Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách tại Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG 2 : TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Hà

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hà Tĩnh nằm trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung, có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai đƣợc tạo thành do bồi tích sông, biển, độ cao từ 0,5m-3m. Thành phố Hà Tĩnh đƣợc che chắn bởi ngọn Rào Cỏ thuộc Trƣờng Sơn Bắc phía Tây Hƣơng Khê nên ít bị ảnh hƣởng bởi gió Lào. Thời tiết có hai mùa rõ rệt là mùa rét từ tháng 11 đến tháng 4, mùa khô nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 23-24oC; Độ ẩm không khí 85-86%. Thành phố Hà Tĩnh là đô thị trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học – kỹ thuật của Tỉnh, đang tập trung xây dựng để trở thành trung tâm tổng hợp cấp vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển cho tỉnh Hà Tĩnh. Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Hà Tĩnh là 56,32km2, tổng dân số của Thành phố đến năm 2020 ƣớc đạt 140.000 ngƣời.

Diện tích đất tự nhiên của Thành phố 56.32,64 ha, trong đó đất phi nông nghiệp 2.064,69ha (đất ở đô thị 298,70ha, đất ở nông thôn 145,88ha, đất chuyên dùng 1 620,11 ha); đất nông nghiệp 3.167,16 ha; đất khác 400,79ha. Là địa bàn trung tâm, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh. Sông ngòi thành phố Hà Tĩnh có những đặc điểm rất dễ nhân biết và khá lý tƣởng, ngoài sông ngòi, thành phố có nhiều ao, hồ, đập...

- Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 56,54km2 (trong đó: nội thành: 24,96 km2, ngoại thành 31,58km2). Gồm: 16 đơn vị hành chính, trong đó 10 phƣờng: Bắc Hà, Nam Hà, Nguyễn Du, Trần Phú, Hà Huy Tập, Tân Giang, Đại Nài, Văn Yên, Thạch Quý, Thạch Linh và 6 xã: Thạch Trung, Thạch Đồng, Thạch Môn, Thạch Hạ, Thạch Hƣng, Thạch Bình.

Nhƣ vây, Thành phố Hà Tĩnh đã có những điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Nhƣng dự báo trong những năm tới sẽ phải đối mặt với thay đổi khí hậu của một địa phƣơng thuộc miền trung với dự báo mƣa, bão lũ nhiều và diễn ra liên tục.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Đến ngày 01/01/2016, dân số Thành phố là 128.054 ngƣời (trong đó: dân số thƣờng trú 97.231 ngƣời; dân số quy đổi: 30.823 ngƣời).

- Đến năm 2015, 100% thôn, tổ dân phố có quy ƣớc, hƣơng ƣớc; tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 89%, thôn, tổ dân phố văn hóa đạt 76%. Lĩnh vực giáo dục- đào tạo luôn thuộc tốp đầu của tỉnh, chất lƣợng giáo dục chuyển biến tích cực, nhất là giáo dục mũi nhọn, giáo dục thể chất. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ chăm sóc trẻ em và dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều chuyển biến rõ nét, trang thiết bị y tế đƣợc tăng cƣờng. Đề án một số giải pháp giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố đƣợc thực hiện đạt kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2016 giảm còn 4,26%, hộ cận nghèo còn 3,78%.

Thành phố Hà Tĩnh nằm trên trục đƣờng Quốc lộ 1A (theo hƣớng Bắc Nam), thuộc vùng đồng bằng ven biển miền Trung, đất đai đƣợc tạo thành do bồi tích sông, biển nên địa hình thấp và bằng phẳng; là đô thị hạt nhân chính yếu trong phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh, giữ vị trí quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có mối quan hệ với vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố Hà Tĩnh có nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị.

