Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cục thống kê tỉnh hà nam 0 (Trang 50 - 52)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Phƣơng pháp Phân tích là việc chia tách vấn đề nghiên cứu thành những mảnh nhỏ, nhiều khía cạnh, đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng yếu tố. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của đối tƣợng cần nghiên cứu.

Phƣơng pháp Tổng hợp là quy trình ngƣợc với phân tích, hỗ trợ cho phân tích để tìm đƣợc cái chung khái quát của vấn đề nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu từng bộ phận, vấn đề nhỏ của đối tƣợng phải tổng hợp thành cái chung khái quát để nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề.

Tổng hợp và Phân tích là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Với đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý nhân lực tại Cục Thống kê, để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã chia các nội dung nghiên cứu thành những vấn đề để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ƣu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tƣợng quản lý. Khi xem xét các hiện tƣợng, sự việc của nội dung quản lý phải đặt nó trong mối quan hệ tác động, ảnh hƣởng với các nội dung, yếu tố liên quan đến quản lý nhƣ Pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý, phân cấp của tỉnh về quản lý, môi trƣờng, điều kiện làm việc của công chức ..vv. Phân tích và tổng hợp là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Cùng với phƣơng pháp thống kê mô tả, tác giả đã sử dụng kết hợp phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để thực hiện nội dung này.

Do nội dung thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực tƣơng đối rộng nên tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích để chia nhỏ các nội dung trên thành các khía cạnh chi tiết hơn, từ đó phân tích chúng để thấy đƣợc một cách chi tiết tình hình thực tế về nhân lực của Cục Thống kê. Các nội dung thể hiện thực trạng nhân lực đƣợc thể hiện ở quy mô, cơ cấu và chất lƣợng nhân lực, trong đó cơ cấu nhân lực đƣợc chia thành cơ cấu nhân lực theo độ tuổi, cơ cấu nhân lực theo giới tính, còn chất lƣợng nhân lực đƣợc thể hiện ở trình độ chuyên môn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ .v... Đồng thời nội dung quản lý nhân lực trong chƣơng này cũng đƣợc tách thành xác định nhu cầu nhân lực, tuyển dụng nhân lực, sử dụng nhân lực, đào tạo và bồi dƣỡng nhân lực, đánh giá nhân lực.

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng trong phần đánh giá chung về quản lý nhân lực của Cục Thống kê, từ các phân tích, nhận định ở phần trên về thực trạng nhân lực và quản lý nhân khái quát nên những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nhân lực, làm cơ sở việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực ở chƣơng 4.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CỤC THỐNG KÊ TỈNH HÀ NAM

3.1 Tổng quan về nhân lực và các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhân lực tại Cục Thống kê tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cục thống kê tỉnh hà nam 0 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)