Bối cảnh và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhân lực tại CụcThống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cục thống kê tỉnh hà nam 0 (Trang 90 - 92)

3.2.4 .Công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực

4.1 Bối cảnh và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhân lực tại CụcThống

4.1 Bối cảnh và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhân lực tại Cục Thống kê tỉnh Hà Nam Thống kê tỉnh Hà Nam

4.1.1. Bối cảnh mới

Trƣớc xu thế hội nhập và phát triển, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nền hành chính công là tất yếu, công tác quản lý nhân lực trong tổ chức công sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố thuận lợi và khó khăn.

Những yếu tố tích cực chủ yếu đã và đang tác động trực tiếp đến công tác quản lý nhân lực là:

Chính sách tinh giản biên chế theo Thông tƣ liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/04/2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, sẽ góp phần sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đƣa ra khỏi đội ngũ một bộ phận công chức không đủ điều kiện tiêu chuẩn, làm cho đội ngũ công chức gọn về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng.

Nghị quyết số 39-NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 17/4/2015 về tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Là sự chỉ đạo về chủ trƣơng đƣờng lối của lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc trong công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy công quyền.

Chƣơng trình cải cách hành chính giai đoạn 2015-2020 đặt ra yêu cầu về xây dựng một nền hành chính ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của tổ chức và công dân đòi hỏi hoạt động quản lý cũng phải đổi mới để tƣơng thích.

Chƣơng trình cải cách tiền lƣơng giai đoạn 2015-2020, với nhiều cải cách về thang bảng lƣơng, mức lƣơng tối thiểu với mục tiêu bảo đảm cho công chức có thể bảo đảm cuộc sống bằng lƣơng góp phần nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống công chức giúp công chức yên tâm công tác, nâng cao trách nhiệm và kỷ luật công vụ.

Những yếu tố hạn chế chủ yếu tác động trực tiếp đến công tác quản lý nhân lực là:

Nguy cơ tụt hậu về quản lý so với các khu vực khác trong nền kinh tế, nhất là khu vực tƣ. Hiện nay khu vực tƣ và khu vực doanh nghiệp vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã có lợi thế về nguồn lực đầu tƣ và cơ chế quản lý độc lập tự chủ, còn đối với khu vực công tuy đã đƣợc quan tâm nhƣng vẫn còn nhiều điểm yếu và sự bó buộc. Tính đặc thù của quản lý công chức là tuân thủ quy định của Luật và phân cấp quản lý nên thiếu linh động, thay đổi chuyển biến chậm vì thay đổi thì phải sửa Luật mà việc này thì không phải thực hiện đƣợc ngay.

Nguồn lực đầu tƣ cho quản lý công chức do Ngân sách Nhà nƣớc cấp, chi phí lớn nhất là đầu tƣ cho đào tạo bồi dƣỡng, chi trả thù lao cho công chức và xây dựng công sở, trang thiết bị làm việc, trong tình hình hiện nay nguồn lực này chƣa thể đáp ứng vì vậy hoàn thiện hoạt động quản lý trong tổ chức công phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ phát triển kinh tế đất nƣớc nói chung và nguồn thu ngân sách để đầu tƣ lại cho công chức nói riêng, từng tổ chức công không thể có nguồn lực để làm kể cả khi đã xây dựng đƣợc kế hoạch tốt; xã hội hóa đầu tƣ cho nguồn nhân lực khu vực công còn ít hầu nhƣ chƣa có trong khi nguồn lực của nhà nƣớc chƣa đáp ứng. Việc tiếp thu những tiến bộ, đổi mới về quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công hiện nay vẫn còn nhiều khoảng trống, cơ quan quản lý chƣa nghiên cứu đƣợc nhiều mô hình, chƣa có nhiều điển hình tiên tiến để các đơn vị khác học tập VD: Mô hình khoán biên chế, khoán quỹ lƣơng trao quyền tự chủ cho ngƣời đứng đầu. Mô hình đặc khu kinh tế, mô hình vùng núi cao, mô hình đồng bằng, mô hình thành phố lớn...

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhân lực tại Cục Thống kê tỉnh Hà Nam

Quản lý nhân lực của Cục Thống kê cần phải phù hợp với quy định chung của Đảng, Nhà nƣớc, đồng thời phải phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm hoạt động của ngành Thống kê. Nhƣ vậy, quản lý nhân lực của Cục Thống kê cần có định hƣớng hoàn thiện phù hợp với xu thế phát triển, cụ thể là:

Thƣờng xuyên quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng đội ngũ công chức, viên chức trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quản lý nhân lực phải phù hợp với các mục tiêu trong chiến lƣợc phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở những điều kiện và đặc điểm cụ thể về hoạt động của ngành Thống kê.

Quản lý nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn và có bƣớc đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quản lý nhân lực cần nắm vững và giải quyết mối quan hệ và tác động qua lại giữa các khâu nhƣ xác định nhu cầu nhân lực, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, tạo động lực, đánh giá, khen thƣởng nhân lực thống kê. Khi giải quyết mối quan hệ giữa những khâu này đều phải xuất phát từ nhu cầu và điều kiện thực tế về nhân lực của đơn vị trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cục thống kê tỉnh hà nam 0 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)