Năng lực quản lý, điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Hải Dương (Trang 71 - 75)

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh NHNo&PTNT Hải Dƣơng

2.2.3. Năng lực quản lý, điều hành

*Tổ chức bộ máy

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức

(Ngoài ra còn có 21 phòng giao dịch tại các chi nhánh loại III)

Về tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng đƣợc thể hiện qua sơ đồ nêu trên.

BAN GIÁM ĐỐC NHNo & PTNT tỉnh Hải Dƣơng

Các Chi nhánh loại III trƣ̣c thuô ̣c NHNo

& PTNT tỉnh Hải Dƣơng Các phòng trực thuô ̣c hô ̣i

sở NHNo & PTNT tỉnh Hải Dƣơng Phòng tín dụng Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phòng KDNT và thanh toán quốc tế Phòng kiểm tra kiểm toán nô ̣i bộ Phòng Maketing Phòng vi tính Phòng hành chính và nhân sƣ̣ Phòng nguốn vốn và KH tổng hơ ̣p

Chi nhánh huyê ̣n Nam Sách Chi nhánh huyê ̣n Cẩm Giàng

Chi nhánh huyê ̣n Gia Lô ̣c Chi nhánh huyê ̣n Tƣ́ Kỳ Chi nhánh huyê ̣n Ninh Giang

Chi nhánh huyê ̣n Bình Giang Chi nhánh huyê ̣n Thanh Hà

Chi nhánh huyện Kim Thành Chi nhánh huyê ̣n Kinh Môn Chi nhánh huyê ̣n Thanh Miê ̣n

Chi nhánh TP Hải Dƣơng Chi nhánh Thanh Bình Chi nhánh huyê ̣n Gia Lô ̣c

Trụ sở chính gồm Ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng. Ban giám đốc gồm Giám đốc thực hiện quản lý, điều hành chung và 03 phó giám đốc đƣợc phân chia theo các lĩnh vực Kế hoạch – Tín Dụng – Nguồn vốn; Kế toán, Ngân quỹ - Kiểm tra nội bộ - Tin học; Kinh doanh ngoại hối - Marketing, đồng thời mỗi phó giám đốc cũng đƣợc phân công theo dõi toàn diện các chi nhánh cấp huyện trực thuộc, các phó giám đốc đƣợc chủ động phán quyết trong phạm vi lĩnh vực đƣợc giao, chỉ khi nào vƣợt thẩm quyền mới trình xin ý kiến giám đốc. Chính điều này tạo đƣợc sự chủ động trong công việc của ban giám đốc, phát huy tính linh hoạt, kịp thời của hoạt động kinh doanh. Các phòng ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo từng lĩnh vực nghiệp vụ, đảm bảo độc lập, tránh đƣợc những chồng chéo làm giảm hiệu quả kinh doanh, mối quan hệ giữa các phòng ban nghiệp vụ là quan hệ hợp tác, phối hợp, các phòng ban tại hội sở chính đƣợc biên chế thông thƣờng từ 6 – 12 ngƣời tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban.

Hoạt động của trụ sở chính không chỉ thực hiện chức năng quản trị điều hành toàn tỉnh mà còn trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh.

Trực thuộc trụ sở chính có 12 chi nhánh loại III của 11 huyện, thành phố trong toàn tỉnh (trừ thị xã Chí Linh). Mạng lƣới chi nhánh loại III của các huyện, thành phố thực hiện các chức năng kinh doanh theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam đã đƣợc quy định trong quy chế về tổ chức hoạt động của chủ tịch hội đồng quản trị. Mỗi chi nhánh đƣợc biên chế từ 35 – 50 cán bộ viên chức, gồm 2 phòng nghiệp vụ chính là tín dụng và kế toán – ngân quỹ. Các chi nhánh loại III chịu sự quản lý trực tiếp về mặt tổ chức, chế độ thông tin – báo cáo; các hoạt động kinh doanh của đơn vị đƣợc chủ động trong pham vi phân cấp, nếu vƣợt thầm quyền sẽ lập tờ trình để xin ý kiến ngân hàng cấp trên.

* Nguồn nhân lực

Khi đã có tất cả những yếu tố: vốn, công nghệ, mạng lƣới ngân hàng…nhƣng nhân lực không đáp ứng yêu cầu thì hoạt động kinh doanh cũng không thể đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Nguồn nhân lực luôn luôn đƣợc xem là có vai trò quan trọng nhất, nhân tố quyết định mọi thành công của bất cứ hoạt động nào, càng thể hiện điều này rõ ràng hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Số lƣợng cán bộ viên chức toàn chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng tính đến thời điểm 31/12/2014 là 522 ngƣời, so với các ngân hàng khác trên địa bàn NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng có số lƣợng cán bộ viên chức lớn nhất, đây cũng là một lợi thế để có thể đa dạng và mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, mặt trái ở đây là chi phí hoạt động cũng sẽ tăng lên, vấn đề đãi ngộ, chăm lo đời sống của cán bộ viên chức là những áp lực không nhỏ đối với chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng.

Chất lƣợng cán bộ viên chức: Cơ cấu lao động theo trình độ tính đến 31/12/2014 nhƣ sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ

( Đơn vị: người) STT Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Sau đại học 29 5,6 2 Đại học 446 85,4 3 Cao đẳng 6 1,1 4 Trung, sơ cấp 19 3,6 5 Khác 22 4,2

Ngoài ra:

- Trình độ chính trị: Cử nhân: 01 cán bộ (CB); Cao cấp: 10 CB; Trung cấp 9 CB, Sơ cấp 461 CB.

- Trình độ tin học: Cử nhân 16 CB, Cao đẳng 12 CB, Trung cấp 04 CB, Chứng chỉ C: 16 CB, Chứng chỉ B: 255 CB, Chứng chỉ Agribank: 20 CB.

- Trình độ ngoại ngữ: tổng số có 367 CB, bằng 70,7% tổng CB có trình độ ngoại ngữ Anh văn trình độ A trở lên, trong đó: 10 đại học, 166 CB trình độ C, 163 CB trình độ B và 32 CB trình độ A.

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy chất lƣợng lao động của ngân hàng ở mức khá so với yêu cầu của toàn ngành (lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm >80% tổng số lao động), tuy nhiên lao động có trình độ thực sự cao (chuyên viên chính, chuyên gia) chiếm tỷ lệ nhỏ, lao động chƣa qua đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành nghiệp vụ vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể, điều này đòi hỏi ngân hàng cần phải có những biện pháp cụ thể tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, thích ứng đƣợc với yêu cầu và nhiệm vụ mới.

Nhận thức rõ vai trò của công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, Agribank Hải Dƣơng thƣờng xuyên cử cán bộ viên chức tham gia các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn theo từng mặt nghiệp vụ: Kế toán – Ngân quỹ, Tín dụng, Thanh toán quốc tế, Ngoại ngữ - Tin học…, đảm bảo cập nhật kiến thức và mục tiêu lâu dài chi nhánh cũng cho cán bộ cốt cán theo học các chƣơng trình đào tạo sau đại học dài hạn tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong nƣớc nhƣ: Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia), Học viện Ngân hàng…, ngoài ra để đảm bảo tốt công tác chính trị tƣ tƣởng, chống những biểu hiện thoái hóa, biến chất trong toàn thể cán bộ công nhân viên, đơn vị tổ chức phổ biến các pháp lệnh phòng chống tham nhũng, lãng phí; học tập tại các lớp bồi dƣỡng lý luận chính trị.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đào tạo thực tế vẫn còn chƣa đáp ứng một cách đầy đủ lý do là các chƣơng trình đào tạo thƣờng ngắn, các hội thảo đặc

biệt hội thảo chuyên đề chƣa đƣợc nhiều, đội ngũ giảng viên đa số kiêm chức, trình độ và kinh nghiệm bất cập, các tài liệu và số lƣợng cán bộ đƣợc đào tạo còn ít, chƣa đạt chuẩn hóa.

Để đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển cùng với việc bổ xung lao động thay thế những lao động đã thôi việc, hằng năm chi nhánh đều tuyển dụng các cán bộ trẻ tốt nghiệp các trƣờng đại học khối ngành kinh tế, với lòng nhiệt huyết, đầy năng lực, với những kiến thức ngân hàng tài chính hiện đại, trình độ ngoại ngữ tốt có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập.

Là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam có kết quả hoạt động kinh doanh vào loại khá nên những năm qua thu nhập của cán bộ viên chức không những đƣợc đảm bảo mà còn không ngừng đƣợc nâng cao, tốc độ tăng thu nhập luôn cao hơn tốc độ lạm phát, đảm bảo thu nhập thực của ngƣời lao động năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên chế độ đãi ngộ với cán bộ viên chức vẫn chƣa phù hợp và chịu sự quản lý, khống chế về chế độ lƣơng, thƣởng của nhà nƣớc. Chế độ trả lƣơng còn mang nặng tính bình quân, chƣa thực sự gắn với đóng góp cũng nhƣ hiệu quả công việc do đó chƣa tạo đƣợc động lực để cán bộ phát huy hết tính sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy đơn vị cần phải đổi mới khâu xây dựng quy trình đánh giá, quy hoạch cán bộ để làm căn cứ sắp xếp công việc cho phù hợp, đồng thời chế độ đãi ngộ cả về vật chất và tinh thần cần hợp lý nếu không sẽ dẫn tới tình trạng đối mặt với việc chảy máu chất xám sang các NHTMCP (các tổ chức đang thiếu hụt lớn nhân lực lĩnh vực ngân hàng tài chính, đặc biệt nhân lực chất lƣơng cao và có kinh nghiệm) đang có chiều hƣớng gia tăng trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Hải Dương (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)