QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 88 - 89)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT

4.1.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Nam đến năm 2020

- Thực hiện nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần Thứ XVIII; nội dung Quyết đi ̣nh số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ v ề việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 của tỉnh và của cả nước.

- Thực hiê ̣n chuyển di ̣ch cơ cấu nông nghiê ̣p và kinh tế nông thôn theo hướng phát triển ma ̣nh chăn nuôi , thủy sản , bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác.

- Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng chuyên canh, thâm canh, sản xuất hàng hoá chất lượng, an toàn; gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu, có chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm

- Phát triển các tổ chức khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp, có cơ chế thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “4 nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn nhằm từng bước phát triển nông thôn toàn diê ̣n , ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.

4.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Nam đến năm 2020 của tỉnh Hà Nam đến năm 2020

- Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng hệ thống và đầy đủ phù hợp với các quy định của Nhà nước, có trọng tâm, trọng

điểm, không khuyến khích tràn lan, tránh chồng chéo, không có nhiều chính sách trong cùng một lĩnh vực. Nội dung chính sách phải xác định được những lĩnh vực quan trọng, cần khuyến khích, có tính chiến lược, lâu dài.

- Chính sách cần phải phù hợp với khả năng thực tế của tỉnh, đồng thời cần có lộ trình phù hợp để đảm bảo tính khả thi của chính sách. Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệpcó tính khả thi cao quy định rõ ràng nguồn kinh phí ưu đãi, chế độ, mức cụ thể, đối tượng hưởng, cơ quan giải quyết, quy trình thủ tục..., chế tài thực hiện (quy định chuyển tiếp).

- Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệpcủa tỉnh phải đảm bảo thực sự có tác động tích cực đến các đối tượng thụ hưởng lợi ích từ chính sách.

- Phải đảm bảo sự gắn kết giữa chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệpvới các chính sách hiện hành của Nhà nước cũng như các chính sách khác của tỉnh để có thể vẫn phát huy được tối đa nguồn lực của tỉnh nhưng cũng không mâu thuẫn, chồng chéo với các chính sách khác.

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)