Đánh giá theo nội dung chính sách khuyến khích pháttriển nông nghiệpcủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 83 - 88)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁCHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁTTRIỂN NÔNG

3.3.2. Đánh giá theo nội dung chính sách khuyến khích pháttriển nông nghiệpcủa

của tỉnh Hà Nam

3.3.2.1. Điểm mạnh trong chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Nam

- Điểm mạnh trong chính sách hỗ trợ về đất đai:Chính sách hỗ trợ về đất đai đã được ban hành tương đối đồng bộ, khắc phục được thiếu sót, hạn chế của chính sách giai đoạn trước và đã điều chỉnh một số định mức giá cho phù hợp thực tế. Nội

75.2 66.2 54.4 56.9 56.3 48.4 49 23.8 31.2 42.5 40 41 43.4 44.5 1 2.6 3.1 3.1 2.7 8.2 6.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Năm 2000Năm 2005Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014

%

dung của chính sách hỗ trợ về đất đai đối với người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã tương đối phù hợp với mặt bằng khuyến khích chung của cả nước và là công cụ đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp.

- Điểm mạnh trong chính sách hỗ trợ về tài chính - tín dụng:Các chính sách hỗ trợ về tài chính - tín dụng đã thể hiện sự thiết thực trong việc tạo nguồn lực cho người dân và doanh nghiệp nông nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh. Việc triển khai thực hiện chính sách đã nhận được sự hợp tác chặt chẽ từ phía các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

- Điểm mạnh trong chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ: Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã được tỉnh quan tâm đúng mức, coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành. Tỉnh đã làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng các trang trại giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản và chuyển giao kỹ thuật tới các hộ nông dân nên đã góp phần làm tăng năng suất, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và hình thành các vùng sản xuất các loại nông sản có chất lượng cao.

- Điểm mạnh trong chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực: Chính sách đã góp phần hình thành một lớp người lao động mới, sáng tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tiếp thu tốt công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Đồng thời, tạo tiền đề cho việc thay đổi tư duy, nhận thức của người dân, của xã hội về nền sản xuất tập trung, chuyên môn hóa.

- Điểm mạnh trong chính sách hỗ trợ về thị trường: Tỉnh đã quan tâm đến việc xây dựng các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm; ổn định thị trường, phần nào giúp cho việc sản xuất, kinh doanh của họ thuận lợi và hiệu quả hơn.

3.3.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Nam

a) Điểm yếu

nông nghiệp tỉnh Hà Nam còn bộc lộ những tồn tại hạn chế sau:

- Điểm yếu trong chính sách hỗ trợ về đất đai:

+ Một số chính sách ban hành ưu đãi vượt khung quy định của nhà nước như chính sách: miễn tiền thuế đất.

+ Thiếu chế tài quản lý: Tỉnh Hà Nam không quy định chế tài áp dụng cho doanh nghiệp nông nghiệp không thực hiện đúng cam kết nên một số doanh nghiệp thuê nhiều đất nhưng không đủ năng lực thực hiện triển khai các dự án, dẫn đến tình trạng lãng phí đất nông nghiệp.

+ Mức độ rõ ràng của các chính sách và khả năng tiếp cận với chính sách hỗ trợ về đất đai của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế.

+ Tỉnh chưa linh hoạt trong việc điều chỉnh chính sách hỗ trợ về đất đai theo sự thay đổi của cơ chế chính sách từ Trung ương và những biến động của thị trường bất động sản.

- Điểm yếu trong chính sách hỗ trợ về tài chính - tín dụng:

+ Hiệu quả của chính sách hỗ trợ về tài chính - tín dụng chưa thật sự cao do chưa hoàn thiện, chưa cập nhật.

+ Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của người dân, doanh nghiệp hạn chế do sự rườm rà của thủ tục hành chính và những điều kiện vay vốn khá khắt khe.

- Điểm mạnh trong chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ:

+ Việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, đề án hỗ trợ khoa học công nghệ cho người dân, doanh nghiệp còn hạn chế do hạn chế trong năng lực của cán bộ phụ trách công việc này.

+ Hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp chưa cao.

- Điểm yếu trong chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực:

+ Các cơ chế hỗ trợ vẫn còn dàn trải, chưa tập trung vào trọng tâm nên thiếu vốn thực hiện. Quy định chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động vẫn chưa thực hiện tốt, nguyên nhân là do doanh nghiệp không được hưởng lợi nên không tích cực thực hiện.

khuyến khích phát triển nông nghiệp. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực còn lúng túng, bị động, chưa có sự đồng bộ với các chính sách bộ phận khác trong hệ thống chính sách.

+ Quan điểm và tổ chức triển khai đào tạo nguồn nhân lực còn cứng nhắc, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.

- Điểm mạnh trong chính sách hỗ trợ về thị trường:

Chính sách thị trường là chính sách được đánh giá yếu nhất trong số 05 chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Nam.

Vấn đề dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại còn yếu.

Các mặt hàng chủ lực trong sản xuất nông lâm nghiệp còn ít, chất lượng chưa cao, khâu tổ chức và phân phối sản phẩm còn yếu đã giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản hàng hoá mà tỉnh có thế mạnh.

b)Nguyên nhân của điểm yếu

Thứ nhất, các chính sách đã và đang thực thi ở Hà Nam chưa đủ tầm để đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa, cũng như yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững nền nông nghiệp dựa trên cơ sở kết hợp của nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp công nghiệp hóa.

Thứ hai, trong công tác triển khai cụ thể hóa các chính sách kinh tế của Trung ương ban hành về phát triển kinh tế nông nghiệp của Hà Nam còn chậm, như chính sách khuyến khích phát triển trang trại gia đình, chính sách tập trung ruộng đất “dồn điền, đổi thửa”, chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp...

Thứ ba, có khá nhiều chính sách mà Trung ương ban hành trong quá trình triển khai trong tỉnh chưa thực sự thúc đẩy sản xuất phát triển, như chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách tiêu thụ nông sản; chính sách bảo trợ nông sản, chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp... chưa thực sự tạo ra động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

khó khăn như: chậm ra văn bản hướng dẫn thực hiện; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách chưa chặt chẽ; quá trình kiểm tra, điều chỉnh bổ sung chính sách chưa thực sự được coi trọng. Các dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong tỉnh còn ít và chưa đồng bộ, hiệu quả kinh tế còn chưa cao.

Thứ năm, vai trò của các tổ chức phát triển xã hội, sự tham gia của người dân trong các cộng đồng hưởng lợi trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh chính sách chưa được phát huy và coi trọng đúng mức...

Những hạn chế như đã nêu trên của hệ thống chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam đang đòi hỏi phải nhanh chóng được khắc phục, để tạo ra động lực mạnh mẽ và cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế nông thôn đạt được những mục tiêu như đã xác định.

Chƣơng4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HÀ NAM

4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)