CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
3.1. Khái quát chung về Ngân hàn gÁ Châu
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàn gÁ Châu
Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, và Tổng Giám đốc theo nhƣ quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng (Điều 27.1 Điều lệ ACB 2012). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát (Điều 29.1.d Điều lệ ACB 2012). Các ủy ban trực thuộc Hội đồng Quản trị bao gồm: Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Quản
lý rủi ro, Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Đầu tƣ, và Ủy ban Chiến lƣợc. Đến 31/12/2014, ACB có 346 Chi nhánh & Phòng Giao Dịch.
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức chung Ngân hàng TMCP Á Châu. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CÁC HỘI ĐỔNG PHÒNG TỔNG HỢP CÁC ỦY BAN CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VĂN PHÒNG HỘI ĐỐNG QUẢN TRỊ KHỐI QUẢN TRỊ HÀNH CHÁNH KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH PHÒNG ĐỐI NGOẠI KHỐI VẬN HÀNH VĂN PHÒNG DỰ ÁN CHIẾN LƢỢC GĐTC CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN TRỊ NGUỔN NHÂN Lực PHÒNG QUẢN TRỊ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
TRUNG TÂM QUẢN LÝ NỢ
TRUNG TÂM PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG PHÒNG THẨM ĐỊNH TÀI SẢN KTT& CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC PHÒNG QUẢN TRỊ
TRUYỀN THÔNG & THƢƠNG HIỆU
PHÒNG ĐẦU TƢ
BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ
KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2014 )
Nhiệm vụ các phòng ban chính của NHTMCP Á Châu
* Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị của ACB gồm tám thành viên và không tham gia điều hành trực tiếp. Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hƣớng chiến lƣợc tổng thể và định hƣớng hoạt động lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập nhƣ Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ, Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có, và Hội đồng đầu tƣ, v.v..
* Ban điều hành
Ban điều hành gồm có Tổng giám đốc điều hành chung và tám Phó Tổng giám đốc phụ tá cho Tổng giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lƣợc tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, bằng các kế hoạch và phƣơng án kinh doanh, tham mƣu cho Hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lƣợc, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
* Ban kiểm soát – Ban kiểm toán nội bộ
Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của ACB. Qua đó, Ban kiểm soát – kiểm toán nội bộ đánh giá chất lƣợng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mƣu cho Ban điều hành, cũng nhƣ đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có.
* Hội đồng tín dụng
Hội đồng tín dụng đƣợc thành lập từ năm 1995. Hội đồng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện việc xét duyệt phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi
và ngoài nƣớc, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lƣợng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
* Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có.
Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có (ALCO) đƣợc chính thức thành lập vào ngày 05/07/1997. Hiện nay, Hội đồng gồm có 11 ngƣời, là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, giám đốc khối. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; Quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; Quy định mức dự trữ thanh khoản; Quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; Quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
* Hội đồng đầu tƣ
Hội đồng đầu tƣ đƣợc chính thức thành lập ngày 11/01/1996. Hiện nay, hội đồng có 10 nguời, là thành viên Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Trƣởng Ban pháp chế và giám đốc đầu tƣ. Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tƣ mà ACB quan tâm, ra quyết định đầu tƣ, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tƣ.
* Khối khách hàng cá nhân
Khối khách hàng cá nhân đƣợc thành lập để xây dựng, phát triển và kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất và phát triển hoạt động ngân hàng dành cho cá nhân, phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc của ACB. Khối khách hàng cá nhân đƣợc tổ chức thành các phòng. Tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc, phòng có thể có một số bộ phận:
➢ Phòng kinh doanh
➢ Phòng huy động vốn và dịch vụ tài chính cá nhân. ➢ Phòng tín dụng
➢ Phòng phân tích thông tin
➢ Hệ thống kênh phân phối gồm: kênh phân phối chi nhánh ( Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch), kênh phân phối qua đối tác, kênh phân phối ngân hàng điện tử, kênh phân phối máy giao dịch tự động. Ngoài ra, khi cần thiết thì chuyên viên và nhân viên của Khối đƣợc phân công qản lý và tham gia các dự án. Chuyên viên và nhân viên quản lý hay tham gia dự án làm việc độc lập, báo cáo trực tiếp cho trƣởng dự án và báo cáo cho cấp trên trực tiếp hoặc cho một cấp trên nào đó đƣợc giám đốc khối chỉ định. Quan hệ giữa Khối và Sở giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch là quan hệ phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của ACB.
* Khối khách hàng doanh nghiệp
+ Bộ phận sản phẩm và phân tích tín dụng
- Thực hiện cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thƣơng mại dịch vụ
- Cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tƣ có quy mô lớn. - Hƣớng dẫn khách hàng làm hồ sơ khi có nhu cầu vay vốn. + Bộ phận thẩm định
- Tiến hành thẩm định dự án đầu tƣ của doanh nghiệp vay vốn, thẩm định phƣơng án sản xuất kinh doanh - dịch vụ, thẩm định tính khả thi của dự án, tình hình tài chính của doanh nghiệp và đề xuất cho vay.
- Theo dõi quá trình thực hiện dự án của doanh nghiệp, theo dõi món nợ vay và tài sản thế chấp.
