Chính sách hỗ trợvề đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 44 - 53)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁTTRIỂN NÔNG

3.2.1. Chính sách hỗ trợvề đất đai

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm đến vấn đề chính sách đất đai trong sản xuất nông nghiệp.Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thực hiện đầy đủ đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai; khuyến khích nông dân thực hiện “dồn điền, đổi thửa” trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết... Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, hướng vào giải quyết chính sách đất đai tạo ra động lực cho pháttriển kinh tế nông nghiệp, với mục tiêu và phương pháp rất cụ thể: Tiếp tục thực hiện chính sách tạo điều kiện về đất đai cho những người có nhu cầu sản xuất đất nông, lâm, ngư nghiệp; tiếp tục thực hiện hình thức giao đất không thu tiền đối với đất dùng vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư, của hộ nông dân.

Khuyến khích phát triển trang trại, nhất là ở những nơi còn nhiều đất chưa sử dụng. Diện tích đất Nhà nước giao, cho thuê làm trang trại theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện đất đai của mỗi địa phương, với thời gian theo chu kỳ của dự án, tối đa là 50 năm.

Trong thời gian gần đây, nhìn chung việc thực hiện chính sách và pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Nam bước đầu đã có những triển vọng tích cực. Căn cứ trên các quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định Số: 43/2014/NĐ-CPQuy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ra nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Nam thời kỳ đến 2020. Trong đó quy định, nhóm đất nông nghiệp đến năm 2020 là 46.669 ha, chiếm 54,27% diện tích tự nhiên, giảm so với năm 2010 là 8.945 ha. Đất trồng lúa quy hoạch đến năm 2020 đạt 30.590 ha, chiếm 65,50% tổng diện tích đất nông nghiệp, giảm 5.839 ha so với năm 2010. Các loại đất sản xuất nông nghiệp khác cũng có xu

hướng giảm so với năm 2010, ngoại trừ đất rừng sản xuất quy hoạch đếm năm 2020 tăng 868 ha so với năm 2010.

Đồng thời, tỉnh đã khá thành công trong việc chỉ đạo thực hiện “dồn điền, đổi thửa”. Chính sách này đang nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Tuy nhiên, chính sách này vẫn có những vướng mắc nhất định, đòi hỏi tỉnh cần có giải pháp khắc phục hiệu quả hơn. Cụ thể là, cuối 2014, đầu 2015, UBND tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra kết quả dồn đổi ruộng đất nông nghiệp ở một số địa phương thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Mục đích là để nhìn tổng quan hơn, qua đó đánh giá chính xác kết quả và khối lượng đất nông nghiệp đã dồn đổi, diện tích đất nông nghiệp hiện có (trong đó, diện tích sử dụng đất đa canh, đất công ích, diện tích đất sau dồn đổi đã giao cho các hộ sử dụng, số thửa bình quân trên một hộ); kinh phí đầu tư cho dồn đổi, cũng như những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Qua kiểm tra cho thấy, nhiều địa phương chưa hoàn thành dứt điểm công tác dồn đổi ruộng đất là do phát sinh nhiều tồn tại, vướng mắc trong và sau khi dồn đổi. Huyện Thanh Liêmcó hơn 6.610 ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích đã dồn đổi đạt xấp xỉ 5700 ha. Toàn huyện hiện có 25.384 hộ sử dụng đất nông nghiệp, 151/155 thôn xóm đã chia ruộng, đạt số thửa bình quân 1,92 thửa/hộ, giảm 57,7% so với trước khi dồn đổi ruộng đất. Khó khăn lớn nhất mà Thanh Liêm gặp phải trong quá trìnhdồn đổi ruộng đất là do: Diện tích đất nông nghiệp bị biến động liên tục. Hệ thống hồ sơ địa chính khu vực ngoài đồng được xây dựng từ năm 2003, bằng phương pháp thủ công, thiếu chính xác và đồng bộ với hiện trạng sử dụng đất. Nhiều hồ sơ tài liệu có liên quan, như phương án giao ruộng năm 1992,1993, 1995… ở một số xã đã bị thất lạc. Thêm vào đó, hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng trên địa bàn đều xuống cấp. Đất công ích manh mún không gọn vùng, gọn thửa, nhiều vị trí nằm lẫnvới ruộng tiêu chuẩn của các hộ dân… Điều này, không chỉ gây trở ngại cho quá trình thực hiện dồn đổi, mà còn dẫn tới khó khăn đối với thực hiện các bước tiếp theo sau khi chia ruộng cho các hộ dân, nhất là chỉnh trang đồng ruộng, làm giao thông thủy lợi nội đồng, hoàn thiện hồ sơ địa chính…. UBND huyện Thanh Liêm cho rằng: Một trong những tồn tại, vướng mắc lớn nhất chính là

việc chỉ đạo điều hành ở một số địa phương chưa theo quy trình, kế hoạch, làm chậm tiến độ. Cán bộ trong tiểu ban dồn đổi ruộng đất nhận thức không đúng yêu cầu, còn thực hiện sai quy định như ở Thôn Khoái (Liêm Sơn), Đại Bái (Thanh nghị), thôn Nhất, thôn Nhì (Liêm Cần). Vì vậy, Thanh Liêm vẫn còn 4 thôn xóm chưa thực hiện xong dồn đổi ruộng đất.

Ở huyện Kim Bảng cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới đáng quan tâm.Sau dồn đổi ruộng, xã Văn Xá (Kim Bảng) có số thửa bình quân/hộ chỉ còn 1,37, thuận cho sản xuất tập trung. Tuy nhiên, theo chính quyền địa phương, hiện nay nhiều hộ dân xã Văn Xá không yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ tự ý chuyển đổi đất không theo quy hoạch, thậm chí chuyển nhượng trái phép. Quá trình dồn đổi do không tổ chức được công tác đo đạc, phân loại, lập bản đồ hiện trạng đất nông nghiệp, nên dẫn đến vị trí, hình thể thửa đất nông nghiệp giao cho các hộ có thể không đúng với thực địa…

Trên thực tế những khó khăn mà các địa phương gặp phải luôn đan xen với nhau và không chỉ dừng lại ở đó, mà ở nhiều lĩnh vực khác, tính chất một số lĩnh vực còn diễn biến khá phức tạp. Phổ biến có thể thấy, sau khi chia ruộng, việc lập hồ sơ số liệu hiện trạng đất nông nghiệp là bước quan trọng, bắt buộc để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân. Tuy nhiên, hầu hết các xã hiện chưa lập được biên bản giao ruộng cho các hộ, một số nơi chưa lập hồ sơ giao chia, nhiều loại biên bản cũng chưa được lập thành văn bản chính thức. Theo đánh giá của Sở tài nguyên và Môi trường cho thấy: Một số xã dồn đổi ruộng đất không đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đất công ích sau dồn đổi còn manh mún, chưa gọn vùng, gọn thửa, còn tình trạng quản lý đất đa canh thiếu chặt chẽ, để cho nhiều hộ tự ý chuyển đổi đất sai mục đích. Cá biệt, có thôn, xóm ban hành nghị quyết bán đất nông nghiệp sai quy định, dẫn tới tình trạng, nông dân không chấp nhận phương án dồi đổi, không nhận ruộng…

Về phía ngành chức năng, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị: UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, tập trung nguồn lực, kinh phí hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.

Trong đó, dành kinh phí để các xã chủ động thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính cấp đổi giấy chứng nhận đất nông nghiệp. Đối với UBND cấp huyện, tập trung chỉ đạo cấp xã hoàn thiện các nội dung còn lại như: biên bản bàn giao đất thực địa, nghị quyết họp dân, chứng từ giải ngân….để làm cơ sở lập hồ sơ địa chính, phục vụ công tác quản lý đất đai sau này.

Đến nay công tác quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi toàn tỉnh đã đi vào nề nếp, đã cải tạo được đáng kể diện tích đất chưa sử dụng đưa vào phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong quá trình sử dụng đất không để lãng phí đất, bảo vệ tính bền vững của đất.

Bảng 3.4. Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: ha TT Mục đích sử dụng đất Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng diện tích tự nhiên 86.018,38 86.049,40 86.049,40 86.049,40 86.195,63 Đất nông nghiệp 57.229,34 56.104,28 55.643,51 54.776,59 54.409,10

1 Đất sản xuất nông nghiệp 45.537,25 44.841,71 44.029,60 43.359,50 42.790,64

1.1 Đất trồng cây hàng năm 41.731,00 41.012,73 40.207,76 39.548,14 38.636,28

1.1.1 Đất trồng lúa 37.938,76 37.337,66 36.427,70 35.822,11 34.684,72

1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 2,21 2,21 2,21

1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 3.790,03 3.672,86 3.777,85 3.726,03 3.951,56

1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.806,25 3.828,98 3.821,84 3.811,36 4.154,36

2 Đất lâm nghiệp 6.771,34 6.401,44 6.376,56 6.272,38 6.252,09 2.1 Đất rừng sản xuất 1.296,08 1.243,36 1.240,83 1.225,95 1.205,66 2.2 Đất rừng phòng hộ 5.475,26 5.158,08 5.135,73 5.046,43 5.046,43 2.3 Đất rừng đặc dụng 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.883,19 4.824,39 4.835,31 4.742,67 4.873,59 4 Đất làm muối 5 Đất nông nghiệp khác 37,56 36,74 402,04 402,04 492,78

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam

Công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất: Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, sự

hoạch sử dụng đất của cả ba cấp (xã, huyện, tỉnh) đến năm 2010. Khi thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi ruộng đất chống phân tán, manh mún, các xã đã xây dựng lại quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2010 trên cơ sở tiếp thu quy hoạch sử dụng đất cũ và bổ sung mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương và đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nguyên nhân sụt giảm các loại đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam có thể khái quát như sau:

- Đất trồng lúa giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp khi thành lập các KCN; làm mới mở rộng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, QL 38, ĐT 499, đường nối Phủ Lý - Nam Định; các khu đô thị Nam Lê Chân, Nam Trần Hưng Đạo, Đông đê Mễ, (giảm nhiều tại Kim Bảng, Thanh Liêm, Duy Tiên, Phủ Lý).

- Đất rừng phòng hộ giảm do chuyển sang các mục đích khai thác khoáng sản, bãi chứa rác, quốc phòng, an ninh; do xác định lại chuyển sang đất núi đá không có rừng cây trong các kỳ thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai 05 năm.

- Đất rừng sản xuất giảm do chuyển sang khai thác khoáng sản. v.v…

Trong những năm qua diện tích đất ruộng trũng đã được cải tạo chuyển sang sản xuất đa canh theo mô hình trang trại 1 vụ lúa, 1 vụ cá, tôm kết hợp chăn nuôi lợn, chăn nuôi thuỷ cầm. Trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu hình thành các vùng nuôi thuỷ sản tập trung và các hợp tác xã thuỷ sản.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách đất đai ở Hà Nam đang gặp phải những mâu thuẫn, đòi hỏi tiếp tục phải có những giải pháp để khắc phục. Đó là các mâu thuẫn: giữa yêu cầu tập trung ruộng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng với quy mô ruộng đất nhỏ bé, phân tán và manh mún trong từng hộ nông dân; Mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện phân công lao động trong nông thôn nói riêng và cả xã hội nói chung với việc nông dân bắt buộc phải bám chặt vào ruộng đất để sinh tồn, do sự phát triển chưa cao của các ngànhcông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn của tỉnh; Mâu thuẫn giữa quy mô sản xuất hạn hẹp của ruộng đất trong điều kiện sức lao động trong nông nghiệp rất dồi dào với tình trạng lấn chiếm sử dụng đất còn lãng phí, không đúng mục đích…đang xảy ra tương đối nhiều.

