Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 103 - 109)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT

4.2.6. Nhóm giải pháp khác

4.2.6.1. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

* Đối với kinh tế hộ

- Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh, ngành nghề của các hộ nhằm khai thác các nguồn lực nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn.

- Chuyển kinh tế hộ nông dân lên sản xuất hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng

- Khuyến khích việc hình thành các nông hộ sản xuất hàng hóa gắn với các vùng chuyên canh

- Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

- Phát triển kinh tế hộ theo mô hình trang trại nhằm từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa của hộ.

* Đối với kinh tế trang trại

- Phát triển mạnh kinh tế trang trại. Hoàn chỉnh công tác quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng sản xuất nông, lâm thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Phát triển trang trại với quy mô vừa tầm với trình độ, năng lực quản lý của các trại chủ. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn quy mô trang trại hợp lý, phù hợp với khả năng quản lý của chủ trang trại là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính trang trại.

- Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển các loại cây trồng vật nuôi, phát huy thế mạnh của địa phương, kết hợp với kinh doanh đa dạng, nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động, vật tư, vốn. Gắn phát triển kinh tế trang trại với chế biến và thị trường hạn chế tối đa sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ chưa qua chế biến.

- Khuyến khích các trang trại tích cực đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, từng bước thực hiện cơ giới hóa phù hợp với điều kiện từng nơi, không ngừng nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm... Coi đây là khâu đột phá nâng cao sức cạnh tranh trang trại.

- Hướng việc xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho phát triển kinh tế trang trại phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương.

- Khuyến khích các trang trại nhỏ cùng loại hình gắn kết lại với nhau trong tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản.

- Tạo mối quan hệ liên kết giữa các trang trại với kinh tế hợp tác xã và kinh tế Nhà nước trên mọi phương diện nhằm tăng khả năng cung ứng các dịch vụ đầu vào và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại.

* Đối với các loại hình Ban quản trị hợp tác xã và tổ hợp tác

- Đổi mới toàn diện phương thức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang liên doanh liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó ưu tiên phát triển tổ hợp tác sản xuất, tổ hợp tác dịch vụ, tổ hợp tác tiêu thụ nông sản hàng hóa và tổ hợp tác liên hoàn các khâu của quá trình sản xuất đến tiêu thụ nông sản hàng hóa.

- Trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế tập thể thì đối tượng ưu tiên vận động hàng đầu là những hộ có nhiều ruộng đất, có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, thị trường, có hiểu biết về khoa học kỹ thuật, tận tâm với tập thể làm nòng cốt. - Phát triển hợp tác xã không chạy theo số lượng, củng cố tập trung nâng cao chất lượng hợp tác xã theo hướng hiệu quả. Phát triển hợp tác xã trong thời gian tới phải gắn với việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hợp tác xã phải đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Để tháo gỡ khó khăn và phát triển loại hình hợp tác xã cần có các giải pháp đồng bộ từ công tác chỉ đạo, định hướng đến các chính sách hỗ trợ nhằm xây dựng mô hình phát triển hợp tác xã. Đó là:

Ban quản trị hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Hợp tác xã thuộc loại này chủ yếu thực hiện các hoạt động tổ chức và hướng dẫn thành viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thực hiện dịch vụ đầu vào và hoạt động giúp đỡ nhau mang tính cộng đồng. Hoạt động của loại hình BQT hợp tác xã này tập trung chủ yếu vào:

+ Tổ chức hướng dẫn thành viên, hộ nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất vì lợi ích chung của kinh tế mỗi hộ gia đình và của cộng đồng.

+ Tổ chức dịch vụ đầu vào sản xuất kinh tế hộ. Tùy theo điều kiện cụ thể từng địa phương, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, vốn, khả năng của cán bộ quản lý, nhu cầu của thành viên mà BQT hợp tác xã tổ chức ít hay nhiều hoạt động dịch vụ như: tưới tiêu, làm đất, cung cấp vật tư, bảo vệ thực vật, thú y, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, tiêu thụ sản phẩm...

+ Tổ chức sản xuất và cung ứng nguyên liệu, liên kết với doanh nghiệp chế biến trong việc tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân.

+ Thực hiện những hoạt động mang tính cộng đồng.

Hợp tác xã chuyên ngành. Đây là mô hình tổ chức mới đa dạng về hình thức tổ chức, hình thức sở hữu, như hợp tác xã chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa cây cảnh, trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản, mây tre đan, dâu tằm tơ,... phát triển ở những vùng sản xuất tập trung, có phong trào.

- Trong hoạt động kinh doanh hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài - theo đó lựa chọn ngành nghề kinh doanh, sản xuất có hiệu quả, trong thời gian ngắn có lợi nhuận cao, có thu nhập từ đó mới mở rộng ra các lĩnh vực tiềm năng khác; các lựa chọn ưu tiên của hợp tác xã là lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, tiêu thụ nông sản hàng hóa.

- Xây dựng mô hình hợp tác xã có quy mô đất canh tác lớn dần, khép kín từ dịch vụ làm đất, cung ứng vật tư để thu mua, liên doanh liên kết các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản hàng hóa làm mô hình mẫu, rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã về tín dụng, đào tạo cán bộ nòng cốt.

4.2.6.2. Đẩy mạnh chính sách khuyến nông

Khuyến nông là hoạt động đào tạo nông dân ngoài nhà trường nhằm nâng cao dân trí của nông dân, giúp nông dân tiếp thu chủ trương, các chính sách của Đảng và Nhà nước, biết và vận dụng công nghệ, kỹ thuật cũng như kỹ năng quản lý tiên tiến vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khuyến nông là cầu nối quan trọng giữa kết quả nghiên cứu của khoa học - công nghệ với sản xuất nông nghiệp, là một trong những giải pháp tốt nhất mà Nhà nước tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của kinh tế hộ lên sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.

