Chính sách hỗ trợvề tài chín h tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 53 - 62)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁTTRIỂN NÔNG

3.2.2. Chính sách hỗ trợvề tài chín h tín dụng

Trong những năm qua, tỉnh Hà Nam đã và đang tích cực triển khai Nghị định 41/2010/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất về tài chính cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Bên cạnh việc triển khai các chính sách lớn của Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chính quyền tỉnh Hà Nam đã xây dựng, ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, cải thiện chất lượng hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn. Kết quả đạt được khá khả quan:

Tại Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn năm 2011 đạt 80% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng 20% so với đầu năm; năm 2012 đạt 89% tổng dư nợ tốc độ tăng trưởng 17%. Năm 2013, với mục tiêu đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và chương trình xây dựng NTM nói riêng trong đó ưu tiên vốn cho vay hộ sản xuất, cá nhân đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng dư nợ lên mức 27% so với đầu năm, tăng trên 900 tỷ đồng; riêng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 95,5% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay hộ sản xuất cá nhân tăng 850 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 7.000 khách hàng được vay vốn. Nhưng có lẽ đáng kể nhất là mô hình cho vay gắn kết “ba nhà” trong thực hiện cung ứng trực tiếp thức ăn gia súc, gia cầm cho hộ chăn nuôi. Chỉ sau một năm thực hiện, mô hình được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi bật: Doanh nghiệp và nông dân cộng đồng trách nhiệm, xích lại gần nhau hơn; nông dân được mua cám chăn nuôi giá rẻ, bảo đảm chất lượng; kích cầu được sản xuất của doanh nghiệp... Đến tháng 2/2014, mô hình đã được triển khai ở 45 xã, góp phần làm giảm chi phí đầu vào của các hộ chăn nuôi từ 5 - 7%, thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển. Quan trọng hơn là mô hình còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân, giúp nông dân không phải “ly hương” tìm kiếm việc làm, đặc biệt là giải quyết việc làm cho lao động trung niên ở nông thôn khó tìm được việc làm tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.

nhánh là trên 20.000 khách hàng, chiếm gần 10% số hộ dân trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu trong năm 2015, cùng với việc mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ cho vay nông nghiệp, nông thôn, Chi nhánh NHNN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh và nhân rộng mô hình đầu tư cho vay gắn kết “ba nhà” một cách bền vững đồng thời triển khai mô hình đầu tư chăn nuôi bò sữa tại 3 huyện Duy Tiên, Lý Nhân và Kim Bảng với quy mô tăng ít nhất 280 con bò sữa với 67 hộ dân tham gia.

Hình 3.1. Vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam của Chi nhánh NHNN&PTNT Hà Nam

Nguồn: Chi nhánh NHNN&PTNT Hà Nam và tính toán của học viên

Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Doanh nghiệp, doanh nhân chung tay xây dựng NTM”, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh chủ động nắm bắt nhu cầu về vốn và phối hợp với các địa phương để có kế hoạch tập trung vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn tín dụng của các địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đến hết năm 2014, dư nợ cho vay xây dựng NTM của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 3.760 tỷ đồng (tăng 168% so với năm 2013). Tại các địa phương đã có 106.000 hộ dân và 221 doanh nghiệp ở nông thôn được vay vốn. Riêng 28 xã điểm, dự nợ cho vay đạt 1.092 tỷ đồng (bằng 34,31% so với cùng kỳ năm 2013), với hơn 25.000 hộ dân và 61 doanh nghiệp được vay vốn. Nhờ có dòng vốn đầu tư của ngân hàng, hàng nghìn hộ nông dân có điều kiện phát triển kinh tế hộ nâng cao thu nhập.

Cùng với nguồn vốn trên, những năm qua trên địa bàn tỉnh còn có một số tổ

2536.120 2967.260 4043.470 4244.510 .000 500.000 1000.000 1500.000 2000.000 2500.000 3000.000 3500.000 4000.000 4500.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

tỷ

đồ

chức tín dụng trung ương và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết hỗ trợ xây dựng NTM tại các địa phương trong tỉnh: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam hỗ trợ 36 tỷ đồng xây dựng trạm y tế, trường học, đường giao thông và nhà ở cho người nghèo; Công ty Cổ phần Tài chính dầu khí Việt Nam hỗ trợ0,4 tỷ đồng... Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, xã Nhân Chính (Lý Nhân) xây dựng trạm y tế đạt chuẩn (hỗ trợ xây dựng 7 tỷ đồng); các tuyến đường giao thông nông thôn ở thôn Khoái, Nghè Thượng – cầu Nghèđược xây dựng khang trang theo đúng chuẩn NTM.