+ Bộ phận thanh toán quốc tế
- Làm trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp dƣới các hình thức thanh toán L/C, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán séc, chiết khấu thƣơng phiếu, hối phiếu và chứng từ có giá.
- Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản thanh toán, mở L/C thanh toán xuất nhập khẩu.
Bộ phận này chuyên về các chức năng theo dõi nguồn vốn huy động dƣới các hình thức : tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán…để sử dụng nguồn vốn đó sao cho mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Bộ phận này khá quan trọng vì đây là đầu vào của ngân hàng, muốn có vốn vay thì phải huy động vốn tốt.
+ Bộ phận ngoại hối – kiều hối :
Bộ phận ngoại hối – kiều hối chuyên về thu đổi ngoại tệ và thực hiện các dịch vụ kiều hối, đổi thẻ MasterCard và VisaCard cho khách hàng.
* Khối phát triển kinh doanh
+ Bộ phận nghiên cứu phân tích kế hoạch và phân tích thị trƣờng : bộ phận này sẽ nghiên cứu chiến lƣợc kinh doanh trong từng thời kỳ, xem xét đánh giá thị trƣờng để đƣa rachiến lƣợc kinh doanh hợp lý, mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
+ Bộ phận phát triển kênh phân phối: nhiệm vụ của bộ phận này là phân tích tình hình các ngành, khu vực kinh tế để thành lập các kênh phân phối hợp lý.
+Bộ phận phát triển sản phẩm : kinh tế càng phát triển nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Để hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển thì cần nghiên cứu phát triển nhiều loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiệm vụ của bộ phận này là nghiên cứu nhu cầu khách hàng để phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.
* Khối giám sát điều hành + Bộ phận kế toán
Bộ phận kế toán gồm một kế toán trƣởng và các kế toán viên. Nhiệm vụ của bộ phận này là thực hiện việc tính toán, ghi chép tất cả các nghiệp vụ phát sinh một cách đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời và có hệ thống. Nhờ đó, Ban lãnh đạo kịp thời nắm tình hình thực hiện kế hoạch tổng hợp ( cơ cấu cho vay của các ngành kinh tế, số dƣ nợ quá hạn…) biết đƣợc tình hình thực hiện kế hoạch tiền mặt, tình hình huy động vốn để có kế hoạch sử dụng hiệu quả.
+ Bộ phận xử lý nợ
- Tiếp xúc khách hàng để tƣ vấn tìm cách trả nợ, trƣờng hợp không còn cách giải quyết, bộ phận này tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ.
+ Ban pháp chế: Bộ phận này chuyên xử lý các hồ sơ tín dụng thực hiện sai hợp đồng đã ký kết và thu hồi các khoản nợ này theo đúng qui định pháp luật cho phép, nhằm thu hồi vốn về càng sớm càng tốt để tiếp tục quay vòng tạo ra lợi nhuận, giảm bớt chi phí.
+ Bộ phận quản lý rủi ro
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là phân tích rủi ro, đề ra những chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro về tín dụng, thanh khoản và rủi ro về lãi suất nhằm giảm giảm thiệt hại cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
* Khối quản trị nhân sự + Bộ phận nhân sự
- Bộ phận này có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự của đơn vị.
- Tiếp nhận hồ sơ xin việc khi có nhu cầu phát triển thêm nguồn nhân lực. - Xây dựng các chính sách đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. - Thực hiện chƣơng trình đào tạo cho nhân viên hàng năm.
+ Bộ phận hành chính Bộ phận này có trách nhiệm theo dõi, lƣu trữ công văn, nhận công văn đến và gửi công văn đi, lƣu trữ, sao chép cho Ban giám đốc và các phòng khác.
* Khối công nghệ thông tin.
- Khối này thực hiện các nghiệp vụ xử lý thông tin trên máy tính, tổng hợp, thống kê và khai thác dữ liệu đƣợc truyền từ các phòng ban và các chi nhánh thông qua hệ thống mạng.
- Thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp tất cả các máy tính của hệ tống ngân hàng.
- Khai thác các dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ : Home Banking, Phone Banking,… thông qua mạng. Xử lý việc thanh toán thẻ qua mạng.
- Huy động tiền gửi bằng VND, ngoại tệ.
- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. - Tài trợ xuất nhập khẩu
- Nhận ủy thác đầu tƣ và tài trợ các dự án đầu tƣ
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union. - Kinh doanh ngoại tệ, vàng
- Dịch vụ trung gian thanh toán mua bán nhà và mua bán hàng hóa - Chiết khấu các chứng từ có giá do ACB phát hành
- Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card) - Dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nhận xét:
Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, chuyên môn hóa cao từng bộ phận, ACB thực hiện thông suốt và hoàn chỉnh các nghiệp vụ cũng nhƣ các dịch vụ hoạt động của một ngân hàng. Các bộ phận, phòng ban có mối liên hệ tƣơng hỗ với nhau về mặt chuyên môn, thực hiện một cách nhanh chóng, liên tục đã góp phần thúc đẩy cả hệ thống đạt đƣợc hiệu quả cao trong quản lý và điều hành.