Thực trạng pháttriển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 39 - 44)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ SỰ

3.1.4. Thực trạng pháttriển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-

2011-2014

Ở tỉnh Hà Nam, khu vực nông thôn vẫn chiếm tới 90,1% dân số, 41,26% lao động nông thôn là lao động sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18,3% trong toàn ngành kinh tế. Vì vậy nông nghệp, nông thôn Hà Nam tiếp tục có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cơ sơ sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn tới tháng 7/2013 gồm 187.480 hộ có hoạt động kinh tế, 171 HTX, trong đó 148 HTX dịch vụ nông nghiệp, 6 HTX nuôi trồng thủy sản, 9 quỹ tín dụng nhân dân; ngành nghề khác, 45 làng nghề, 214 trang trại.

3.1.4.1. Thực trạng kinh tế nông nghiệp theo vùng, lãnh thổ

Sau khi tái lập tỉnh (1997), nền nông nghiệp Hà Nam về cơ bản mang tính thuần nông, hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho mục đích đảm bảo nhu cầu về lương thực thực phẩm cho tỉnh, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như sau:

- Vùng cây lương thực chuyên canh, thâm canh có năng suất cao ở ba huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục. Tại đây đầu tư vùng lúa đặc sản xuất khẩu có năng xuất cao,

- Vùng Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm chuyển diện tích trũng ở vùng độc canh, hoang hoá sang sản xuất đa canh để nuôi trồng thủy sản là 6.165.3 ha, Chuyển một phần đất màu sang trồng rau sạch chuyên canh và trồng hoa.

- Vùng Duy Tiên, Lý Nhân trồng tằm tơ, nuôi bò sữa đến nay đã phát triển được 465 con. Trong đó 230 con đã cho sữa.

- Các sản phẩm chăn nuôi tập trung ở ba huyện Kim Bảng, Bình Lục, Thanh Liêm chủ yếu: Tổng đàn bò 35.000 con; lợn 350.000 con; dê 16.000 con; gia cầm 3.350.000 con.

Bảng 3.2. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Nam tính đến hết năm 2014

Loại hàng hóa Địa bàn sản xuất tập trung

Cây lương thực Các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục

Thủy sản Các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm Tằm tơ, bò sữa Các huyện Duy Tiên, Lý Nhân

Bò, dê, gia cầm Các huyện Kim Bảng, Bình Lục, Thanh Liêm

Nguồn: Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam

năng về điều kiện tự nhiên, lao động và thị trường tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong tỉnh.

3.1.4.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế nông nghiệp bao gồm các thành phần kinh tế khác nhau như:

- Kinh tế Nhà nước:

Bao gồm là Các DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội hoạt động theo Luật DNNN trước 2010 và đã chuyển đổi, hoạt động theo Luật DN sau năm 2010; Các Cty TNHH Một thành viên mà chủ sở hữu vốn là Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp D; Các Cty cổ phần được cổ phần hoá từ DNNN hoặc một bộ phận của DNNN, đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần trở lên hoặc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần…).

- Kinh tế tập thể:

Hình thức khá đa dạng, trong đó nòng cốt là các HTX. Trong tỉnh hiện có 148 HTX DVNN. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của các HTX:

- Tổng số xã viên là 185.219 người, vốn sản xuất kinh doanh của các HTX dịch vụ nông nghiệp có đến năm 2013 là 272,9 tỷ đồng; vốn bình quân mỗi HTX đạt 1.844 triệu đồng. Đa số các HTX đáp ứng được các dịch vụ cơ bản như: Dịch vụ thủy nông, giống vật nuôi, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ thực vật, thú y, v.v...

- Kết quả tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ năm 2013 các HTX dịch vụ nông nghiệp đạt 181,572 tỷ đồng, bình quân mỗi HTX đạt 1.226 triệu đồng, gấp hai lần so với bình quân năm 2008; phần đa kinh doanh có lãi, với tổng số lợi nhuận sau thuế là 4 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân mỗi HTX là 36,8 triệu đồng.

