Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợvề khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 96 - 99)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT

4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợvề khoa học công nghệ

Mục tiêu của chính sách là nhằm huy động đông đảo các nhà khoa học, kỹ thuật tích cực nghiên cứu, chuyển giao và người nông dân ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, hàm lượng chất xám lớn và cho giá trị cao. Nhìn chung, trình độ khoa học - công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông, lâm nghiệp ở nhiều địa phương Nước ta, trong đó có Hà Nam vẫn còn thấp. Điều này đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp để phát triển công nghệ sinh học nhằm tạo ra và nhân các giống cây trồng, vật nuôi mới; chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất các loại vacxin và khoáng huyết thanh, chuẩn đoán bệnh nhanh và chính xác… làm hạt nhân đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Do vậy, các cấp chính quyền địa phương cần ưu tiên giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu, trên cơ sở đó tham mưu cho tỉnh hình thành các tập đoàn cây, con phù hợp, hiệu quả nhất cho các hộ sản xuất trong các vùng chuyên, xác định rõ lợi thế những cây trồng, vật nuôi và ngành nghề cụ thể cho từng vùng trên cơ sở nhu cầu thị trường và điều kiện kinh tế - sinh thái.

- Thử nghiệm các giống cây, con mới cho năng suất cao. Ứng dụng nhanh những công nghệ tiên tiến sản xuất cây, con giống như: Chiết ghép cành, cấy mô; thụ tinh nhân tạo đàn bò, lợn... áp dụng các kỹ thuật canh tác mới phù hợp quy mô sản xuất của hộ.

Để thực hiện được các nội dung đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

+ Điều chỉnh vốn đầu tư của tỉnh cho lĩnh vực khoa học - công nghệ nói chung và khoa học - công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đầu tư cần có trọng điểm, tránh tràn lan. Trước hết, cần ưu tiên khâu sản xuất giống. Với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì giống là tư liệu sản xuất có hàm lượng chất xám cao nhất, cùng một điều kiện canh tác như nhau nếu giống tốt, năng suất có thể tăng từ 10%-15%. Vốn đầu tư cho khoa học - công nghệ nông nghiệp cần được quản lý chặt chẽ.

+ Xây dựng cơ chế và giải pháp thu hút các nhà khoa học chuyên ngành đang làm việc, giảng dạy tại các trường đại học hỗ trợ tỉnh cũng như các địa phương nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Ban hành chế độ kinh phí đối với hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học - công nghệ của tỉnh theo hướng tăng cường lợi ích của người nghiên cứu đủ sức thu hút chất xám trên địa bàn.

+ Cần có cơ chế, chính sách để nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Thông qua các giải pháp cơ bản như gắn quyền lợi, trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu sản xuất với kinh tế hộ, tạo vốn và hướng dẫn kỹ thuật cho hộ sản xuất ứng dụng khoa học - công nghệ thông qua hệ thống khuyến nông; Khuyến khích các hộ ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ thông qua việc trợ giá đầu vào, hợp đồng bao tiêu sản phẩm và mở rộng các cơ sở chế

biến nông sản nhằm ổn định giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ, nhất là thời kỳ đầu ứng dụng.

+ Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, cần có chính sách để huy động vốn từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác và nguồn viện trợ quốc tế. Từng bước xã hội hóa vốn cho lĩnh vực này.

- Cần tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp của công nghệ theo pháp luật hiện hành; bảo đảm quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao không bị bên thứ ba xâm phạm.

- Thực hiện tốt miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các trường hợp thực hiện hợp đồng nghiên cứu, triển khai dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp; thu nhập từ việc góp vốn bằng sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình kỹ thuật.

- Thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế sử dụng đất, cũng như thuế ưu đãi về nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, thiết bị khoa học kỹ thuật có bộ điều khiển tự động, mẫu thí nghiệm... phục vụ trực tiếp cho các dự án, hợp đồng nghiên cứu triển khai mà chưa sản xuất được ở trong nước.

- Thực hiện ưu tiên thù lao một cách xứng đáng cho tác giả, các công trình khoa học được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.

- Cần chú trọng hình thức chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động khuyến nông. Các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được chuyển giao đến các hộ gia đình nông dân thông qua hệ thống khuyến nông phải được hỗ trợ kinh phí chuyển giao. Chẳng hạn kinh phí chi phí cho các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mô hình và vay vốn của Quỹ khuyến nông theo kế hoạch hàng năm đã được duyệt. Tăng cường phát triển Quỹ khuyến nông để hộ nông dân vay vốn không lãi suất nhằm tạo điều kiện cho họ chủ động mở rộng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

- Chú trọng đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học - công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, chế biến, bảo quản và vận chuyển

nông sản. Hình thức đào tạo là kết hợp giữa tập trung và đào tạo tại chỗ. Nguồn kinh phí lấy từ ngân sách thông qua các chương trình nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản, kết hợp với một phần kinh phí do người học đóng góp. Hàng năm tỉnh cần dành một khoản kinh phí để cử cán bộ đi tập huấn, đào tạo trong nước và nước ngoài nhằm tạo ra những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chọn giống cây trồng vật nuôi và chế biến nông sản.

- Cần chuyển giao khoa học - công nghệ một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời; chuyển giao xuống tới cơ sở, hộ sản xuất nông nghiệp; đảm bảo tính định hướng, nội dung chuyển giao sát thực với từng địa phương.

- Khuyến cáo chính xác, kịp thời về giống, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... đến với nông dân. Có chế độ kiểm tra, thẩm định vật tư hàng hóa đầu vào thật nghiêm ngặt và có chế tài xử lý nghiêm minh những đơn vị sản xuất, kinh doanh những hàng hóa không đảm bảo chất lượng và những cán bộ đã tham gia kiểm tra, khuyến cáo cho nông dân về hàng hóa đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)