Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợvề đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 89 - 93)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT

4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợvề đất đai

Quán triệt tinh thần của Trung ương, tỉnh Hà Nam đã ra nhiều nghị quyết để hoạch định, triển khai trong thực tiễn và cho những kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định về đất đai chưa thực sự thông thoáng, chưa trở thành động lực khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa đảm bảo công bằng xã hội về quyền lợi sử dụng đất đai trong nhân dân. Do vậy, Hà Nam cần phải tiếp tục kiểm tra, tổng kết và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Hà Nam hiện nay. Cụ thể là:

- Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp. Tỉnh cần phải thúc đẩy các cấp, các cơ quan hữu quan trong việc tiến hành cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ở, đất ao, vườn kề nông thôn và giấy chứng nhận nghiệp sử dụng đất nông nghiệp còn lại. Từ đó xác lập quyền sử dụng về đất đai, quyền sở hữu kinh tế liên quan đến đất đai, nhằm làm cho người nông dân thật

sự yên tâm đầu tư, sử dụng đất đai có hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.

-Tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường quyền sử dụng đất đai trong nông nghiệp. Bởi vì quá trình tập trung ruộng đất, tăng quy mô kinh doanh của các chủ thể là vấn đề có tính quy luật.

- Khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún trong sản xuất nông nghiệp thông qua chương trình “dồn điền, đổi thửa”, tiến tới mỗi hộ nông dân chỉ còn từ 1 - 2 thửa ruộng đất canh tác.

- Tiến hành rà soát lại việc quản lý sử dụng đất đai của các nông lâm trường và bổ sung chính sách đất đai đối với các nông lâm trường. Giao đất cho các địa phương quản lý và các hộ nông dân sản xuất.

- Tiếp tục xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư cải tạo, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch. Có chính sách kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, tiết kiệm, quan tâm cải tạo nâng cao độ phì của đất.

- Tập trung xử lý tốt mối quan hệ giữa quỹ đất nông nghiệp và quỹ đất công nghiệp trong quá trình quy hoạch, nhằm phát huy tối đa trong khai thác quỹ đất ở Hà Nam hiện nay.

- Điều chỉnh theo hướng tăng hạn mức chuyển nhượng và thời hạn cho thuê đất. Điều chỉnh cho phép chủ sử dụng đất được xây dựng các công trình nhà xưởng, chuồng trại và nhà ở trên đất trang trại gia đình có từ 2 ha trở lên.

- Cụ thể hóa các quy định về xác định giá trị quyền sử dụng đất thành vốn góp và xử lý đất đai cho nông dân khi đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà doanh nghiệp cổ phần phá sản, ngừng hoạt động. Quy định rõ phương pháp định giá trị quyền sử dụng đất để trở thành vốn góp. Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì nhà nước phải đảm bảo được mức thu nhập ổn định cho họ và không để nông dân rơi vào tình trạng bị mất đất khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, bị phá sản.

- Điều chỉnh lại giá thuê đất thành tính thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Cần thực hiện ưu đãi về sử dụng đất, thuê đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với hoạt động khoa học, công nghệ trong nông nghiệp.

- Không thu tiền sử dụng đất khi giao đất nông nghiệp và miễn tiền thuê đất làm trụ sở và các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh-dịch vụ đối với hợp tác xã nông nghiệp.

- Đảm bảo lợi ích cho nông dân khi thực hiện đền bù đất đai giải phóng mặt bằng trong nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh cần sớm điều chỉnh giá đất nông nghiệp, nông thôn phù hợp với yêu cầu thực tế và dựa trên các căn cứ khoa học nhằm thực hiện công bằng giữa các khu vực, đảm bảo cho nông dân đủ khả năng để tái tạo nghề mới. Việc tính toán giá đền bù cần lấy giá thực tế hợp lý khi dự án bắt đầu tại khu vực đó để đảm bảo tính công bằng đối với nông dân. Mức hỗ trợ chuyển nghề không nên tính thu nhập trên đơn vị diện tích mà phải căn cứ vào thực tế lao động và chi phí khi chuyển sang nghề khác.

