PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 34 - 35)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Luận văn sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp tổng hợp, kế thừa lý luận nhằm làm sáng tỏ khung lý luận về CSKKPTNN của chính quyền cấp tỉnh. Phương pháp này giúp học viên xây dựng luận cứ để chứng minh giá thuyết nghiên cứu. Nguồn dữ liệu bao gồm:

+ Luận cứ khoa học, các quan điểm, tư tưởng của các học giả liên quan đến vấn đề luận văn nghiên cứu trong các giáo trình, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo, v.v…

+ Tài liệu lưu trữ, văn kiện hồ sơ, văn bản pháp luật, chính sách,… thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

+ Thông tin trên truyền hình, báo chí…

- Phương pháp phân tích, diễn dịch nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận CSKKPTNN của chính quyền cấp tỉnh, qua đó vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở tỉnh Hà Nam.

- Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh trong việc nghiên cứu thực trạng CSKKPTNN của tỉnh Hà Nam. Tài liệu sau khi điều tra, thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các tiêu chí phù hợp cho đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên phần mềm SPSS 22. Công cụ này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng CSKKPTNN của tỉnh Hà Nam tron những năm gần đây thông qua các số liệu tuyệt đối, tương đối được thể hiện thông qua các bảng, hình vẽ.

- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: dựa trên kết quả phân tích, đánh giá CSKKPTNN của tỉnh Hà Nam, các điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến các điểm yếu của các chính sách, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện CSKKPTNN của tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.

- Số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm:

+ Số liệu thứ cấp: được thu thập từ UBND tỉnh Hà Nam, chủ yếu là từ các Sở: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài chính; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương... Bên cạnh đó, nguồn số liệu phong phú trên Internet cũng được luận văn triệt để khai thác cho việc nghiên cứu.

+ Số liệu sơ cấp: phương pháp điều tra khảo sát được luận văn sử dụng để bổ sung nguồn số liệu cho phân tích, đánh giá CSKKPTNN của tỉnh Hà Nam.

Học viên đã tiến hành phát bảng hỏi khảo sát đối với 03 nhóm đối tượng:

Cán bộ quản lý của các Sở liên quan như đã đề cập ở trên (11 người: số phiếu phát ra là 11, số phiếu thu về là 11, đạt tỷ lệ phản hồi 100%, trong đó 100% phiếu trả lời hợp lệ); Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (12 doanh nghiệp: số phiếu phát ra là 12, số phiếu thu về là 12, đạt tỷ lệ phản hồi 100%, trong đó 100% phiếu trả lời hợp lệ); Hộ gia đình (100 hộ: số phiếu phát ra là 100, số phiếu thu về là 95, đạt tỷ lệ phản hồi 95%, trong đó 100% phiếu trả lời hợp lệ).

Bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm và được trình bày chi tiết ở phần Phục lục của luận văn. Các mốc điểm từ 1 đến 5 tương ứng với các lựa chọn: Rất thấp; Thấp; Trung bình; Cao; Rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)