CHƢƠNG 2 : TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu là phạm trù trung tâm của phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học; là điều kiện đầu tiên, cơ bản của nghiên cứu khoa học. Tất cả tính nghiêm túc của nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào phƣơng pháp. Phƣơng pháp nằm trong tay vận mệnh của cả công trình nghiên cứu. Phƣơng pháp đúng, phù hợp là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của ngƣời nghiên cứu và là điều kiện cơ bản cho quyết định để hoàn thành thắng lợi công trình nghiên cứu.
Kết quả giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài phụ thuộc vào phƣơng pháp luận, phƣơng pháp hệ mà trực tiếp vào các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc tổ chức và thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Do đó, đòi hỏi ngƣời nghiên cứu cần tiếp cận đúng đắn với đối tƣợng, biết tìm, chọn, sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp, hiệu nghiệm.
Quá trình nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp logic - lịch sử; phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp so sánh. Sử dụng các bảng biểu so sánh để là tăng tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài.
2.2.1. Phương pháp logic – lịch sử
Logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.
Phƣơng pháp logic-lịch sử đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn: từ khung logic về cơ sở lý luận về QLNS đến tình hình nghiên cứu về QLNS; kinh nghiệm thực tế ở một số địa phƣơng ở chƣơng 1. Chƣơng 3 tiếp tục giải quyết các vấn đề
đặt ra của luận văn trả lời câu hỏi liên quan đến QLNS ở thành phố Hà Tĩnh nhƣ: thực trạng QLNS ra sao? Trong chƣơng 3 phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng nhiều bắt đầu từ đánh giá thực trạng QLNS tại thành phố Hà Tĩnh. Tác giả đã kết hợp khung khổ lý luận trong chƣơng 1 với kết hợp phân tích thực trạng trong chƣơng 3 để đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm hạn chế trong QLNS tại thành phố Hà Tĩnh. Nội dung về QLNS đƣợc thể hiện có sự kết hợp logic từ khái niệm cơ bản đến nội dung về QLNS, các nhân tố ảnh hƣởng và tiêu chí đánh giá... Cuối cùng, trong chƣơng 4, tác giả tổng hợp từ thực trạng, đánh giá về QLNS đã trình bày trong chƣơng 3 để đƣa ra đƣợc những định hƣớng và giải pháp cho việc hoàn thiện công tác QLNS tại thành phố Hà Tĩnh. Các nội dung trong từng chƣơng, mục, tiểu mục cũng đƣợc gắn kết với nhau theo một logic chặt chẽ.
2.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn nhằm phân tích và tổng hợp những đánh giá thực trạng quản lý ngân sách tại thành phố Hà Tĩnh.
Trong quá trình phân tích, việc kết hợp các phƣơng pháp phân tích nhằm giúp làm sáng tỏ về mă ̣t lý luận và thực tiễn công tác quản lý ngân sách tại thành phố từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc.
2.2.3. Phương pháp so sánh
Căn cứ vào tình hình thực hiện thu chi NSNN, ta so sánh với dự toán đƣợc duyệt. Để tiến hành so sánh ta tính toán tỷ lệ phần trăm (%) thực hiện so với dự toán, cụ thể việc tính toán có thể đƣợc thực hiện nhƣ Bảng 2.1:
Bảng 2.1: So sánh tình hình thực hiện thu, chi NSNN so với dự toán Năm Dự toán Thực hiện % thực hiện/dự toán
... n
So sánh tình hình thực hiện thu chi so với dự toán giúp ta đánh giá quá trình thực hiện để từ đó phát hi ện những tồn tại, vƣớng mắc, đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý NSNN.
So sánh tình hình thực hiện thu chi NS của các năm giúp ta phân tích đƣ ợc mức độ tăng giảm của hoạt động thu chi NS theo từng ngành, lĩnh vực, từng địa bàn. Đây là cơ sở để đƣa ra những tồn tại trong hoạt động quản lý NSNN.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH