Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 36 - 40)

1.2. Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động

Hoạt động XKLĐ chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố khác nhau, từ chất lƣợng lao động, quan hệ cung – cầu về lao động ở các nƣớc, sự cạnh tranh trên thị trƣờng lao động quốc tế... cho đến các yếu tố văn hóa, truyền thống... Cụ thể nhƣ sau:

(1) Chất lượng lao động.

Chất lƣợng lao động ở đây là sự tổng hòa các yếu tố tạo ra năng lực lao động của ngƣời lao động nhƣ thể lực, trí lực, các mối quan hệ xã hội... và đƣợc biểu hiện ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời lao động, kỹ năng hành nghề, sức khỏe, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật lao động, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật ở nƣớc đến làm việc. Dƣới tác động của quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị buộc ngƣời sử dụng lao động hay rộng hơn là nƣớc nhập khẩu lao động phải tính toán, lựa chọn các nhà cung ứng lao động xuất khẩu, lựa chọn loại lao động, số lƣợng lao động cần nhập khẩu để đạt đƣợc lợi ích kinh tế lớn nhất. Trong bất kì trƣờng hợp lựa chọn, tuyển dụng nào, ngƣời sử dụng lao động cũng phải căn cứ vào các yếu tố sau: sự phù hợp về trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, khả năng thích ứng với công việc, khả năng tiếp thu kiến thức mới... của ngƣời lao động. Việc tuyển dụng lao động làm việc trong những ngành đòi hỏi sử dụng nhiều chất xám cần chú ý tới khả năng sáng tạo của ngƣời lao động, hay trong tuyển dụng lao động làm các công việc giản đơn, cần nhiều sức lao động lại đòi hỏi ngƣời lao động phải có tính cần cù, chịu khó.

Chính vì vậy, có thể khẳng định chất lƣợng lao động xuất khẩu có tác động mang tính quyết định tới quy mô tiếp nhận lao động xuất khẩu, khả năng cạnh tranh, lợi thế trong việc tăng thị phần và chiếm lĩnh thị trƣờng XKLĐ, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hoạt động này.

(2) Quan hệ cung – cầu về lao động ở các nước.

Giá trị hàng hóa sức lao động của các nƣớc khác nhau do sự khác biệt về các đặc điểm về dân tộc, nhân chủng học cũng nhƣ các điều kiện về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa... Ngoài ra, việc mua bán hàng hóa sức lao động còn chịu sự ràng buộc bởi các quy định về điều kiện xuất nhập cảnh, quan hệ chính trị, địa vị của các quốc gia trên trƣờng quốc tế... Do đó, giữa các quốc gia không có sự bình quân về giá cả hàng hóa sức lao động và chính sự chênh lệch đó là tiền đề cho hoạt động mua bán hàng hóa sức lao động giữa các nƣớc và vùng lãnh thổ. Việc xuất-nhập khẩu lao động hay quan hệ cung - cầu về lao động ở các nƣớc tác động bởi một số yếu tố nhƣ: quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nƣớc; sự phát triển không đồng đều giữa các nƣớc tạo nên sự chênh lệch đáng kể về thu nhập và tiền lƣơng giữa các quốc gia; quá trình toàn cầu hóa và hoạt động của các TNC (Transnational Corporation – Công ty xuyên quốc gia) tạo nên việc di chuyển các nguồn lực nhƣ vốn, lao động, thƣơng mại trong quá trình hội nhập quốc tế trong khu vực hay trên toàn thế giới hay thậm chí là giữa hai quốc gia với nhau; cùng với những thay đổi về cơ cấu dân số tại các nƣớc đang phát triển và các nƣớc phát triển.

(3)Sự cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.

Hoạt động XKLĐ vừa có sự hợp tác cũng vừa có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nƣớc. Sự cạnh tranh đó thể hiện sự tƣơng tác giữa các lợi ích của các chủ thể tham gia vào thị trƣờng để giành đƣợc những điều kiện tối ƣu về mua, bán hàng hóa sức lao động. Nó diễn ra giữa các doanh nghiệp XKLĐ cả trong và ngoài nƣớc và giữa các quốc gia XKLĐ, giữa những ngƣời sử dụng lao động nhập khẩu và giữa những ngƣời lao động xuất khẩu. Sức cạnh tranh đƣợc thể hiện qua hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ thông qua đàm phán, ký kết các hợp đồng cung ứng lao động; số lƣợng hợp đồng cung ứng lao động xuất khẩu hàng tháng hay hàng

