2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank Hải Dƣơng bằng mô hình
2.4.4. Khó khăn, thách thức
- Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong tƣơng lai với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh , trình độ quản lý chuyên nghiệp từ nƣớc ngoài.
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các Ngân hàng trên địa bàn , đặc biệt là những NHTM cổ phần, với những thƣơng hiệu quen thuộc và rất mạnh nhƣ Sacombank, ACB, Techcombank, VIBank, họ đã hút một lƣợng khá lớn khách hàng trong số đó có cả khách hàng truyền thống của NHNo trƣớc đây.
- Rủi ro thị trƣờng gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trƣờng tài chính; lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn đựơc tự do hóa, khả năng chịu ảnh hƣởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nƣớc trên thế giới và khu vực sẽ gia tăng.
- Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập, chƣa thật sự bền vững và dễ dàng bị đỗ vỡ khi có những biến động.
- Nguồn nhân lực dễ dàng bị lôi kéo bởi các đối thủ khác.
- Chi nhánh chƣa khai thác triệt để các sản phẩm, dịch vụ hiện có nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, chƣa đa dạng hoá các phƣơng thức cho vay phù hợp theo nhu cầu của thị trƣờng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có của địa bàn, vẫn còn tình trạng lúng túng trong việc đƣa ra các kế hoạch kinh doanh. Phƣơng thức tiếp cận khách hàng để mở rộng các dịch vụ phi tín dụng nhƣ bảo hiểm, đại lý kinh doanh chứng khoán còn yếu. - Có một số đơn vị trực thuộc để tình trạng cơ cấu nợ một cách phổ biến, che dấu thực trạng nợ xấu, đây chính là rủi ro tiềm ẩn. Nhiều khoản vay có tính chất nhƣ nợ xấu nhƣng chƣa phân vào nhóm phù hợp để trích lập dự phòng theo quy định của NHNN Việt Nam. Thiếu tính chủ động trong việc trích lập dự phòng xử lý rủi ro.
- Mạng lƣới rộng, nhân lực đông nhƣng tính cho từng chi nhánh trực thuộc thì số lƣợng này còn mỏng, thực sự chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu mở rộng sản phẩm, dịch vụ và chất lƣợng phục vụ.
- Hoạt động trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp tập trung, các khách hàng lớn đều là những doanh nghiệp mà tài sản bảo đảm tiền vay khi vay vốn
của ngân hàng là những tài sản chuyên dùng, hình thành từ vốn vay vì vậy khi xảy ra rủi ro tín dụng, khách hàng không trả đƣợc nợ, việc xử lý tài tài sản bảo đảm này sẽ rất khó khăn, phức tạp.
Tóm tắt:
Từ những cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM trong Chương 1, Chương 2 đã đi sâu đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank Hải Dương . Từ khái quát sơ lược quá trình hình hình và phát triển, điểm qua kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank trong những năm qua. Kế tiếp là đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank với các đối thủ khác, dựa trên những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh (Five Forces ) của M . E Porter . Áp dụng mô hình SWOT để tập hợp các kết quả phân tích đánh giá những điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó có các giải pháp phù hợp trong Chương tiếp theo.
Cụ thể, từ viê ̣c phân tích , đánh giá trên có thể rút ra các điểm mạnh về năng lực cạnh tranh cần duy trì phát huy đó là : Tiếp tục giữ vị thế của nhà cung cấp tín dụng hàng đầu trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn của địa bàn Hải Dương; Mở rộng cho vay các ngành , nghề mũi nhọn ; Trong những năm tiếp theo Agribank Hải Dương cần tiếp tục phương châm trong hoạt động tín dụng là nâng cao chất lượng , tăng trưởng ổn định, thận trọng và áp dụng chuẩn mực của ngành; Tận dụng nguồn lực về tài chính (đặc biê ̣t là vốn huy dộng trong dân cư ), phát huy thế mạnh về hạ tầng và mạng lưới , tiếp tục củng cố thương hiệu và mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời cũng nhận rõ các điểm yếu, tồn tại đó là: chất lượng nhân sự, trang thiết bi ̣ công nghê ̣, các quy trình nghiệp vụ , văn hóa doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức bộ máy . Các vấn đề này sẽ được xử lý bằng các giải pháp đề ra trong Chương 3.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH HẢI DƢƠNG