2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh NHNo&PTNT Hải Dƣơng
2.2.2. Năng lực hoạt động
* Huy động vốn
Huy động vốn hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, đóng vai trò quan trọng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoạt động của ngân hàng.
Huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc, vay vốn của NHTW và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHTW.
Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn
( Đơn vị: tỷ VNĐ )
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
1/ Nguồn vốn huy động tại địa
phƣơng 7.046 8.989,9 11.097
2/ Vốn UTĐT 181 159,7 154
3/ Vốn điều hòa của NHNo VN 11 0 0
4/ Tổng nguồn vốn kinh doanh 7.238 9.149,6 11.251
5/ Tốc độ tăng trƣởng (%) 22,2 26,4 23,0
(Nguồn: Agribank Hải Dương - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2012 - 2014)
Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh luôn đạt trên 22% (mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra hằng năm trong những năm gần đây), năm 2013 tốc độ tăng trƣởng đạt mức cao 26,4%. Trong điều kiện các chi nhánh NHTM trên địa bàn cạnh tranh quyết liệt trong công tác huy động vốn, đơn vị đã có những biện pháp tích cực trong huy động vốn theo hƣớng ổn định, tăng cƣờng vốn huy động trung, dài hạn với cơ cấu hợp lý, đa dạng hơn. Cùng với nguồn huy động tại địa phƣơng, chi nhánh đã tranh thủ nguồn vốn ủy thác đầu tƣ của nƣớc ngoài vừa đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế của địa phƣơng vừa tạo điều kiện để chi nhánh tăng trƣởng dƣ nợ, đó cũng là một trong những giải pháp để hoàn thành tốt kế hoạch tài chính tại đơn vị. Thị phần tổng nguồn vốn kinh doanh của đơn vị vẫn giữ vững vị trí số một trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng và trong những năm tiếp theo chi nhánh khẳng định sẽ tiếp tục dẫn đầu trong công tác này so với các ngân hàng thƣơng mại khác. Đối với chi nhánh tỉnh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, trong công tác nguồn vốn chủ yếu xem xét kết quả huy động vốn tại địa phƣơng. Sau đây ta xem xét cụ thể tình hình cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phƣơng theo bảng tổng hợp dƣới đây:
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động
( Đơn vị: tỷ VNĐ )
STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014
I Theo đối tƣợng huy động
1/ Tiền gửi dân cƣ 6.241 7.771,4 10.241,5
2/ Tiền gửi TCKT 719 1.035 779
3/ Tiền gửi TCTD và tiền gửi khác 86 183,6 76,4
II Theo kỳ hạn
1/ Nguồn vốn không kỳ hạn 880 1.419,8 1.186 2/ Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng 5.585 6.622 7.900,8 3/ Nguồn vốn có kỳ hạn >= 12 tháng 581 948 2.010,3
III Tổng nguồn vốn huy động tại địa phƣơng 7.046 8.989,9 11.097
IV Tốc độ tăng trƣởng (%) 50,3 27,6 23,4
(Nguồn: Agribank Hải Dương - Báo cáo hoạt động kinh doanh từ 2012-2014)
Vốn huy động tại địa phƣơng của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng năm 2013 đạt 8.989,9 tỷ đồng, tăng 1.943,8 tỷ so với năm 2012, tỷ lệ tăng 27,6%. Năm 2014 đạt 11.097 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 2.107,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 23,4% so với năm 2013. Trong năm 2012 tăng trƣởng mạnh nhất trong huy động vốn tại địa phƣơng đạt tới 50,3%, mức tăng trƣởng trong huy động nguồn tại địa phƣơng luôn cao hơn mức trung bình của toàn ngành, vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Thị phần huy động có mức ổn định tƣơng đối, năm 2012 chiếm 34,8%, năm 2013 chiếm 31,9%, năm 2014 chiếm 32,4%. Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng trƣởng cao trong năm 2013 và 2014, tốc độ tăng trong năm 2013 là 63%, chiếm tỷ trọng 10,54% tổng nguồn
huy động tại địa phƣơng. Năm 2014, tốc độ tăng cao hơn hẳn các năm trƣớc trên 112% .
Nhìn chung trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trong cao và tăng khá mạnh, nguồn ngắn hạn thƣờng lớn hơn nguồn trung – dài hạn, nhƣng có xu hƣớng chuyển dịch từ ngắn sang trung, dài hạn điều này giúp ngân hàng có thể đầu tƣ nhiều hơn vào các dự án vay vốn trung, dài hạn một cách an toàn, nó cũng nói lên một điều ngân hàng đã tạo đƣợc lòng tin với khách hàng của mình ngày một tốt hơn.