năm; năng lực quản lý lao động xuất khẩu ở nƣớc ngoài... Cạnh tranh giữa những ngƣời sử dụng lao động nhập khẩu dẫn tới tình trạng mức tiền công sẽ cao hơn và điều kiện lao động thuận lợi hơn đối với cùng một loại công việc và cùng loại lao động xuất khẩu, trong khi cạnh tranh giữa những ngƣời lao động xuất khẩu có xu hƣớng làm giảm giá tiền công, chấp nhận mức thu nhập thấp để đƣợc đi làm việc ở nƣớc ngoài, thậm chí còn thực hiện các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật để đƣợc đi XKLĐ. Điều này cũng đúng trong trƣờng hợp cạnh tranh giữa các doanh nghiệp XKLĐ, để giành đƣợc hợp đồng cung ứng lao động, nhiều doanh nghiệp cũng ký hợp đồng cung ứng lao động giá thấp hay không có các chế độ đãi ngộ đối với lao động hoặc tự ý tăng phí môi giới cho phía nƣớc nhập khẩu lao động. Ngoài ra còn có sự cạnh tranh giữa lao động xuất khẩu và lao động nƣớc sở tại về việc làm. Công đoàn tại nƣớc nhập khẩu lao động sẽ tạo sức ép với chính phủ để hạn chế số lƣợng lao động nhập khẩu đƣợc tiếp nhận mỗi năm, nhất là trong những thời điểm nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Trong những điều kiện đó, khả năng cạnh tranh hay năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý, kể cả chính phủ, của các doanh nghiệp XKLĐ và lao động xuất khẩu có tác động lớn tới hiệu quả hoạt động XKLĐ, có thể làm tăng số lƣợng lao động xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng hoặc bị giảm số lƣợng lao động xuất khẩu, thu hẹp thị phần hoặc thậm chí đóng cửa thị trƣờng lao động.

(4)Hệ thống doanh nghiệp XKLĐ và dịch vụ tư vấn về việc làm, pháp luật ở nước ngoài.

Trên thị trƣờng XKLĐ, các doanh nghiệp XKLĐ vừa trực tiếp là một bộ phận của hệ thống công cụ thị trƣờng, vừa có vai trò của hệ thống dịch vụ việc làm và hệ thống dạy nghề do đảm nhiệm nhiều chức năng nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm đối tác, đàm phán ký hợp đồng cung ứng lao động, tuyển chọn lao động trong nƣớc, đào tạo ngƣời lao động, đƣa ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc và quản lý họ, đƣa họ về nƣớc khi hết hợp đồng. Do đó, doanh nghiệp XKLĐ cũng là cầu nối giữa cung lao động trong nƣớc với cầu lao động ở nƣớc ngoài. Vì thế mà năng lực và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ tác động trực tiếp tới

hiệu quả hoạt động XKLĐ và sự phát triển của quốc gia, đồng thời phản ánh năng lực quản lý điều hành của cơ quan quản lý cũng nhƣ hiệu quả hoạt động XKLĐ của quốc gia đó. Thực tế vẫn tồn tại những doanh nghiệp XKLĐ vì chạy theo mục đích kinh tế, lợi nhuận nên đã không tuân thủ đúng các quy định pháp luật khi thực hiện một số nội dung của quy trình XKLĐ, gây thiệt hại không nhỏ đối với ngƣời lao động, ảnh hƣởng tới môi trƣờng hoạt động XKLĐ quốc gia và làm mất uy tín của quốc gia trên trƣờng quốc tế.

Hệ thống dịch vụ thông tin việc làm ở nƣớc ngoài cũng nhƣ hệ thống tƣ vấn pháp luật ở nƣớc nhập khẩu lao động là một bộ phận của thị trƣờng XKLĐ, có tác dụng định hƣớng tốt cho ngƣời lao động muốn đi XKLĐ. Các thông tin đƣợc công bố đầy đủ, rõ ràng sẽ hạn chế đƣợc các tiêu cực phát sinh trong quá trình tuyển dụng, đào tạo lao động xuất khẩu cũng nhƣ nâng cao hiệu quả lao động của ngƣời lao động ở nƣớc ngoài, lành mạnh môi trƣờng XKLĐ và nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ. Trong điều kiện thị trƣờng lao động phát triển, các thông tin dịch vụ việc làm và pháp luật ở nƣớc nhập khẩu lao động thƣờng đƣợc các cơ quan chức năng nhà nƣớc hoặc các trung tâm tƣ vấn đƣợc quản lý chặt chẽ thực hiện và ngƣời lao động cũng dễ dàng tiếp cận nhanh chóng, chính xác, kể cả công bố công khai trên mạng internet. Điều này không những góp phần hạn chế các tiêu cực trong XKLĐ mà còn thúc đẩy nhanh quá trình định hƣớng nghề nghiệp và giải quyết các thủ tục đi XKLĐ cho ngƣời lao động. Ngƣợc lại, trong điều kiện thị trƣờng lao động chƣa phát triển, các dịch vụ này hầu hết đều do các doanh nghiệp XKLĐ thực hiện, nên việc tiếp cận của ngƣời lao động nhiều khi không đƣợc dễ dàng, thậm chí thiếu thông tin, ảnh hƣởng tới quá trình đăng ký đi XKLĐ cũng nhƣ tính minh bạch của thị trƣờng lao động.

(5)Các chính sách của các quốc gia xuất-nhập khẩu lao động.

Hoạt động xuất-nhập khẩu lao động của các nƣớc đều có sự tính toán tới lợi ích của các quốc gia, dân tộc. Vì vậy, hoạt động XKLĐ chịu tác động trực tiếp từ chủ trƣơng và các chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết của chính phủ các nƣớc xuất và nhập khẩu lao động. Đối với các nƣớc XKLĐ, việc điều chỉnh các văn bản, chính sách về thị trƣờng, đối tƣợng lao động, điều kiện hoạt động của các doanh

nghiệp XKLĐ, chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc... đều có tác động trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ, ngƣời lao động tham gia XKLĐ, tạo thuận lợi, hoặc hạn chế, cản trở hoạt động của các chủ thể này. Sự điều chỉnh trong chính sách tiếp nhận lao động nƣớc ngoài cũng có tác động đến nhu cầu lao động nƣớc ngoài tại nƣớc nhập khẩu lao động. Những quy định về điều kiện nhập cƣ, hay những thay đổi trong chính sách đầu tƣ, tái cơ cấu kinh tế, chính sách đối ngoại... cũng có thể thúc đẩy hay trở thành rào cản, hạn chế số lƣợng lao động nhập khẩu, do đó ảnh hƣởng đến mức cung lao động xuất khẩu của nƣớc XKLĐ.

(6)Các yếu tố truyền thống, văn hóa, dân tộc.

Các định kiến, tập quán của các dân tộc (tập quán du canh du cƣ, quy định ngƣời phụ nữ không đƣợc tham gia vào các công việc xã hội, thậm chí là việc chồng không cho vợ xa nhà...) cũng có thể gây trở ngại cho hoạt động XKLĐ. Các chính sách tuyển dụng lao động nƣớc ngoài của các nƣớc cũng hàm chứa sự bảo tồn, gìn giữ các giá trị truyền thống, văn hóa, tôn giáo của nƣớc đó. Vì vậy, mỗi một quốc gia thƣờng có chủ trƣơng ƣu đãi hơn đối với lao động đến từ các nƣớc có nền văn hóa tƣơng tự (về tôn giáo, tập quán, ngôn ngữ...). Nhờ đó, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động ngoài nƣớc, hoặc do tính chất khác biệt về văn hóa mà hạn chế tuyển dụng lao động ngoài nƣớc. Ví dụ ở Châu Âu và Nhật Bản, nhu cầu về y tá nữ là rất lớn gắn liền với sự già hóa dân số ở các nƣớc này. Song, các nƣớc Trung Đông lại ít thuê y tá nữ chăm sóc các bệnh nhân nam; hoặc ở những nơi mà phụ nữ tích cực đấu tranh đòi quyền bình đẳng về việc làm, thu nhập, trình độ và địa vị trong xã hội (nhƣ Đài Loan, Hồng Kông) thì nhu cầu về lao động nƣớc ngoài để giúp việc gia đình, trông trẻ và chăm sóc ngƣời già cũng cao hơn. Điều này có tác động nhất định đến việc cung ứng lao động của các nƣớc XKLĐ cả về số lƣợng và chủng loại... (Lƣu Văn Hƣng, 2011, trang 65-79)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)