Để đánh giá chính sách đất đai hỗ trợ về đất đai đối với ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Nam trong những năm gần đây, luận văn sẽ sử dụng các kết quả khảo sát sau:

Bảng 3.5. Đánh giá của cán bộ quản lý về chính sách hỗ trợ đất đai cho ngành nông nghiệp TT Mức độ đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm bình quân (Mean) Đánh giá Thấp và rất thấp (%) Trung bình (%) Cao và Rất cao (%) 1 Mức độ rõ ràng, chi tiết, khả thi của Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Nam

11 9,10 27,27 63,63 3,73 Tốt

2

Sự hợp lý của các chính sách ưu đãi về đất đai đối với ngành nông nghiệp

11 18,18 18,18 63,64 3,55 Tốt

3

Sự linh hoạt trong việc xây dựng, triển khai các chính sách ưu đãi về đất đai đối với ngành nông nghiệp

11 27,27 36,36 36,37 3,18 Trung bình

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên

Như vậy theo đánh giá của 11 cán bộ quản lý làm việc trong các Sở có liên quan tại UNBD tỉnh Hà Nam thì: Chính sách ưu đãi về đất đai cho ngành nông nghiệp của tỉnh được xây dựng là hợp lý với các quy định hiện hành của nhà nước và hợp lý với các điều kiện thực tế ngành nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh Hà Nam lại chưa thập sự linh hoạt trong việc đánh giá, điều chỉnh các chính sách theo sự thay đổi của các chính sách của Trung ương và những biến động của thị trường. Trên thực tế, các chính sách đất đai của tỉnh có độ trễ nhất định so với sự thay đổi của môi trường, tuy nhiên, đây là thực trạng chung của hầu hết các chính sách của các địa phương và tùy thuộc vào năng lực của mỗi chính quyền địa phương mà việc điều chỉnh chính sách nhanh hay chậm. Nói như vậy có nghĩa là, hiệu quả thực tế

của các chính sách phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi các chính sách.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra trên cũng cho thấy tỉnh Hà Nam đã có sự quan tâm lớn đối với công tác quy hoạch đất đai nói chung, quy hoạch đất đai dành cho nông nghiệp nói riêng. Sau mỗi chính sách lớn của nhà nước về đất đai, chẳng hạn sau mỗi lần sửa đổi Luật Đất đai: 2003; 2013, thì tỉnh lại chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành đánh giá lại tình trạng đất đai của các ngành, lĩnh vực để có những điều chỉnh quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý.

Bảng 3.6. Đánh giá của doanh nghiệp ngành nông nghiệp về chính sách hỗ trợ đất đai cho ngành nông nghiệp

TT Mức độ đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm bình quân (Mean) Đánh giá Thấp và rất thấp (%) Trung bình (%) Cao và Rất cao (%) 1 Mức độ rõ ràng của thông tin ưu đãi về đất

đai 12 25 25 50 3,33 Trung bình 2 Khả năng tiếp cận các chính sách ưu đãi về đất

đai của doanh nghiệp 12 16,67 33,33 50 3,33

Trung bình

3

Mức độ tác động của chính sách ưu đãi về đất đai đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp

12 41,67 25 33,33 2,67 Trung bình

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên

Như vậy theo đánh giá của 12doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thì chính sách ưu đãi về đất đai của tỉnh dành cho ngành nông nghiệp chưa thật sự tốt. Điều này thể hiện ở cả 03 tiêu chí được đưa ra điều tra đều được đánh giá ở mức “trung bình”. Cụ thể:

- Có 3/12 doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ không tiếp cận được thông tin về chính sách, chiếm 25%; có 3/12(25%) doanh nghiệp cho rằng việc tiếp

cận thông tin còn chậm, chưa rõ ràng, đầy đủ; chỉ có 6/12 doanh nghiệp cho rằng tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách (chiếm 50%).

- Có 2/12 (16,67%) doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ rất khó tiếp cận với chính sách ưu đãi về đất đai của tỉnh vì có những rào cản điều kiện về quy mô doanh nghiệp; có 4/12 (33,33%) doanh nghiệp cho rằng việc tiếp cận với chính sách tương đối khó khăn; chỉ có 6/12 doanh nghiệp cho rằng dễ dàng tiếp cận với những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)