Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về nhân lực và các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhân lực tạ
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực tại CụcThống kê
3.1.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
Chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với đội ngũ công chức, viên chức còn nhiều bất cập. Môi trƣờng làm việc trong các tổ chức công hiện nay chƣa
thực sự tạo động lực, cơ hội để công chức, viên chức trẻ thể hiện tài năng và phát triển. Vì vậy sức thu hút những ngƣời giỏi, ngƣời tài, ngƣời có năng lực tốt vào làm việc trong các tổ chức công nói chung và đặc biệt đối với Cục Thống kê nói riêng chƣa mạnh mẽ.
Nhân lực ngành Thống kê những năm gần đây có số lƣợng công chức đƣợc đào tạo căn bản chuyên ngành thống kê chiếm tỷ lệ rất thấp. Nhân lực ngành Thống kê đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành hiện nay là những sinh viên tốt nghiệp Khoa Thống kê trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP Hồ chí Minh và hai Trƣờng Cao đẳng Thống kê. Tuy nhiên số lƣợng sinh viên đƣợc đào tạo tại những đơn vị này nhiều năm gần đây chiếm tỷ lệ rất ít khoảng 120 sinh viên, do thống kê là chuyên ngành hẹp tốt nghiệp ra trƣờng khó tìm việc làm và ít có cơ hội đƣợc tuyển chọn vào làm việc trong ngành Thống kê. Mặt khác ngành Thống kê từ khi thành lập đến nay đã qua hai lần tách rồi lại nhập, mà sau mỗi lần tách nhập nhân lực ngành thống kê lại bị hụt dần do điều kiện làm việc chuyên môn khó, khô khan và thu nhập thấp nên nhiều công chức khi tách và nhập đã đi khỏi ngành sang những ngành khác.
3.1.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong
Đội ngũ nhân lực ngày càng đƣợc trẻ hóa là một thuận lợi nhƣng đồng thời là một khó khăn đối với công tác quản lý nhân lực thống kê. Điều này cũng có nghĩa là số cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn bị giảm đi nhiều và dẫn tới việc thiếu hụt nhân lực có chất lƣợng cao. Thống kê là một chuyên ngành sâu, có phƣơng pháp luận khó, đòi hỏi ngƣời làm công tác thống kê vừa nắm vững lý thuyết vừa phải am hiểu sâu sắc về thực tế, thậm chí có những chuyên ngành đòi hỏi phải mất từ 5 đến 10 năm mới có thể lĩnh hội đƣợc các nội dung cơ bản về hoạt động của chuyên ngành đó.
Nhân lực Thống kê chƣa đƣợc quy hoạch, định hƣớng phát triển một cách có hệ thống, dẫn tới việc thiếu các cán bộ đủ năng lực đảm đƣơng các
công việc chuyên sâu hoặc giữ các vị trí quản lý trong cơ quan, trong những năm vừa qua khi một loạt cán bộ chủ chốt nghỉ hƣu.
Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Thống kê bị ảnh hƣởng khi đội ngũ chuyên gia đầu ngành bị thiếu hụt, đặc biệt trong những năm gần đây cả ngành có 01 phó giáo sƣ, 5 tiến sỹ thống kê nghỉ hƣu, trong khi số lƣợng giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sỹ hàng năm không tăng. Đây là đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm đồng thời nắm vững lý thuyết chuẩn mực cũng nhƣ cập nhật những kiến thức mới về thống kê nên sẽ ảnh hƣởng không chỉ tới việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành mà còn ảnh hƣởng nhiều tới chất lƣợng đào tạo nhân lực của cả ngành. Đào tạo không chỉ qua các lớp học đƣợc tổ chức tập trung mà còn là qua công việc thực tế của từng chuyên ngành cụ thể.
Những ngƣời vào làm việc trong ngành Thống kê nếu không đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành sẽ hạn chế khả năng phát triển kiến thức đã học trong công tác Thống kê, mặt khác gây lãng phí tốn kém cho Nhà nƣớc và xã hội.
Kinh phí hàng năm dành cho đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thống kê rất thấp, đặc biệt chƣa chú ý tới kinh phí giành cho đào tạo nâng cao của cán bộ đi học cao học và nghiên cứu sinh. Điều này ảnh hƣởng không ít tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nhân lực thống kê.
Hiện tại nhân lực của ngành Thống kê đƣợc đào tạo từ rất nhiều trƣờng Đại học khác nhau, do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận đáng kể công chức, viên chức chƣa phù hợp với vị trí việc làm đảm nhiệm.
3.1.2.3 Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quản lý nhân lực ngành
Hoạt động quản lý nhân lực phải đáp ứng mục tiêu đặt ra của ngành là: là sản xuất và phổ biến thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời và minh bạch phục vụ các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lƣợc, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và
thông lệ quốc tế. Để thực hiện tốt điều đó đòi hỏi nhân lực ngành Thống kê Việt Nam phải có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, không ngừng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thống kê Việt Nam và phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nƣớc.
Cần có chiến lƣợc phát triển nhân lực, xác định nhu cầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng sao cho phù hợp về số lƣợng, công chức viên chức có chuyên môn đào tạo phù hợp theo vị trí việc làm, có kỹ năng làm việc.
Làm tốt việc đánh giá hiệu quả hoạt động nhân lực, trên cơ sở đánh giá đúng sẽ có Phƣơng án quy hoạch, đào tạo, sử dụng hiệu quả nhân lực ngành. Có giải pháp hiệu quả trong việc thút nhân tài và tạo động lực cho công chức phát huy trí tuệ, sức lao động.