Trong giai đoạn 2012-2014 tình hình tăng trƣởng vốn huy động tại địa phƣơng của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng đạt đƣợc nhƣ trên là phù hợp với chiến lƣợc của toàn hệ thống cũng nhƣ kế hoạch đã đề ra của đơn vị. Trong năm 2014 tốc độ tăng trƣởng mạnh ở nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên bởi sự sáp nhập của các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Hải Dƣơng, có thể nhận thấy rõ hơn qua hình ảnh của biểu đồ dƣới đây:
Đồ thị 2.1: Thị phần (%) nguồn vốn huy động tại địa phƣơng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
34.8 31.9 32.4 25.3 22 15 15.7 16 17 24.2 25 21 0 5.1 14.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2012 2013 2014
AGRIBANK VIETINBANK VIETCOMBANK BIDV NHTMCP
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động ngân hàng toàn tỉnh của chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương từ 2012 – 2014)
giữ vững vị trí số một về thị phần trong công tác huy động nguồn tại địa phƣơng so với các chi nhánh NHTM đang hoạt động trên địa bàn, điều đó chứng tỏ NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng vẫn làm tốt công tác huy động vốn tại chỗ; đƣờng lối, kế hoạch đề ra đều đƣợc thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao, khẳng định tính vững chắc trong công tác này trong thời gian qua.
*Năng lực tín dụng
Tăng cƣờng việc mở rộng cho vay nhóm khách hàng truyền thống, có độ an toàn cao, có chính sách cụ thể nhằm ƣu ái để giữ vững những đối tƣợng khách hàng này. Hạn chế cấp tín dụng nhóm khách hàng tiềm ẩn rủi ro cao, hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả.
Tiếp tục giữ vị thế của nhà cung cấp tín dụng hàng đầu trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn của địa bàn Hải Dƣơng, mở rộng cho vay các ngành, nghề mũi nhọn. Trong những năm tiếp theo chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng vẫn tiếp tục phƣơng châm trong hoạt động tín dụng là nâng cao chất lƣợng, tăng trƣởng ổn định, thận trọng và áp dụng chuẩn mực của ngành.
Hoạt động tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng
( Đơn vị: triệu VNĐ)
TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014
I Doanh số cho vay 9.657.063 11.390.400 13.434.500
Ngắn hạn 6.311.015 7.650.550 8.963.125 Trung, dài hạn 3.346.048 3.739.850 4.471.375 II Doanh số thu nợ 8.363.120 10.390.800 12.458.360 Ngắn hạn 4.718.302 6.586.530 7.862.260 Trung,dài hạn 3.644.818 3.804.270 4.596.100 III Tổng dƣ nợ 7.047.250 8.046.350 9.021.700 Ngắn hạn 4.594.250 5.233.150 5.902.200 Trung, dài hạn 2.453.000 2.813.200 3.119.500
(Nguồn: Agribank Hải Dương - Báo cáo công tác tín dụng từ 2012-2014)
Năm 2012, tổng dƣ nợ cho vay: 7.047,25 tỷ đồng, với 48.790 khách hàng còn dƣ nợ, so với năm 2011 tăng 840 khách hàng tăng 1,75%. Dƣ nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo các QĐ của UBND tỉnh đến 31/12/2012 đạt 64,5 tỷ đồng với 831 khách hàng đƣợc hỗ trợ, số lãi tiền vay đã hỗ trợ từ đầu chƣơng trình 1.831 triệu đồng. Dƣ nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo các QĐ của Thủ tƣớng Chính phủ: 82,4 tỷ đồng, với 6.415 khách hàng đƣợc vay hỗ trợ lãi suất, tổng số lãi tiền vay đã hỗ trợ cho khách hàng từ đầu chƣơng trình 35.652 triệu đồng (hiện tại, chi nhánh còn dƣ nợ của 1 chƣơng trình hỗ trợ theo Quyết định 63/QĐ-TTg với 6 khách hàng đƣợc hỗ trợ, dƣ nợ 82,4 triệu đồng, số tiền lãi hỗ trợ 18,8 triệu đồng).
Dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn: 6.180 tỷ đồng, chiếm 87,7%/tổng dƣ nợ; so với năm 2011 tăng 2.270 tỷ đồng (+58%), đạt 116,5% chỉ tiêu kế hoạch giao.
Dƣ nợ cho vay xây dựng nông thôn mới: 1.645 tỷ đồng, chiếm 23,3%/tổng dƣ nợ, với 15.881 lƣợt khách hàng vay vốn, trong đó số khách hàng cón dƣ nợ là 14.154 khách hàng.
Năm 2013 doanh số cho vay đạt 11.390,4 tỷ đồng, tăng 1.733,4 tỷ đồng tƣơng đƣơng 17,9% so với năm 2012. Doanh số thu nợ 10.390,8 tỷ đồng, tăng 2.027,8 tỷ đồng tƣơng đƣơng 24,3% so với năm 2012. Tổng dƣ nợ cho vay đạt 8.046,35 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng tƣơng đƣơng 14,2% so với năm 2012. Dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn: 6.857 tỷ đồng, chiếm 85,2%/tổng dƣ nợ; so với năm 2012 tăng 677 tỷ đồng tƣơng đƣơng 11%, đạt 96,2% chỉ tiêu kế hoạch giao.
Năm 2014, trong bối cảnh chung, tăng trƣởng tín dụng gặp nhiều khó khăn, Chi nhánh đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để mở rộng cho vay, vƣợt kế hoạch giao 4,52%: (1) thực hiện điều tra, khảo sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, xây dựng kế hoạch sát với nhu cầu, khả năng; (2) điều hành lãi suất cho vay phù hợp qui định của Agribank, phù hợp địa bàn; giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc (từ mức 9%/năm những tháng đầu năm xuống 8%/năm vào tháng 3/2014 và xuống 7%/năm đối với một số lĩnh vực ƣu tiên vào cuối năm 2014); (3) triển khai các chƣơng trình cho vay ƣu đãi lãi suất đối với khách hàng xuất nhập khẩu, khách hàng vay vốn ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam; (4) chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hƣớng đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho vay xuất khẩu, cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay DNNVV, cho vay tiêu dùng; (5) tiếp tục xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, cho vay để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ vay phục hồi
SXKD; (6) rà soát lại toàn bộ các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, tổ chức tập huấn cho cán bộ tín dụng và cán bộ có liên quan đặc biệt là các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trong năm 2014; (7) tích cực thu thập thông tin, đặc biệt là thông tin mang tính cảnh báo, dự báo, diễn biến tâm lý của khách hàng trong giai đoạn hiện nay để có giải pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh trong việc thẩm định và quyết định cho vay, đặc biệt là những xung đột về mặt pháp lý có thể xảy ra; (8) giao chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ, gắn công tác cho vay với chi trả lƣơng.
Đến 31/12/2014, doanh số cho vay 13.434,5 tỷ đồng, tăng 2.044 tỉ đồng tƣơng đƣơng 17,9%, doanh số thu nợ 12.458,36 tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2013. Tổng dƣ nợ cho vay (bao gồm cả ngoại tệ qui VND): 9.021,7 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 975,5 tỷ đồng, tỉ lệ tăng 12,1% (tăng cao hơn 3,3% mức tăng trƣởng chung toàn hệ thống Agribank, và cao hơn 3,5% so với mức tăng trƣởng chung của ngành Ngân hàng tỉnh Hải Dƣơng), đạt 104,52% kế hoạch.
Cũng mang đặc trƣng của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn là hoạt động chủ đạo cả về quy mô cũng nhƣ thu nhập mang lại, trong 3 năm trở lại đây thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm > 90% tổng thu.
Tín dụng ngắn hạn: Năm 2012 dƣ nợ 4.594,25 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,2% tổng dƣ nợ, năm 2013 đạt số dƣ 5.233,15 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 65,0% tổng dƣ nợ, trong năm 2014 con số này là 5.902,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,4% tổng dƣ nợ. Qua phân tích tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn trong những năm gần đây cho ta thấy tín dụng ngắn hạn của đơn vị tăng trƣởng theo chiều hƣớng ổn định, tỷ trọng dao động xung quanh chỉ tiêu kế hoạch đơn vị đề ra là 60%, và phù hợp với cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của chi nhánh.
