Đánh giá nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cục thống kê tỉnh hà nam 0 (Trang 78 - 81)

3.2.4 .Công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực

3.2.5. Đánh giá nhân lực

Hiện tại các công tác đánh giá nhân lực Cục Thống kê Hà Nam đƣợc thực hiện theo định kỳ hàng năm, vào cuối năm Hội đồng thi đua khen thƣởng tiến hành họp đánh giá công chức gắn với bình bầu thi đua khen thƣởng. Ngoài ra công tác đánh giá công chức còn thực hiện đối với cá nhân trƣớc khi tiến hành bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.

Mục đích của đánh giá là để làm rõ: Phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Nội dung đánh giá gồm: Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc; Phẩm chất chính trị, đạo đức lối

sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong công tác. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, ngoài 05 nội dung trên còn đánh giá thêm 03 nội dung: Kết quả hoạt động của cơ quan đơn vị đƣợc giao quan lý; Năng lực lãnh đạo quản lý; Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức trong đơn vị. Đối với đánh giá để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì ngoài các nội dung trên còn thêm lấy phiếu tín nhiệm

Trách nhiệm đánh giá đối vơi công chức: Ngƣời đứng đầu cơ quan quan lý công chức, đánh giá công chức thuộc quyền, sau đó chuyển kết quả đánh giá về Hội đồng thi đua khen thƣởng kiểm tra và bình xét danh hiệu.

Việc đánh giá ngƣời đứng đầu do ngƣời đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.

Căn cứ để đánh giá xếp loại: Việc đánh giá xếp loại đƣợc căn vào kết quả 5 nội dung đánh giá trên và công chức đƣợc đánh giá, phân loại theo 05 mức nhƣ sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ.

Bảng 3.19 Kết quả phân loại đánh giá công chức 2011-2015

ST T Năm đánh giá Tổng số công chức đƣợc đánh giá

Kết qủa Phân loại đánh giá công chức

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực Không hoàn thành nhiệm vụ 1 2011 45 26 (57,8%) 16(35,6%) 3 (6,6%) 0 0 2 2012 56 30 (53,6%) 22 (39,3%) 4 (7,1%) 0 0 3 2013 55 29 (52,7%) 21 (38,2%) 5(9,1%) 0 0 4 2014 57 31 (54,4%) 23 (40,3%) 3(5,3%) 0 0 5 2015 57 30 (52,6%) 22 (38,6%) 5(8,8%) 0 0

Bảng 3.19 cho thấy, nếu xét ở giác độ thành tích thì rất đáng mừng, tuy nhiên khi xem xét về cách đánh giá, chu kỳ đánh giá và nội dung đánh giá theo quy định thì cần phải xem xét và nghiêm túc nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh khác, cụ thể:

- Những hạn chế về chu kỳ đánh giá: Theo quy định việc đánh giá kết quả công tác của năm chỉ đánh giá một lần vào tháng 12 hàng năm. Cách đánh giá một lần nhƣ vậy làm cho kết quả đánh giá có thể thiếu chính xác nếu hàng tháng, quý, sáu tháng không theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện nhiệm vụ của công chức (phần nhiều cơ quan không theo dõi). Tại bản kiểm điểm công chức cuối năm có nêu kết quả công việc theo các nội dung đƣợc phân công, tuy nhiên kết quả, tỷ lệ hoàn thành công việc nay cũng tùy thuộc vào tiêu chí chấm điểm của các Vụ thuộc cơ quan Tổng cục, thiếu tính đồng nhất và mang cảm tính.

- Những hạn chế về tiêu chí đánh giá: Việc đánh giá hiện nay là chấm điểm cho mức hoàn thành của từng công việc, nhƣng việc xác định thang bảng, đáp án để chấm điểm chƣa rõ ràng và thống nhất. Mặt khác có những công chức phụ trách nhiều phần việc nhƣng khi đánh giá chƣa chú ý đến khối lƣợng công việc mà họ đƣợc giao và cũng có nhiều công chức không đƣợc giao công việc cụ thể mà chỉ tham gia phụ giúp nên không có điểm đánh giá.

- Việc quy định ngƣời đánh giá công chức: Theo Luật Cán bộ công chức và Hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ, từ năm 2013 ngƣời đứng đầu Phòng, Ban, đơn vị đánh giá công chức từ Cấp phó trở xuống, Cục trƣởng đánh giá các Phó Cục trƣởng và Trƣởng phòng, chi cục trƣởng. Tổng cục trƣởng sẽ đánh giá Cục trƣởng Cục Thống kê các tỉnh, việc giao quyền cho ngƣời đứng đầu đánh giá sẽ nâng cao hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng nếu không có thể dẫn đến sự bất công bằng giữa công chức tại các Phòng, Ban, đơn vị hoặc các Cục vì cách đánh giá của ngƣời đứng đầu khác nhau sẽ ra kết quả khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cục thống kê tỉnh hà nam 0 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)