Có thể nói, nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn hiện nay của các ngân hàng (ngoại trừ NHNN&PTNT và Ngân hàng Chính sách xã hội) còn ở mức thấp và việc cho vay xây dựng NTM mới chủ yếu tập trung ở lĩnh vực cho vay hộ sản xuất kinh doanh, hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các lĩnh vực khác như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Cụ thể, cho vay làm đường giao thông nông thôn 18 tỷ đồng (chiếm 0,5%), cho vay xây dựng hệ thống thủy lợi 13 tỷ đồng (chiếm 4,6%). Bên cạnh đó, do xuất phát từ đặc thù trong hoạt động kinh doanh và do chưa xây dựng được mạng lưới hoạt động tại các vùng nông thôn nên một số tổ chức tín dụng chưa mặn mà đối với những khách hàng là hộ nông dân làm nông nghiệp. Năm 2014, vốn kế hoạch dành để xây dựng NTM là 1.600 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương 272 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 180 tỷ đồng, ngân sách của các huyện là 30 tỷ đồng, ngân sách xã là 130 tỷ đồng, vốn lồng ghép là 368 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 140 tỷ đồng, vốn khác là 25 tỷ đồng và vốn tín dụng là 455 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn được vay, nhiều hộ gia đình có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, làm kinh tế trang trại thúc đẩy doanh nghiệp ở nông thôn phát triển.

Hiện tại, Hà Nam đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Một trong những hoạt động khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp mà tỉnh đang thực hiện hiện nay là “Đề án tổng thể phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Nam đến năm 2015”. Đây là một trong nhiều mô hình quản lý nông

nghiệp công nghệ cao được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển hiện nay nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân; nhất là trong điều kiện sản xuất lúa hiệu quả không cao, khó tiêu thụ.

Mục tiêu phát triển của đề án đến năm 2015, tỉnh có khoảng 3.000 con bò sữa trong đó tập trung ở các nhóm hộ và hộ gia đình khoảng 2.200 con (tăng 1.620 con so với hiện tại). Tổng sản lượng sữa trên 7.000 tấn, giá trị sản lượng ước đạt trên 110 tỷ đồng. Áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi hiện hành, dự án này có khả năng thực hiện tốt. Tuy vậy, vấn đề kiểm soát dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh môi trường… cũng đặt ra nhiều mối trăn trở.

Cơ cấu vốn hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2014 được thể hiện ở hình dưới đây:

Hình 3.2. Cơ cấu vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam

Nguồn: Tổng hợp của học viên

Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh:

Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã ban hành các Quyết định sau:

- Quyết định Số 24/2013/QĐ-UBND ngày 8/5/2013 Về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 24/5/2011, Quyết định số

43%

26% 23%

8% 1%

04/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012, Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 21/01/2013;

- Quyết định Số 23/2014/QĐ-UBND ngày 25/7/2014 về việc Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 08/5/2013.

Theo các quyết định này:

- Đối tượng được hỗ trợ tín dụng bao gồm:

+ Tổ chức cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm: hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn, cá nhân, chủ trang trại, các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn.

+ Các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.

+ Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản.

- Phạm vi các lĩnh vực phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn:

+ Vay cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. + Vay phát triển ngành nghề tại nông thôn.

+ Vay để kinh doanh các sản phẩm dịch vụ phục vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản.

+ Vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.

+ Vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

- Cơ chế hỗ trợ tín dụng:Theo quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Mức độ hỗ trợ tài chính đối với phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Nam được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.8. Cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam

TT Lĩnh vực hỗ trợ Mức hỗ trợ Ghi chú

1 Hỗ trợ các xã thực hiện dồn điền,

đổi thửa 1 triệu đồng/1 ha

Có Đề án được duyệt, Theo diện tích dồn điền

đổi thửa hoàn thành 2 Hỗ trợ phát triển chăn nuôi ở khu chăn nuôi tập trung 650 triệu đồng/1khu

Có đề án được duyệt Hỗ trợ sau đầu tư

3

Hỗ trợ chăn nuôi lợn bằng đệm sinh học, bao gồm:

- Đệm lót sinh học cho mô hình - Hỗ trợ vi sinh

Theo Đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ

sinh học trong chăn nuôi lợn đã được UBND tỉnh phê duyệt

Hỗ trợ sau đầu tư

4

Hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, bao gồm: Máy gặt đập liên hợp, Máy làm đất, Máy sạ hàng…

