1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM
* Năng lực tài chính
Vốn chủ sở hữu hay là vốn tự có: Là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. Nguồn hình thành loại vốn này bao gồm:
- Nguồn hình thành ban đầu: Tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau, nếu là NHTM thuộc sở hữu nhà nƣớc thì do ngân sách nhà nƣớc cấp, nếu là NHTM cổ phần sẽ do các cổ đông đóng góp qua mua cổ phần, trƣờng hợp của ngân hàng liên doanh sẽ do các bên tham gia liên doanh góp, với ngân hàng thuộc sở hữu tƣ nhân sẽ là vốn tƣ nhân.
- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Các NHTM sẽ gia tăng lƣợng vốn của chủ nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong quá trình hoạt động.
- Nguồn từ lợi nhuận: Một khi thu nhập ròng của ngân hàng dƣơng, chủ ngân hàng có xu hƣớng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập rong thành vốn đầu tƣ. Tỷ lệ này phụ thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về mức độ tích luỹ và tiêu dùng.
- Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do NHTW quy định, tuy nhiên đây lại là hình thức huy động không thƣờng xuyên.
- Các quỹ: Ngân hàng có nhiều quỹ. Mỗi quỹ có mục đích riêng. Có thể kể ra một số quỹ nhƣ Quỹ dự phòng rủi ro, quỹ này đƣợc trích lập hàng năm và đƣợc tích luỹ lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra. Quỹ bảo toàn vốn nhằm bù đắp hao mòn của vốn dƣới tác động của lạm phát. Quỹ thặng dƣ là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thị giá và mệnh
giá của cổ phiếu mới. Ngoài ra các NHTM còn có thêm các quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng…
Nguồn hình thành các quỹ nói trên là từ thu nhập của NHTM những việc sử dụng các quỹ này vào hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng quỹ.
- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Các khoản vay trung dài hạn của NHTM mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể đƣợc coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng (vốn bổ sung) do nguồn này có một số đặc điểm nhƣ sử dụng lâu dài, có thể đầu tƣ vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn. [9]
Trên bảng cân đối kế toán của NHTM, vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản mục cơ bản: Vốn điều lệ, lợi nhuận chƣa phân phối và các quỹ. Trong đó, vốn điều lệ là vốn đƣợc ghi trong điều lệ của ngân hàng, nó có ý nghĩa rất quan trọng với hoạt động của NHTM. Vốn điều lệ thể hiện khả năng tài chính, năng lực hoạt động của NHTM.
Từ đây, ta có thể kết luận đƣợc rằng nếu vốn điều lệ càng cao thì càng có khả năng mở rộng mạng lƣới giao dịch. Điều này cho phép ngân hàng chiếm lĩnh thị trƣờng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn, nâng cao chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng…
Vốn chủ sở hữu tác động đến quy mô huy động vốn, cho vay cũng nhƣ thực hiện các dịch vụ ngân hàng của NHTM: Tại Thông tƣ 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN Việt Nam về việc ban hành quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, trong đó tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR đƣợc xác định theo công thức:
Trong đó tổng tài sản có rủi ro của NHTM gồm giá trị tài sản có rủi ro nội bảng và ngoại bảng quy đổi theo tỷ lệ rủi ro tương ứng với mỗi loại tài sản có của ngân hàng. Theo thông tƣ hiện hành tỷ lệ này phải đạt tối thiểu là 9%.
Cũng theo Thông tƣ này quy định giới hạn cho vay, bảo lãnh của một NHTM nhƣ sau: “Tổng dƣ nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của TCTD. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của TCTD”. Các khoản cho vay vƣợt tỷ lệ nêu trên, các NHTM chỉ đƣợc cho vay nếu có văn bản chấp thuận của NHNN. [6]
Vốn tự có ngày càng có vai trò quan trọng khi hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng, hơn nữa trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hoá nhƣ hiện nay các NHTM luôn tìm cách gia tăng vốn tự có, đặc biệt là vốn điều lệ, tăng vốn điều lệ thông thƣờng đƣợc thực hiện bằng những cách sau:
Bổ sung từ phần lợi nhuận để lại, đây là phần lợi nhuận không chia sau khi đã chia cổ tức, nộp nghĩa vụ cấp trên và trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định.
Ngân sách nhà nƣớc cấp bổ sung với NHTM nhà nƣớc, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn đối với NHTMCP.
Phát hành thêm trái phiếu dài hạn ra công chúng.
Vốn điều lệ tăng trƣởng bền vững nói lên một điều năng lực tài chính lành mạnh và sự phát triển ổn định của ngân hàng.
Khả năng sinh lời: Cho biết một đồng vốn ngân hàng bỏ ra trong một thời gian nhất định sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
CAR (%)
Vốn tự có
Tổng tài sản có rủi ro =
Khả năng sinh lời của NHTM đƣợc thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau đây:
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): đƣợc xác định bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho tổng tài sản, nó đo lƣờng sức mạnh tạo thu nhập của tài sản sau thuế và lãi vay, tỷ suất càng cao sẽ nói lên khả năng quản lý, khai thác và sử dụng tài sản của ngân hàng càng có hiệu quả.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): đo lƣờng mức độ thu nhập của các khoản đầu tƣ của cổ đông. Nó đƣợc xác định bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho vốn chủ sở hữu, nó cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Đây là chỉ tiêu đƣợc các nhà quản trị, các nhà đầu tƣ quan tâm sử dụng khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
* Năng lực hoạt động
Năng lực huy động vốn:
Ta đều biết rằng nguồn vốn của NHTM bao gồm hai loại chính nếu nhƣ ta phân chia theo hình thức sở hữu: Nguồn vốn của chủ và các khoản nợ. Trong đó vốn của chủ thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn, các khoản nợ là nguồn chủ yếu của ngân hàng. Sau đây chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu các khoản nợ.
Các khoản nợ là tài nguyên chính của ngân hàng, chất lƣợng và số lƣợng của nó ảnh hƣởng đáng kể tới chất lƣợng và số lƣợng các khoản cho vay, đầu tƣ.[6]
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM. Để gia tăng tiền gửi các ngân hàng đã đƣa nhiều hình thức huy động khác nhau:
- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán): Đây là tiền của các tổ chức hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đích thanh
toán. Trong phạm vi số dƣ cho phép, các nhu cầu chi trả của tổ chức và cá nhân đều đƣợc ngân hàng thực hiện. Nhìn chung lãi suất của loại tiền gửi này thƣờng thấp thay vào đó chủ tài khoản có thể đƣợc hƣởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Trong điều kiện cạnh tranh, một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức biến tƣớng của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất loại tiền gửi này lên nhằm cạnh tranh với các TCTD khác.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của ngƣời gửi tiền, hình thức tiền gửi có kỳ hạn ra đời. Ngƣời gửi không đƣợc sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, ngƣời gửi phải đến ngân hàng để rút tiền ra. Ta dễ thấy rằng nó không thuận tiện cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn tuy theo độ dài của kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm: Các tầng lớp dân cƣ đều có các khoản thu nhập tạm thời chƣa sử dụng đó là các khoản tiền tiết kiệm. Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cƣ thay đổi thói quen giữ tiền và vàng tại nhà bằng cách mở rộng mạng lƣới huy động, đƣa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.
- Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, NHTM này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên, quy mô nguồn này thƣờng không lớn.
Nguồn đi vay: Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM. Tuy nhiên, khi cần NHTM thƣờng vay mƣợn thêm. NHTW thƣờng quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ. Do vậy nhiều ngân hàng vào những giai
đoạn cụ thể phải vay mƣợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế.
- Vay NHTW: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Trong trƣờng hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán), NHTM thƣờng vay NHTW. Hình thức cho vay chủ yếu của NHTW là tái chiết khấu (tái cấp vốn). Các thƣơng phiếu đã đƣợc NHTM chiết khấu (tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền NHTM mang những thƣơng phiếu này tái chiết khấu tại NHTW. Nghiệp vụ này làm thƣơng phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTW) tăng lên. NHTW điều hành nghiệp vụ này một cách chặt chẽ; NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Lẽ thông thƣờng NHTW chỉ tái chiết khấu cho những thƣơng phiếu có chất lƣợng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và thời hạn phù hợp với mục tiêu của NHTW trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chƣa có thƣơng phiếu, NHTW cho NHTM vay dƣới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định.
- Vay các TCTD khác: Đây là nguồn các ngân hàng vay mƣợn lẫn nhau và vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trƣờng liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vƣợt yêu cầu do có kết dƣ gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngƣợc lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mƣợn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Nhƣ vậy nguồn vay mƣợn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trƣờng hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mƣợn từ NHTW. Quá trình vay mƣợn rất đơn giản. Ngân hàng vay mƣợn chỉ cần liên hệ với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý (hoặc NHTW). Khoản vay có thể không cần đảm bảo, hoặc đƣợc đảm bảo bằng các
chứng khoán của kho bạc. Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và cuả ngân hàng đi vay tăng lên.
- Vay trên thị trƣờng vốn: Giống nhƣ các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mƣợn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trƣờng vốn. Rất nhiều NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tƣ trung và dài hạn. Thông thƣờng đây là khoản vay không có bảo đảm. Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao hơn sẽ vay đƣợc nhiều hơn. Các ngân hàng nhỏ thƣờng khó vay mƣợn trực tiếp bằng cách này; họ thƣờng vay thông qua ngân hàng đại lý hoặc đƣợc bảo lãnh của ngân hàng đầu tƣ. Khả năng vay mƣợn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trƣờng tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng. Nghiệp vụ vay mƣợn tƣơng đối phức tạp. Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị trƣờng để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay thích hợp. Các vấn đề chuyển nhƣợng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ… cũng đƣợc các ngân hàng quan tâm.
Vốn huy động có vai trò rất quan trọng với hoạt động kinh doanh ngân hàng, là cơ sở để NHTM thực hiện các khoản đầu tƣ, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng khác cho khách hàng. Khả năng huy động vốn của NHTM thông qua các tiêu chí sau:
Thứ nhất, quy mô, thị phần và tốc độ tăng trƣởng vốn huy động; Thứ hai, cơ cấu vốn huy động và sự thay đổi cơ cấu;
Thứ ba, triển vọng và nhóm nguồn vốn huy động trong tƣơng lai.
Huy động vốn càng lớn, ổn định với chi phí thấp sẽ là cơ sở để hạ lãi suất đầu vào, giảm lãi suất cho vay, mở rộng cho vay và thực hiện các dịch vụ ngân hàng tăng thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng.
Khả năng cho vay và đầu tư:
Thể hiện năng lực sử dụng vốn của ngân hàng. Có đƣợc nguồn vốn lớn, ổn định là cơ sở để ngân hàng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và đầu tƣ nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Việc tìm kiếm và khai thác các nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng nhƣ lựa chọn khách hàng vay vốn để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh luôn là bài toán khó với các NHTM.
Khả năng cho vay và đầu tƣ của NHTM đƣợc thể hiện qua quy mô tín dụng, đầu tƣ, thị phần và chất lƣợng tín dụng và đầu tƣ của ngân hàng, cung cấp cho khách hàng. Các NHTM phải đảm bảo các khoản cho vay và đầu tƣ của mình luôn mang lại hiệu quả, đảm bảo thu hồi vốn đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Hiệu suất sử dụng nguồn vốn càng lớn, cân đối về thời hạn, đảm bảo khả năng thanh toán và không để xảy ra nợ quá hạn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên khi đánh giá khả năng cho vay và đầu tƣ của NHTM cũng cần xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn của ngân hàng. Đây là những khoản cho vay, đầu tƣ kém hiệu quả, khách hàng không trả đƣợc gốc và lãi đúng cam kết, có nguy cơ mất vốn. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi, vấn đề là các ngân hàng cần có những biện pháp để kiểm soát và nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh.
Khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ:
Thu từ dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của ngân hàng và hoạt động này lại chƣa đựng ít rủi ro. Hơn nữa nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng ngày càng đa dạng và đòi hỏi với chất lƣợng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng luôn tìm cách đƣa ra những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Số lƣợng các sản
phẩm dịch vụ càng đa dạng, chất lƣợng đáp ứng yêu cầu của khách hàng sẽ càng thu hút đƣợc khách hàng đến với ngân hàng của mình.
Chúng ta có thể thấy đƣợc rằng, ngày nay với những ngân hàng phát triển thu từ dịch vụ chiếm tới 40%, có những ngân hàng lên tới >50% trong