƣu tích cực và tổ chức triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ thu NS. Trong công tác chi NS thị xã có nhiều tiến bộ trong việc quản lý, điều hành, kiểm soát chi NS và tranh thủ mọi nguồn kinh phí để cân đối NS.
Ba là, công tác thu thuế đã đƣợc các cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn và các ngành thƣờng xuyên quan tâm phối kết hợp chặt chẽ, công tác tuyên truyền chính sách thuế đã triển khai tích cực và rộng rãi, trong nhân dân, phong trào thu
ngân sách đã đƣợc các cấp, các ngành phát động và duy trì thƣờng xuyên. Cải tiến công tác thu thế, ứng dụng công nghệ trong quản lý thu, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn triển khai công tác thu thuế với sự tham gia của các ngân hàng thƣơng mại,.. đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tƣợng nộp thuế.
Bốn là, trách nhiệm thủ trƣởng các sở ban ngành và lãnh đạo địa phƣơng trong quản lý NSNN đƣợc nâng cao. Thủ trƣởng các đơn vị dự toán từng bƣớc chủ động sử dụng kinh phí hiệu quả, nâng cao vai trò trách nhiệm trong lập và sử dụng NSNN.
Năm là, NSNN từng bƣớc đã gắn với mục tiêu phát triển KT-XH. Trong phân bổ dự toán NS đã quan tâm đến những lĩnh vực có tính chiến lƣợc nhƣ cơ sở hạ tầng giao thông, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, các chƣơng trình mục tiêu nhằm thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân [19, tr.33-34].
1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách tại Thành phố Bạc Liêu và Thành phố Cà Mau
Thành phố Bạc Liêu và Thành phố Cà Mau, là hai đơn vị hành chính cấp huyện. Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Trong những năm 2014 – 2016 bên cạnh những thành tích đạt đƣợc, Thành phố Bạc Liêu và Thành phố Cà Mau đã để xảy ra tình trạng mất cân đối ngân sách.
Việc mất cân đối ở đây thực chất là mất cân đối ngân sách địa phƣơng. Cụ thể là do nợ xây dựng cơ bản và sâu xa là cách thức điều hành ngân sách địa phƣơng. Khả năng có hai nguyên nhân dẫn đến điều này: Ngân sách chƣa dự toán mà vẫn cho phép nhà thầu triển khai dự án; Trong quá trình dự toán, có khoản dự tính, nhƣng thực tế không phát sinh hoặc thu thấp hơn dự kiến (nhƣ thu bán đất, bất động sản,…). Khi xây dựng dự toán, các địa phƣơng chƣa xác định nguồn lực (thu địa phƣơng, bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu) để xác định nhiệm vụ chi. Nhƣ vậy, về nguyên tắc, địa phƣơng chƣa cân đối đƣợc nguồn thu và nhiệm vụ chi. Theo thừa nhận của lãnh đạo TP Cà Mau, tình trạng mất cân đối giữa thu và chi đã diễn ra nhiều năm, do thu ngân sách không đạt. Cụ thể nhƣ năm 2014, tổng chi của thành phố trên 555 tỉ đồng, trong khi thu ngân sách chỉ hơn 500 tỉ. Để đủ điều kiện quyết toán ngân sách, thành phố Cà Mau điều chỉnh số tiền mất cân đối trên sang năm sau. Năm 2015, nguồn ngân sách của TP Cà Mau trên 536 tỉ nhƣng TP chi đến trên 627 tỉ, tiếp tục mất cân đối trên 90 tỉ đồng. Và khi năm 2014 ngân sách mất cân đối thì
ứng trƣớc ngân sách của năm 2015 để bù vào. Vì vậy ngân sách bị mất cân đối lại tiếp tục diễn ra. (Trích Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND Thành phố Bạc Liêu và Cà Mau năm 2014, 2015).
Trong đó, theo cơ chế phân cấp hiện nay, trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phƣơng sẽ phải tự lo do vậy thành uỷ Bạc Liêu và thành ủy Cà Mau là đơn vị dự toán cấp huyện nên thành phố Bạc Liêu và thành phố Cà Mau sẽ phải có giải pháp riêng.
Qua đó có thể thấy nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất cân đối ngân sách tại hai địa phƣơng là do:
Thứ nhất: không tuân thủ kỷ cƣơng tài chính nhất là trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản; Thứ hai: cơ quan quản lý không kiểm soát đƣợc tình hình; Thứ ba: chi đầu tƣ quá tay và không lên kế hoạch trả nợ.
Qua đó có thể thấy, một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lý ngân sách là cần phải tuân thủ kỷ cƣơng tài chính, nâng cao công tác lập dự toán và đảm bảo phƣơng án thu và nhiệm vụ chi hợp lý nhằm tránh tình trạng mất cân đối kéo dài.