Tín dụng trung, dài hạn: Năm 2012 có số dƣ nợ 2.453 tỷ, chiếm tỷ trọng 34,8% tổng dƣ nợ; năm 2013 đạt dƣ nợ 2.813,2 tỷ, chiếm tỷ trọng 35,0% tổng dƣ nợ; trong năm 2014 dƣ nợ là 3.119,5 tỷ, chiếm tỷ trọng 34,6 % tổng dƣ nợ, cũng tƣơng tự nhƣ tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung – dài hạn của chi nhánh cũng tăng trƣởng và chiếm tỷ trọng ổn định xung quanh chỉ tiêu 40%, so với yêu cầu đặt ra đã cơ bản đáp ứng đƣợc, chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng lên, tập trung vào những dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao; những dự án nhằm khôi phục và phát triển những ngành nghề truyền thống, đặc sản của địa phƣơng, đặc biệt những dự án trọng điểm tạo thêm nhiều việc làm, phục vụ xuất khẩu luôn đƣợc đơn vị quan tâm kịp thời.
Theo lĩnh vực đầu tƣ, hoạt động chủ đạo vẫn là mặt trận nông nghiệp, nông thôn với dƣ nợ trong năm 2013 đạt 6.857 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85,2% tổng dƣ nợ, cho vay tới 51.858 hộ sản xuất; năm 2014 dƣ nợ cho nông nghiệp, nông thôn vẫn tăng trƣởng mạnh, đầu tƣ vốn cho 53.124 hộ, dƣ nợ đạt 7.981 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88,5% tổng dƣ nợ tăng 16,4% so với năm 2013, có thể thấy thị trƣờng truyền thống đơn vị vẫn giữ đƣợc, nhịp tăng trƣởng ổn định, vững chắc tỷ lệ tăng bình quân hằng năm đạt trên 15% tiếp tục khẳng định vị trí số một tại lĩnh vực này. Các lĩnh vực khác trƣớc đây dƣờng nhƣ là thế mạnh của các ngân hàng khác nhƣ công - thƣơng nghiệp của chi nhánh Vietinbank, đầu tƣ - xây dựng cơ bản của chi nhánh BIDV thì đến nay chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng đã tiếp cận và chia sẻ thị phần ở những lĩnh vực này và kết quả đạt đƣợc hết sức khả quan.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ (%) dƣ nợ phân theo loại hình khách hàng 20 9 2 69 17 8 3 72 16 9 2 73 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2012 2013 2014 DNNN Công ty TNHH, DNTN, HTX DN có vốn ĐTNN Hộ gia đình và cá nhân
(Nguồn: Agribank Hải Dương - Báo cáo công tác tín dụng từ 2012-2014)
Qua biểu trên ta thấy dƣ nợ cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng hộ gia đình và cá nhân chiếm > 70% tổng dƣ nợ toàn chi nhánh, đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ hộ sản xuất, kinh doanh là phân đoạn thị trƣờng mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng nói riêng. Với những đối tƣợng còn lại trong những năm gần đây luôn giữ tỷ lệ ổn định trong cơ cấu dƣ nợ của chi nhánh.
Hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng trong thời gian vừa qua tăng trƣởng khá (tốc độ tăng trƣởng hằng năm đều > 12%), thị phần vẫn giữ vị trí số 1 trên địa bàn (> 30%), nhƣng chất lƣợng vẫn đƣợc đảm bảo vững chắc, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đƣợc khống chế ở mức tiêu chuẩn đề ra, chi tiêu nợ quá hạn/tổng dƣ nợ thấp đã phản ánh chất lƣợng tín dụng cao của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng, các khoản nợ tồn đọng do những năm trƣớc để lại từng bƣớc đƣợc giải quyết dứt điểm, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ở mức < 3%, thấp hơn mức trung bình toàn ngành và nghị quyết đại hội công nhân viên chức chi nhánh đề ra.
Đồ thị 2.2: Thị phần (%) tín dụng của một số chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. 31 33 32 22 20 17 16 18 19 24 24 22 0 5 10 0 5 10 15 20 25 30 35 2012 2013 2014
AGRIBANK VIETINBANK VIETCOMBANK BIDV NHTMCP
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động ngân hàng toàn tỉnh của chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương từ 2012 – 2014)
Việc xử lý nợ rủi ro của chi nhánh trong 2 năm 2013 và 2014 không có những diễn biến bất thƣờng, đảm bảo đƣợc kế hoạch đề ra. Chi nhánh đã áp dụng các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, lãi đọng: (1) thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và XLRR; (2) chỉ đạo kiên quyết công tác thu hồi nợ đến hạn, quá hạn để tạo nguồn vốn cho vay quay vòng và thu hồi nợ tồn đọng, nợ xử lý rủi ro hạch