1.2 .3Nội dung quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại
1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Nhân tố bên trong
* Chủ thể, bộ máy quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại
Bộ máy quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại bao gồm 3 cấp độ, tùy thuộc vào tư tưởng, tư duy của ban lãnh đạo mà họ sẽ chọn cấp độ quản lý phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng: Các cấp độ của bộ máy quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại như sau:
Cấp độ 1: Bộ máy quản lý nhân lực thực hiện các công việc hành chính về nhân lực như: chấm công, tính lương, thực hiện các chính sách cho người lao động...
Cấp độ 2: Bộ máy quản lý nhân lực đóng vai trò như một chức năng trong doanh nghiệp
Cấp độ 3: Bộ máy quản lý nhân lực, đặc biệt là trưởng phòng nhân sự đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược nguồn nhân lực và giúp đỡ các nhà quản trị cấp cao trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh.
Tại ngân hàng thương mại, thường có 2 mô hình quản lý nhân lực cơ bản là:
Mô hình 1: Nhân viên nhân lực trực tiếp chịu sự quản lý bởi giám đốc
Trong mô hình quản lý nhân lực này, ban giám đốc ngân hàng trực tiếp phụ trách về vấn đề quản lý nhân lực, nhân viên bộ phận hành chính nhân lực thực hiện
Ban lãnh đạo NH
Nhân sự Kinh doanh ………….
các công việc tổng hợp, đòi hỏi mức độ bao phủ các mảng hoạt động của quản lý nhân lực gồm: Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đãi ngộ...
Mô hình 2: Chức năng quản lý nhân lực được kết hợp với các chức năng khác như kế toán, hành chính, IT, pháp chế... và được đặt trong một bộ phận
Trong mô hình quản lý nhân lực này, trưởng bộ phận hành chính nhân lực là người chịu trách nhiệm chính về các hoạt động quản lý nhân lực và một số chức năng khác như hành chính, quản trị tài sản, pháp chế... Nhân viên nhân lực cũng thực hiện toàn bộ các khâu của quản lý nhân lực gồm: tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, đánh giá thực hiện công việc.
Việc lựa chọn mô hình quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại cần căn cứ vào điều kiện thực tế hoạt động tại ngân hàng, căn cứ vào nguồn lực hiện có để công tác quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Mô hình quản lý nhân lực được xây dựng phù hợp là tiền đề để các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả quản trị và ngược lại.
* Chiến lược, mục tiêu phát triển của ngân hàng
Mỗi ngân hàng thương mại đều đề ra các chiến lược, mục tiêu phát triển riêng. Chiến lược, mục tiêu phát triển này có thể được xây dựng trong ngắn hạn hay trung và dài hạn. Sau khi chiến lược, mục tiêu phát triển đã được xây dựng, ngân hàng sẽ cố gắng tập trung mọi nguồn lực để đạt được những mục tiêu đó và nguồn lực về người lao động được xem là quan trọng nhất. Lúc này các ngân hàng sẽ áp
Ban lãnh đạo NH
HC nhân lực Kinh doanh ………….
Kế toán
dụng tất cả những chính sách về đào tạo, về phát triển, về đãi ngộ cho người lao động để nhân lực trong tổ chức có chất lượng cao nhất và hướng người lao động hoàn thành các mục tiêu đã được xây dựng của tổ chức.
Như vậy, có thể thấy chiến lược, mục tiêu phát triển của tổ chức là nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực của ngân hàng, do mục tiêu phát triển là cơ sở để ngân hàng thương mại xây dựng các hoạt động quản lý nhân lực, nâng cao sự cống hiến, làm việc của người lao động nhằm đạt được mục tiêu đã định.
* Lãnh đạo ngân hàng
Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả công tác chỉ đạo, kế hoạch và triển khai thực hiện các quyết định về nhân lực trong ngân hàng thương mại.
Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được những giá trị mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp thì sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng tổ chức vững mạnh. Ngược lại, nếu không nhận ra được tầm quan trọng của nhân lực trong tổ chức mình, không tạo ra được những lợi ích để thu hút, giữ chân nhân tài, đồng nghĩa với việc tổ chức đó không thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại tổ chức, đồng nghĩa công tác quản lý nhân lực không đạt hiệu quả.
* Năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Quản lý nhân lực là hoạt động thiết yếu đối với tổ chức nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Tuy nhiên, mọi hoạt động và quyết định nhân lực đều phải dựa vào năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng quản lý nhân lực là tình hình tài chính và uy tín, thương hiệu ngân hàng.