Tối đa 600 triệu

đồng/1 xã Hỗ trợ sau đầu tư

5

Hỗ trợ xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc tập trung, xa khu dân cư

20 triệu đồng/cơ sở Hỗ trợ sau đầu tư

6

Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác trong nông nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm

20 triệu đồng/thương

hiệu Hỗ trợ sau đầu tư

7

Hỗ trợ cơ sở sản xuất TTCN có máy móc thiết bị trong sản xuất gây ô nhiễm môi trường, di dời vào điểm sản xuất tập trung của xã

20 triệu đồng/cơ sở

Theo quy hoạch được duyệt

Hỗ trợ sau đầu tư

8

Hỗ trợ 1 phần kinh phí mua giống, vật tư thiết yếu phát triển cây vụ Đông hàng hóa

60% tiền giống+25% tiền vật tư+ tập huấn chuyển giao KHKT

Hỗ trợ sau đầu tư; Theo Đề án phát triển cây trồng vụ Đông hàng hóa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015 số 536/QĐ- UBND ngày 05/5/2011 của UBND tỉnh Hà Nam

Nguồn: Tổng hợp của học viên từ 05 Quyết định kể trên

Thực tế triển khai các Quyết định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tưcác xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam đã cho thấy những kết quả rất khả quan trong việc thay đổi toàn diện diện mạo khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2011-2015, đã có rất nhiều xã được

công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Theo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh, đến hết năm 2015 toàn tỉnh phấn đấu có ít nhất 25 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; các xã chưa đạt chuẩn phải tăng từ 02 tiêu chí/năm trở lên; có 40 xã đạt từ 14 tiêu chí trở lên; các xã còn lại đạt từ 12 tiêu chí trở lên.

Bảng 3.9. Đánh giá của cán bộ quản lý về chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng cho ngành nông nghiệp

TT Mức độ đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm bình quân (Mean) Đánh giá Thấp và rất thấp (%) Trung bình (%) Cao và Rất cao (%) 1 Mức độ triển khai chính sách tín dụng của Trung ương tại địa phương

11 0 27,27 72,73 3,91 Tốt

2

Mức độ hoàn thiện, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng cho ngành nông nghiệp tại địa phương

11 18,18 18,18 63,64 3,36 Trung bình

3

Mức độ liên kết giữa chính quyền địa phương với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng cho ngành nông nghiệp

11 9,10 18,18 72,72 3,55 Tốt

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên

Để đánh giá chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Nam trong thời gian qua, học viên tiếp tục sử dụng số liệu điều tra khảo sát để phân tích.

Theo kết quả có được ở bảng số liệu và hình vẽ trên có thể nhận thấy, 11 cán bộ quản lý được hỏi đánh giá khá tốt về các chính sách tài chính - tín dụng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh. Điều này thể hiện ở 2/3 tiêu chí hỏi được đánh giá ở mức độ “Tốt” với điểm bình quân rất cao. Tiêu chí còn lại là: “Mức độ hoàn

thiện, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng cho ngành nông nghiệp tại địa phương” được đánh giá ở mức “trung bình” nhưng điểm bình quân cũng xấp xỉ mức tốt. Tuy nhiên, như vậy cũng đã cho thấy, một số cán bộ quản lý đánh giá chưa tốt về mức độ hoàn thiện của các chính sách hỗ trợ về tài chính - tín dụng cho ngành nông nghiệp. Họ cho rằng, mức độ hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân còn thấp, khả năng tiếp cận nguồn vốn đối với các đối tượng này còn khá hạn chế, thủ tục và một số điều kiện khá khắt khe.

Bảng 3.10. Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng cho ngành nông nghiệp

TT Mức độ đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm bình quân (Mean) Đánh giá Thấp và rất thấp (%) Trung bình (%) Cao và Rất cao (%) 1 Mức độ nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định hỗ trợ tài chính - tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng 12 0 41,67 58,33 3,67 Tốt 2 Mức độ dễ dàng trong tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi

12 25 33,33 41,67 3,00 Trung bình

3

Mức độ hỗ trợ của các chính sách tài chính - tín dụng ưu đãi đối với hoạt động của doanh nghiệp

12 8,33 50 41,67 3,25 Trung bình

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên

Theo kết quả điều tra khảo sát thì chỉ có 1/3 tiêu chí được hỏi được các doanh nghiệp đánh giá ở mức độ tốt, đó là tiêu chí: “Mức độ nghiêm túc trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)