Tỉnh Hà Nam đặc biệt chú trọng phát triển thành phần kinh tế tập thể. Trong kế hoạch thực hiện chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam v ề tăng cườ ng sự lãnh đ ạo của các cấp ủy đảng trong việc tiếp tục đổi mới , phát triển và nâng cao hiê ̣u quả kinh tế tâ ̣p thể (Số2270/KH-UBND) xác định mục tiêu:

60% trở lên vào năm 2020. Không còn các HTX tồn tại hình thức, số HTX yếu, kém giảm còn 7%.

- Tốc độ tăng trưởng của khu vực HTX đạt từ 6,0 - 6,5%/năm.

- Đến 2020: Số lượng xã viên, hộ xã viên, người lao động, tham gia các tổ hợp tác, HTX tăng lên và đạt số lượng thành viên tăng lên 10% so với hiện nay. Có ít nhất 50% đội ngũ cán bộ chủ chốt các HTX được đào tạo về chuyên môn, 100% cán bộ chủ chốt các HTX được bồi dưỡng bổ sung các kiến thức về HTX và pháp luật có liên quan.

- Kinh tế cá thể và tiểu thủ:

Là hình thức thích hợp và năng động nhất như:

- Kinh tế hộ: Tổng số hộ có nhân khẩu và lao động: 209.632 hộ trong đó số hộ có thu nhập chính từ ngành nông, lâm nghiệp thủy sản: 71.368 hộ đạt 34.04% (Trong đó: Từ nông nghiệp 96,54%; từ lâm nghiệp 0,07%; từ thủy sản 3,39%); Thu nhập từ dịch vụ 46.399 hộ chiếm 22,13%.

- Kinh tế trang trại: Trong những năm qua, số lượng trang trại của Tỉnh liên tục tăng, đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 574 trang trại, gấp 4,3 lần 2005; tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 1.958 lao động, thu nhập bình quân của trang trại đạt 99,8 triệu đồng, vượt xa so với kinh tế hộ.

Kết quả tổng thu của các trang trại trong một năm từ sản xuất nông, nghiệp và thủy sản (tính 7/2010-7/2013) đạt 435,4 tỷ đồng, bình quân mỗi trang trại đạt 2.034,5 triệu đồng. Tổng thu của trang trại từ nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu 89,5%; thu từ chăn nuôi chiếm trên 80% tổng thu từ nông nghiệp; Giá trị hàng hóa, dịch vụ của các trang trại cung cấp trong một năm là 416,8 tỷ đồng. Tỷ suất của trang trại đạt 95,7%, cao hơn năm 2006 là 2,3%.

3.1.4.3. Thực trạng nội bộ ngành nông nghiệp

Hiện nay, nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm các hoạt động nông nghiệp truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi, mà còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.

2001 xuống còn 54,63% năm 2006 và 34,04% năm 2011. Kết quả các hộ thu nhập từ các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cao hơn hẳn so với sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2014

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng số Trong đó

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động khác

2000 1.387.616 1.043.861 330.555 13.200 2005 2.041.224 1.350.968 636.744 53.512 2010 4.862.162 2.646.079 2.064.762 151.321 2011 5.951.474 3.314.725 2.334.382 302.367 2012 7.216.308 4.063.150 2.959.359 193.799 2013 7.445.482 3.602.430 3.229.261 613.791 2014 7.850.748 3.842.932 3.496.066 511.750 Cơ cấu (%) 2000 100,0 75,2 23,8 1,0 2005 100,0 66,2 31,2 2,6 2010 100,0 54,4 42,5 3,1 2011 100,0 56,9 40,0 3,1 2012 100,0 56,3 41,0 2,7 2013 100,0 48,4 43,4 8,2 2014 100,0 49,0 44,5 6,5

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nam

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy rằng, trong thời gian gần đây, tỷ trọng giá trị sản xuất giữa các ngành trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang dần trở nên cân bằng, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của chăn nuôi. Bên cạnh đó, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ và các hoạt động khác cũng có sự tăng trưởng đáng kể, từ 1,0% năm 2000 lên 8,2% năm 2013; 6,5% năm 2014. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Nam đang có những bước phát triển

3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)