Hoạt động của khuyến nông bao gồm các nội dung chính: Khuyến cáo nông hộ đưa các giống cây, con mới vào sản xuất; áp dụng các công nghệ mới vào canh

tác, bảo quản và chế biến nông sản nhằm giảm hao phí, nâng cao hiệu quả sản xuất; làm quen dần với các kiến thức về quản lý kinh tế, hạch toán thu, chi sau mỗi chu kỳ sản xuất... Tất cả đều nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động, vốn...) trong các nông hộ.

Trong công tác khuyến nông có thể sử dụng nhiều biện pháp đa dạng như: Xây dựng các ô mẫu trình diễn, đây là phương pháp có hiệu quả nhất và cũng là những hoạt động cơ bản của khuyến nông, bởi vì với trình độ cũng như thói quen suy nghĩ của nông dân là "trăm nghe không bằng một thấy" thì ô mẫu là một thực tế nên có sức thuyết phục cao; Tổ chức nhóm nông hộ cùng sở thích; Xây dựng làng khuyến nông tự quản.

Thực tế nhiều địa phương cho thấy, công tác khuyến nông hiện còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Công tác khuyến nông nhiều khi chỉ mạnh về kỹ thuật nuôi và trồng, nhưng lại thiếu gắn kết với thị trường. Có tình trạng khi có kinh phí dự án thì phát triển, hết kinh phí là hết phong trào. Sức lan tỏa của các mô hình đã xây dựng còn yếu do thiếu thị trường hoặc không tính toán gắn kết đầu ra của sản xuất với nhu cầu thị trường. Việc xây dựng mô hình thì chỉ tính đến chuyện làm sao ra sản phẩm, còn sản phẩm có đáp ứng nhu cầu thị trường hay không, cách thức tiếp cận thị trường như thế nào... thì chưa được chú ý đúng mức. Hệ quả là hiệu quả hoạt động khuyến nông chưa cao.

Để nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông đối với nông hộ cần tập trung vào các nội dung sau:

Gắn công tác khuyến nông với việc nghiên cứu đưa các tiến bộ khoa học - công nghệ mới về cây trồng, vật nuôi vào sản xuất theo chương trình kinh tế tỉnh.

Tăng cường cán bộ cho bộ máy khuyến nông cấp xã và có chính sách nhằm nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác khuyến nông.

Mở rộng năng lực của các trạm trại nhằm sản xuất đủ giống lợn, gia cầm, lúa, cây ăn quả và gắn với công tác dịch vụ, đảm bảo chất lượng, thời gian cung ứng cho các nông hộ sản xuất.

giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo. Do vậy, tỉnh cần quan tâm đầu tư kinh phí, đặc biệt là kinh phí hỗ trợ trong khâu sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Nghiên cứu tổ chức lại mạng lưới khuyến nông từ tỉnh xuống cơ sở để vừa phát huy được vai trò chỉ đạo chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh tới các huyện, xã, thôn; vừa kết hợp được sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền các cấp (huyện, xã).

4.2.6.3. Xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khuyến khích liên kết “bốn nhà”

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, những người nông dân không thể đứng riêng lẻ mà phải hợp lực để giảm chi phí, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy, không thể tiếp tục để người nông dân tự phát trồng lúc giá lên, chặt lúc giá thấp, không thể dùng thời gian sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để đuổi theo sự lên xuống thất thường của thời giá...

Mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ,. xuất hiện với mục tiêu rất tốt đẹp. Sự liên kết ấy, trên thực tế có nơi làm chưa được, có nơi lại làm rất tốt. Vấn đề là ở chỗ không những biết cách vận dụng, mà còn ở cái tâm muốn cho người nông dân cùng có lợi chứ không phải cạnh tranh theo kiểu chụp giật.

Cách làm thị trường hiện đại là phải đề cao đạo đức kinh doanh văn minh theo nguyên lý “ai cũng thắng”. Tuy nhiên trong thực tế cách làm của nhiều địa phương đang tạo điều kiện cho những doanh nghiệp thiển cận dễ sử dụng các “thủ thuật” cạnh tranh để chào giá xuất khẩu thấp, sau đó họ lại liên kết để "đè” giá mua nguyên liệu thấp. Trong khi người nông dân chưa thể tự trang bị thông tin thị trường về việc nên “trồng cây gì, nuôi con gì” thì vai trò của quy hoạch vùng nguyên liệu, một sự điều tiết chung có tính chất như lịch nuôi trồng và thu mua, là cần thiết; vai trò của doanh nghiệp trong việc hợp tác thật sự với hộ nông dân, coi họ như một bộ phận cấu thành trong vùng nguyên liệu của mình là rất quan trọng.

Về cơ bản, doanh nghiệp chính là chủ thể có thể giúp được nông dân không những biết họ nên sản xuất cây gì, con gì, định rõ sản lượng, chất lượng sản phẩm theo tín hiệu của thị trường. Nếu không làm được như vậy thì khó có liên kết nào tốt. Hiện tại ở nhiều địa phương mối liên kết “bốn nhà” vẫn còn mang tính hình thức, phong trào mà chưa đi vào thực chất cho nên một bộ phận không nhỏ người

nông dân vẫn đang tiếp tục xoay xở trong cái giới hạn mong manh của thoát nghèo và tái nghèo đang cần những cú hích mạnh của chính sách như một khâu đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.

Nói cách khác, vấn đề liên kết “bốn nhà” cần được khuyến khích trên cơ sở có cơ chế, chính sách phù hợp từ phía Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)