- Tình hình tài chính của ngân hàng:.Không thể đòi hỏi tổ chức nâng cao chất lượng nhân lực, đẩy mạnh tuyển dụng, đào tạo nhân lựctrong khi chi phí quá lớn so với khả năng chi trả của tổ chức. Trong trường hợp, ngân hàng có tình hình tài chính tốt thì có thể xây dựng một chế độ đãi ngộ vượt trội so với tổ chức khác nhằm thu hút nhân tài và có những hoạt động đào tạo phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực.
- Uy tín thương hiệu: Uy tín thương hiệu sẽ khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường. Khi ngân hàng có uy tín, thương hiệu trên thị trường sẽ là điều kiện thuận lợi để ngân hàng thu hút nhân tài, giúp quá trình hoạch định và tuyển dụng nhân lực đạt kết quả cao. Từ đây góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng thương mại.
1.2.4.2 Nhân tố bên ngoài * Môi trường chính trị
Bao gồm các mục tiêu, đường lối chính trị đối ngoại của Nhà nước trong mỗi thời kì nhất định. Về cơ bản, nền chính trị ở nước ta tương đối ổn định vững vàng, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân. Sự gia nhập ASEAN, WTO,… đã tạo nên những cơ hội và thách thức để các ngân hàng thương mại trong nước phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, điều này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải xây dựng được cho mình một đội ngũ nhân lực đủ mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập. Lúc này ngân hàng thương mại cần có những chính sách quản lý phù hợp, đẩy mạnh đào tạo để có thể phát triển bền vững, giữ vững lợi thế cạnh tranh.
* Môi trường cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không chỉ có sự cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ giữa các ngân hàng thương mại mà còn cả sự cạnh tranh về nhân sự.Bởi lẽ sự tồn tại và phát triển của tổ chức phụ thuộc không nhỏ vào đội ngũ nhân lực, vào các chính sách quản lý nhân lực. Do đó mỗi ngân hàng muốn giữ gìn, duy trì, phát triển nhân lực của mình thì luôn luôn phải cải tiến các chính sách nhân sự của mình cho thật là hợp lý, đúng đắn, tạo cơ hội thăng tiến công bằng, có chế độ đào tạo, bồi dưỡng nhân sự phù hợp. Còn nến các ngân hàng không triển khai, tổ chức các hoạt động quản lý nhân lực phù hợp sẽ có thể dẫn tới tình trạng người lao động từ bỏ tổ chức đi sang làm việc cho đối thủ, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
* Chính sách pháp luật
Bộ luật lao động, các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động,… là các yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý cho các ngân hàng thương mại giải quyết tốt các mối quan hệ giữa người lao động, là tiền đề cho các ngân hàng xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển NNL. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển nhân lực cả về chất và lượng như: chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tọa chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chính sách cải cách nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động, chính sách an toàn vệ sinh lao động,…
* Thị trường lao động
Thị trường lao động được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhân lực tại các tổ chức kinh tế nói chung và tại ngân hàng thương mại nói riêng. Khi thị trường lao động dồi dao, số lượng nhân lực trình độ cao, lực lượng lao động ngành ngân hàng cần việc làm đông sẽ tạo ra nhiều cơ hội để ngân hàng thu hút nhân tài, đảm bảo đủ nhân lực phục vụ hoạt động kinh doanh, ngân hàng sẽ giảm được các chi phí đào tạo, tuyển dụng. Từ đây góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực của ngân hàng thương mại. Ngược lại, khi thị trường khan hiêm lao động, trình độ lao động thấp, ngân hàng sẽ gặp thách thức trong hoạt động tuyển dụng, đồng thời mất nhiều chi phí đào tạo để nhân lực thích ứng với công việc. Từ đây làm giảm sút hiệu quả hoạt động quản lý nhân lực của ngân hàng.
* Môi trường kinh tế
Xu thế phát triển kinh tế hay đúng hơn là chu kỳ phát triển kinh tế, chu kỳ kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn mà kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống các ngân hàng một mặt vẫn cần phải duy trì lực lượng có taynghề một mặt phải giảm chi phí lao động. Bối cảnh này, đòi hỏi ngân hàng phải đưa ra
các quyết định phù hợp với tình hình mới như giảm quy mô về số lượng, đa dạng hoá năng lực lao động của từng cá nhân để người lao động có thể kiêm nhiệm nhiều loại công việc khác nhau, hoặc giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ, nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.
Ngược lại, khi kinh tế phát triển có chiều hướng ổn định ngân hàng lại có nhu cầu phát triển nhân lực cả về số lượng và chất lượng, tăng cường đào tạo huấn luyện, phát triển người lao động về mọi mặt nhằm thu hút người lao động tham gia vào quá trình thực hiện và hoàn thành mục tiêu Chiến lược của ngân hàng là tăng cường và mở rộng hoạt động kinh doanh