- Bổ sung những quy định cho phép tạo vốn từ quỹ đất. Hà Nam cần khuyến khích mạnh hơn, có quy định rõ hơn trong việc cho phép các địa phương xây dựng phương án, dự án “đổi đất lấy công trình”.

- Cần có những quy định, chế tài mạnh hơn trong quản lý đất đai, cần tăng cường và củng cố bộ máy quản lý đất đai các cấp, nhất là cấp cơ sở xã phường, thị trấn đủ về số lượng và đảm đương được nhiệm vụ tham mưu cho UBND các cấp trong lĩnh vực thực hiện chính sách đất đai.

- Cần tạo ra quỹ đất để phân cho những người sinh sau năm 1993, nếu họ có nhu cầu sử dụng, trước hết quỹ đất đó được lấy từ việc thu hồi đất đối với những người đã chết, người đã có công việc khác ổn định, người di cư...

- Chính sách đất đai cần phải xuất phát từ quy hoạch, kể cả công tác quy hoạch vùng, phát triển nông nghiệp đến phát triển các ngành nghề, cụ thể là ngành,lĩnh vực khác. Vì thế, cần có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâu dài hơn, tầm nhìn tới 2030.

+ Chính quyền tỉnh cần tập trung hoàn thiện các quy hoạch lớn, quan trọng, thực hiện vai trò định hướng với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam trong dài

hạn. Công tác quy hoạch không tốt sẽ dẫn đến sự phát triển không cân đối, cản trở quá trình phái triển lâu dài và định hướng phát triển chung của tỉnh.

Trong quá trình làm công tác quy hoạch, cần lưu ý đến nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến việc đánh giá thực trạng, các nguồn lực có thể huy động, lợi thế so sánh và đặc biệt phải quan tâm đến các xu hướng biến động của kinh tế tỉnh, nền kinh tế trong nước cũng như kinh tế toàn cầu, cần chú ý đến việc mở rộng đối tượng tham gia để quy hoạch thực sự có ý nghĩa thực tiễn cao.

+ Thực hiện tốt công tác xây dựng và quản lý quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung nhằm giúp cho sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, hạn chế tình trạng sản xuất phân tán không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với công tác hỗ trợ về bồi thường và giải phóng mặt bằng:

+ Quy trình bồi thường và giải phóng mặt bằng cần thay đổi, chuyển từ việc sau khi có dự án đầu tư mới thực hiện các thủ tục thu hồi đất sang việc thực hiện hỗ trợ cho người bị thu hồi đất ngay từ khi có quy hoạch sử dụng đất. Từ đó sẽ giảm thiểu thời gian kể từ khi dự án được chấp nhận đầu tư cho đến khi dự án đi vào hoạt động. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong đấu thầu, giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng.

+ Kiên quyết thực hiện thu hồi đất sử dụng không hiệu quả.

+ Xây dựng chính sách nhất quán về giá đền bù, mức hỗ trợ của các doanh nghiệp theo từng khu vực; giải quyết vướng mắc, nắm bắt thông tin tham mưu cho các cấp giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Kiên quyết cưỡng chế thực hiện giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp đã được quyết định và quy định của nhà nước nhưng cố tình không chấp hành.

- Chú trọng hơn đến công tác truyền thông: Cập nhập đầy đủ, công khai hóa thông tin trên trang Web của Sở Kế Hoạch và Đầu tư tới các nhà đầu tư tiềm năng về thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, tình hình sử dụng đất của tỉnh. Qua đó có thể giúp nhà đầu tư đánh giá được hiệu quả đầu tư cũng như tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp đi trước để có kế hoạch cụ thể cho dự án đầu

tư của mình.Bên cạnh đó, cần phải phát triển kênh thông tin cũng như bộ phận truyền thông để tiếp cận, tìm hiểu, xác định các nhà đầu tư có triển vọng, tiến hành giới thiệu tiềm năng đất đai, chính sách phát triển thu hút đầu tư…kịp thời nắm bắt những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)