CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.5. Công tác quản lý nhân lực
+ Hạn chế: Bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn tồn tại trong công tác quản lý nhân lực như: Lực lượng chuyên viên QLDA mỏng, đôi khi còn kiêm nhiệm trong công tác quản lý. Đội ngũ chuyên viên trẻ chiếm tỉ lệ lớn nên vẫn còn tính thụ động trong công việc; trình độ không đồng đều, nhiều cán bộ không có chuyên môn vẫn phải QLDA.
+ Nguyên nhân:
- Đội ngũ chuyên viên trẻ chiếm tỉ lệ lớn nên vẫn còn tính thụ động trong công việc; trình độ không đồng đều, nhiều cán bộ không có chuyên môn vẫn phải QLDA. Hầu hết cán bộ trong Ban còn chưa nhận thức đúng, đủ về QLDA. Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến, trách nhiệm cá nhân còn chưa được đề cao dẫn đến tình trạng đùn đẩy công việc, phân công công việc chưa hợp lý.
84
- Số lượng cán bộ trong Ban còn ít, những cán bộ chuyên gia trong ban còn thiếu hơn nữa ban quản lý một lượng lớn các dự án liên tục dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo gây nên việc thiếu chuyên gia. Nhiều cán bộ vẫn còn chưa có kinh nghiệm quản lý dự án, vẫn xảy ra tình trạng cán bộ làm trái ngành nghề dẫn đến chất lượng và hiệu quả quản lý dự án không đạt tối ưu.
3.4.6. Công tác quản lý rủi ro.
+ Hạn chế: Công tác dự báo và phòng tránh rủi ro nhỏ lẻ và thường chỉ được quan tâm cho từng công việc cụ thể chứ chưa hình thành một hệ thống quản lý rủi ro hoàn chỉnh.
+ Nguyên nhân:
- Hiện tại, ĐHQGHN chưa có bộ phận chuyên trách cho công tác quản lý rủi ro.
- Công tác đo lường, đánh giá tủi ro còn hạn chế chỉ ở một số lĩnh vực liên quan chứ chưa có quy trình tổng thể (tiến độ, hợp đồng, vốn, chất lượng).
- Việc giao lưu, liên kết với các cá nhân, đơn vị có liên quan đến dự án trong việc thông tin rủi ro về tiến độ, chất lượng còn hạn chế.
85
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI