Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàn gÁ Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 58 - 61)

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI

3.1. Khái quát chung về Ngân hàn gÁ Châu

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàn gÁ Châu

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Đặc trƣng riêng của ngân hàng là vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy Ban tổng giám đốc luôn coi trọng hoạt động huy động vốn dƣới mọi hình thức nhằm đảm bảo cho nguồn vốn tăng ổn định liên tục.

Bảng 3.1 Tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Á Châu

Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng NVHĐ Chênh lệch so với năm trƣớc

(+/-) (%)

2012 141.764

2014 165.432 0.116 4.45%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014 )

Từ số liệu trên ta có có thể dễ dàng nhận thấy vốn huy động tăng đều đặn qua các năm.

Bảng 3.2: Cơ cấu tiền gửi các năm 2012 và 2013

Tiền gửi không kỳ hạn Kỳ hạn dƣới 12 tháng Kỳ hạn 12 đến 24 tháng Kỳ hạn trên 24 tháng 2012 28,24% 33,91% 13,39% 24,46% 2013 24,10% 42,70% 11,70% 21,5%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013 )

Qua bảng số liêu trên ta có thể nhận ra nguồn huy động tiền gửi chủ yếu của ACB là tiền gửi ngắn hạn, bao gồm không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 12 tháng. Điều này khá phổ biến ở các NHTM. Một thế mạnh của ACB có thể thấy đƣợc ở đây là nguồn tiền gửi có trung và dài hạn khá cao, tỷ trọng của chúng trong các năm 2012 và 2013 lần lƣợt là 37,85% và 33,20%.

3.1.3.2. Hoạt động cho vay

Trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các NHTM nói chung và NHTMCP Á Châu Việt Nam nói riêng cũng ra sức thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục, duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh cho vay. Thực hiện chủ trƣơng của NHNN, ACB cũng chủ động cho vay đối với các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, cùng với đó hỗ trợ cho vay với khách hàng cá nhân. Ban lãnh đạo ACB đã đề ra nhiều giải pháp để có thể mở rộng hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay ACB đƣợc thể hiện trƣớc hết thông qua chỉ tiêu tổng dƣ nợ cho vay qua các năm.

Bảng 3.3 Dư nợ cho vay ACB qua các năm 2012-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2012 2013 2014

Tổng doanh số cho vay 375150 446215 468968

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014 )

Ngân hàng đã có sự tăng trƣởng tín dụng mạnh trong năm 2013. Dƣ nợ tín dụng năm 2013 tăng 48739 tỷ (39,93%) so với năm 2012 nhƣng năm 2014 giảm - 46836 tỷ (27,42%) so với năm 2013.

3.1.3.3. Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh.

Giai đoạn 2012- 2014 là giai đoạn phục hồi khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, lạm phát tăng cao, nợ công, rủi ro tín dụng, lãi suất leo thang luôn diễn ra bất thƣờng. Tuy nhiên, với hệ thống hoạt động kinh doanh ổn định, bám sát chủ trƣơng Ngân hàng đã đề ra trƣớc đó, nên hoạt động kinh doanh của ACB đảm bảo có lãi và lãi tăng qua các năm. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2012- 2014

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tổng thu nhập 21545,2 23985,2 27517,1

Tổng chi phí 18544 20502,1 23314,2

Lợi nhuận 3001,2 3483,1 4202,9

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ACB giai đoạn 2012- 2014)

Bảng 3.5 So sánh mức tăng lợi nhuận của ACB qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Lợi nhuận Chênh lệch

(+/-) %

2012 3001,2 - -

2013 3483,1 481,9 16,06%

2014 4202,9 719,8 20,67%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ACB giai đoạn 2012- 2014)

Trong giai đoạn 2012 -2014 nền kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hƣởng từ những tác động xấu ngoài dự tính của nền kinh tế thế giới. Trong tình hình đó, ACB đã có

những định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về mọi mặt kinh doanh nói chung và công tác tín dụng nói riêng. Trên cơ sở những định hƣớng đó Ngân hàng đã không ngừng đổi mới về mô hình tổ chức pháp lý, quy chế nghiệp vụ...; đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nâng cao chất lƣợng công tác tín dụng. NH đã chú trọng hơn gian đoạn trƣớc trong việc phân công nhiệm vụ công việc cụ thể tới các phòng chuyên môn, đến từng cán bộ, áp dụng các chỉ tiêu giao khoán rõ ràng tạo thuận lợi cho từng cán bộ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; chủ động tìm kiếm các dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh, dự án, phƣơng án vay vốn khả thi để cho vay nhằm hạn chế rủi ro và tăng lãi từ hoạt động cho vay; tổ chức đánh giá, phân tích, xếp loại khách hàng; thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, tồn tại cần khắc phục, nhƣng có thể khẳng định hoạt động kinh doanh của ACB những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả thành công, tạo đƣợc uy tín lớn đối với các cổ đông và khách hàng. Các chỉ tiêu về nguồn vốn, tăng trƣởng dƣ nợ, nợ xấu do NHNN Việt Nam quy định, ACB đều hoàn thành tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)