Những năm qua, vốn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc là nguồn lực đầu tƣ chủ yếu đối với Thành phố. Hàng năm, ngân sách Trung ƣơng, ngân sách Tỉnh đã hỗ trợ cho Thành phố với các chƣơng trình, dự án cụ thể, nhƣ: dự án nâng cấp các tuyến đê, xây dựng Bệnh viện đa khoa Thành phố, chƣơng trình kiên cố hoá trƣờng học, nâng cấp một số tuyến giao thông trên địa bàn, các chƣơng trình hỗ trợ kiên cố hoá kênh mƣơng, và hỗ trợ vốn đầu tƣ cho các công trình khác. Bên cạnh việc hỗ trợ đầu tƣ kết cấu hạ tầng, ngân sách nhà nƣớc còn hỗ trợ để thực hiện các chƣơng trình mục tiêu về nâng cấp, chống xuống cấp các công trình di tích văn hoá, lịch sử, hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hoá ở cơ sở…

Cùng với đó, Thành phố đang tập trung quy hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để thu hút và chuyển đổi nguồn lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp; phát triển các dịch vụ đô thị về cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, thông tin liên lạc; xây dựng và phát triển các khu đô thị, các khu dân cƣ trên địa bàn để thu hút ngƣời dân và lao động; hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc không có khả năng trả nợ thuế ; thêm vào đó năm 2016 là năm ảnh hƣởng của sự cố môi trƣờng biển đã tác động và ảnh hƣởng đến công tác và nguồn thu ngân sách hạn chế trong khi đó nhu cầu chi cho phát triển kinh tế là rất lớn. Do đó, công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc càng cần phải đƣợc chú trọng để khơi dậy , khai thác nguồn thu , phân bổ và sử dụng hợp lý các khoản chi nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển ; Thành phố Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, huy động sự phối hợp của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và các hộ sản cuất kinh doanh cho công tác thu ngân sách; đề ra nhiều giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cƣờng chống thât thu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu ngân sách đƣợc giao.

3.1.1.3 Quan điểm của địa phương về ngân sách và quản lý ngân sách

Đứng trƣớc yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội và định hƣớng công tác quản lý tài chính ngân sách giai đoạn hiện nay đă ̣t ra yêu c ầu phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Hà Tĩnh, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Với mục tiêu huy động tối đa mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển TP. Hà Tĩnh thành đô thị văn minh, phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2018 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015-2020), trong đó nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ , của nhân dân là chủ yếu, ngân sách nhà nƣớc các cấp chỉ đầu tƣ hỗ trợ một phần để kích hoạt, thu hút đầu tƣ và huy động nguồn lực một cách có hiệu quả.

Thực hiện các Chỉ thị của Thành ủy Hà Tĩnh về thu ngân sách của thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2016 và hàng năm Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành các Nghị quyết về nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhƣ Chỉ thị số 21/CT - Th.U

của Ban thƣờng vụ Thành ủy Hà Tĩnh về tăng cƣờng thu ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh; Chỉ thị số 08 - CT/Th.U về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố năm 2016 và những năm tiếp theo. Quan điểm của địa phƣơng về QLNS thành phố là:

- Tập trung tăng nguồn thu để đảm bảo nhu cầu phát triển KTXH của địa phƣơng: Đổi mới công tác quản lý tài chính ngân sách huyện trƣớc hết là phải tạo môi trƣờng kinh doa nh thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế, góp phần tăng nguồn thu NSNN thành phố. Thu NSNN tăng, chính quyền địa phƣơng mới có kinh phí nh ằm thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, góp ph ần phát triển KTXH thành phố, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tại địa phƣơng.

- Đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế nhằm tăng thu ngân sách, tạo nguồn thu vững chắc. Có chính sách tài chính khuy ến khích các doanh nghiệp địa phƣơng tăng khả năng tích lũy, sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tƣ mở rộng sản xuất – kinh doanh, ổn định và tăng trƣởng nguồn thu cho ngân sách.

- Chi tiết kiệm và hiệu quả, chống tham ô lãng phí trong s ử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc. Bố trí chi thƣờng xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tƣ phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết HĐND thành phố. Chú trọng tính hiệu lực, hiệu quả của các khoản chi ngân sách, xác định nội dung trọng tâm cần thực hiện chi, đảm bảo kinh tế phát triển đi đôi với công bằng xã hội.

- Đảm bảo thực hiện quy định cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này , góp phần thúc đ ẩy việc thực hiện cải cách hành chính.

- Đẩy mạnh xã h ội hóa trên các lĩnh v ực Giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao...nhằm đảm bảo huy động có hi ệu quả nguồn lực của xã h ội, góp phần giảm gánh nă ̣ng ngân sách.

Từng bƣớc nâng cao nâng lực và hiệu quả bộ máy quản lý NSNN. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính xuống tận các xã, phƣờng, đảm bảo cán bộ đủ năng lực thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách tại Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)