Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợvề tài chín h tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 93 - 96)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT

4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợvề tài chín h tín dụng

Thực tế cho thấy, tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất, đặc biệt là đối với kinh tế hộ và kinh tế trang trại bởi nó thể hiện sự hỗ trợ, tác động của Nhà nước với nông nghiệp.

Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường hoạt động tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế hộ. Hoạt động tín dụng của hai hệ thống ngân hàng là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên trong thực tế, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của kinh tế hộ còn rất hạn chế. Không phải lúc nào cũng chứng minh được doanh thu bằng hóa đơn tài chính, hoạt động buôn bán và tiêu thụ sản phẩm của phần lớn các hộ gia đình nông thôn đều theo hình thức “mua - bán trao tay”, nhận tiền mặt trực tiếp không sử dụng hóa đơn tài chính. Vì vậy, phần lớn kinh tế hộ không đáp ứng đủ điều kiện của các ngân hàng thương mại trong thủ tục vay vốn kinh doanh.

Nhìn chung, nhu cầu vay vốn mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh của các đối tượng là rất lớn, nhất là đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh ở nông thôn trong khi nguồn vốn cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn hạn chế. Đồng thời, cũng còn tình trạng một bộ phận nông hộ không dám hoặc ngại vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh do không tính toán được khả năng trả nợ.

Do vậy, vấn đề đặt ra trong việc hỗ trợ tín dụng và tạo vốn đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh ở nông thôn là tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của nông hộ, quản lý các nguồn và đối tượng vay vốn, khuyến khích các nông hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Về khuyến khích các hộ gia đình vay vốn sản xuất:

đề sau:

- Tạo những điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu tín dụng của kinh tế hộ. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước phải tạo ra những điều kiện ổn định vĩ mô, thúc đẩy đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn, tham gia giảm thiểu rủi ro của nông dân trong kinh doanh bằng cách nâng cao trình độ nông hộ, giảm thiểu thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, bình ổn giá...

- Tạo điều kiện để các hộ gia đình có thể tiếp cận với các nguồn tín dụng Nhà nước như mở rộng mạng lưới cho vay đến trực tiếp đến hộ hoặc thông qua các tổ chức đại diện như hội quần chúng, các hợp tác xã, các hiệp hội ngành nghề.

- Tăng quy mô vốn dài, trung hạn trong cơ cấu cho vay phù hợp với cơ cấu nông nghiệp.

- Tổ chức lại hệ thống tín dụng, có ưu đãi cho các hộ gia đình, nhất là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với đặc điểm cho vay phân tán, nhiều món nhỏ lẻ để tất cả hộ gia đình, nhất là nông hộ đều được hưởng lãi suất thực của các tổ chức tín dụng Nhà nước, hạn chế những chi phí tiêu cực làm cho lãi suất tín dụng thực tế cao hơn lãi suất danh nghĩa.

- Quy hoạch sản xuất, lồng ghép các chương trình, dự án trên từng địa bàn cụ thể để tín dụng gắn với những nhu cầu thực sự của hoạt động kinh tế có triển vọng chắn chắc. Việc cho vay vốn cần gắn với hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo vùng, gắn với khuyến nông, chuyển giao công nghệ...

- Nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông hộ để các hộ được thực hiện các quyền thực sự theo luật định. Cải thiện thủ tục xét duyệt vay vốn nhất là giảm thời gian xét duyệt cho vay vốn từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Về tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của hộ nông dân:

Thực tế cho thấy, hệ thống cung cấp tín dụng cho kinh tế hộ và các thành phần kinh tế khác hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của các chủ thể sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn.

giai đoạn đầu khi năng lực nội tại của nông hộ còn kém, giai đoạn sau được điều tiết theo cơ chế thị trường và Nhà nước hỗ trợ qua hệ thống ngân hàng phát triển nông nghiệp chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng.

Thực tế, các nông hộ thường thiếu vốn ở thời điểm đầu vụ hoặc thời kỳ đang xây dựng cơ bản đối với các hộ làm trang trại trồng cây công nghiệp dài ngày, nhưng có thể dư dật tại thời điểm thu hoạch. Như vậy, nếu có chính sách lãi suất hợp lý sẽ thu hút thêm được nguồn vốn này phục vụ cho vay các chủ thể phát triển sản xuất kinh doanh.

Một trong những giải pháp để tăng cường vốn tín dụng cho hộ gia đình vay, giảm thủ tục phiền hà vay trả và đáp ứng thời gian vay cho nông dân là mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Quỹ tín dụng nhân dân, ngoài lợi thế nói trên còn có ý nghĩa chiến lược trong việc xã hội hóa công tác tín dụng, dần dần giảm bớt hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế hộ qua hệ thống ngân hàng bởi cho vay với lãi suất thấp không phải là giải pháp mang lại hiệu quả lâu dài. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn ban đầu cho các quỹ tín dụng nhân dân mới thành lập.

Về đổi mới phương thức cho vay đối với các hộ nông dân:

Nâng cao hiệu quả của vốn tín dụng, giảm rủi ro vốn có trong kinh doanh nông nghiệp, hỗ trợ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những yêu cầu đối với hệ thống ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Giải pháp quan trọng để thực hiện yêu cầu này là: Đổi mới hình thức và cách thức cho vay theo hướng số lượng, lãi suất vay theo từng đối tượng; thủ tục vay trả nhanh gọn, không phiền hà và đặc biệt là cho vay đúng thời điểm.

Nói chung cần phải chia ra hai loại đối tượng vay: Cho vay xóa đói giảm nghèo với lãi suất thấp, món nhỏ, ngắn hạn và trung hạn đối với các hộ trong diện nghèo. Đồng thời cho vay với số lượng không hạn chế đối với các hộ đã bắt đầu sản xuất hàng hóa, làm trang trại với số lượng, thời gian vay vốn phụ thuộc vào dự án. Khuyến khích những dự án của các hộ sản xuất theo quy hoạch vùng chuyên cây con và các chương trình kinh tế của địa phương.

Do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên đòi hỏi ngân hàng phải giải ngân kịp thời. Hiện nay, do thủ tục còn phiền hà và không đủ cán bộ nên ngân hàng giải ngân chậm, không đúng lúc nông dân cần vốn. Nhiều hộ, để kịp mua vật tư kịp thời phục vụ mùa màng đã phải vay lãi cao, khi vay được từ ngân hàng thì lại bù vào lãi và trả. Nông dân đã khó khăn lại khó khăn thêm. Do vậy, ngân hàng cần phối hợp tốt với các đoàn thể nhân dân, mở rộng các tổ tín dụng - tiết kiệm - lồng ghép của Hội phụ nữ, Hội nông dân, Cựu chiến binh trong việc cho vay đối với hộ. Thông qua hình thức này các hội viên là các hộ sẽ được vay đúng đối tượng và kịp thời, ngân hàng bớt rủi ro do các tổ này gần dân vừa cho vay vừa giúp cách làm ăn, vừa có trách nhiệm động viên, thu trả lãi, gốc kịp thời.

Đối với các đối tượng vay số lượng lớn, dài hạn theo chương trình, ngân hàng cần có cơ chế phù hợp với các ngành chuyên môn thẩm định và giúp các nông hộ kiến thức về khoa học - công nghệ, quản lý, phù hợp với dự án sản xuất kinh doanh, quá trình đó vừa quản lý, định hướng vốn vay sử dụng đúng mục đích vừa tạo điều kiện cho hộ sử dụng vốn có hiệu quả thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)