Chính sách hỗ trợvề khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 62 - 69)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁTTRIỂN NÔNG

3.2.3. Chính sách hỗ trợvề khoa học công nghệ

Trong quá trình chỉ đạo sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam đã phối hợp cùng các địa phương đã tích cực nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa nhanh cơ giới hóa trong các khâu gieo cấy và thu hoạch để giảm chi phí, tăng thu nhập cho nông dân; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp; xây dựng nhiều mô hình trình diễn nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người nông dân như mô hình lúa gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng, mô hình sản xuất lúa lai F1, mô hình sản xuất lúa chất lượng, mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, mô hình phát triển sản xuất nấm ăn...

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật của tỉnh đã phát triển nhanh về số lượng, có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đến nay, trong tổng số 11.466 cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh, có 214 cán bộ khoa học đạt trình độ tiến sỹ và thạc sỹ; 5.744 kỹ sư; 5.454 người có trình độ cao đẳng, trung cấp, kỹ thuật viên. Bên cạnh đó, Hà Nam có một mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật đủ đảm bảo cho việc nghiên cứu, khảo nghiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ và đánh giá trình độ công nghệ… Số lượng, chất lượng cán bộ khoa học công nghệ và những tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật, đó là yếu tố cơ bản của năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ.

Từ năm 1997, khi Hà Nam được tái lập đến nay, tỉnh đã triển khai, thực hiện được 169 đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học, trong đó có 5 dự án cấp Nhà nước thuộc chương trình nông thôn miền núi, 35 dự án sản xuất thử nghiệm, 8 dự án về công nghệ thông tin, 15 dự án về điều tra cơ bản, 35 dự án về nghiên cứu khoa học, 26 đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, 51 nhiệm vụ khác. Các đề tài, dự án được triển khai không dàn trải mà tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của tỉnh và đã đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Kết quả nổi bật nhất của hoạt

động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp là việc đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; tập trung nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương. Điển hình là dự án: Xây dựng mô hình sản xuất kiểu trang trại, lúa, tôm càng xanh và cá chim trắng. Dự án này ban đầu có quy mô 13 ha, được triển khai tại 2 xã là Khả Phong và Ba Sao (Kim Bảng). Đến nay, đã được nhân rộng triển khai trên 2.000 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh, thu hút được sự tham gia của gần 2.000 hộ nông dân trên 90 xã ở 6/6 huyện, thị xã. Giá trị thu nhập bình quân sau chuyển đổi tăng gấp 2-3 lần so với trước.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, sự phối hợp có hiệu quả của Thủ đô Hà Nội, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng, Hà Nam đã đăng cai tổ chức thành công Chợ Công nghệ và thiết bị vùng đồng bằng sông Hồng (Techmart Hà Nam 2008). Chợ Công nghệ và thiết bị vùng đồng bằng sông Hồng đã thu hút được 218 đơn vị tham gia đến từ hơn 40 trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu…và 12 Sở KH&CN thuộc các tỉnh phía Bắc. Tại Techmart Hà Nam đã có 32 hợp đồng và bản ghi nhớ được ký kết chính thức với tổng giá trị trên 50,4 tỷ đồng cùng hàng ngàn giao dịch mua bán sản phẩm công nghệ tại các gian hàng. Trong khuôn khổ của Techmart Hà Nam còn diễn ra 4 cuộc hội thảo, giao lưu, đối thoại với các chủ đề phù hợp với nhu cầu phát triển của các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc.

Tuy nhiên, năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của Hà Nam vẫn còn có những mặt hạn chế như: Cơ cấu lao động chưa đáp ứng được quá trình hội nhập và phát triển, còn tình trạng thiếu những cán bộ khoa học giỏi, cán bộ kỹ thuật, lao động v.v.. có trình độ, tay nghề cao; ngân sách đầu tư cho trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học còn hạn chế; cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ chưa đủ mạnh để tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa học trong việc triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học trong và ngoài nước vào sản xuất và đời sống nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế - xã hội trên

địa bàn tỉnh.

Trong lĩnh vực trồng trọt, Hà Nam đã tiến hành thử nghiệm nhiều giống lúa mới theo vùng sinh thái, tuyển chọn đưa vào gieo cấy đại trà trên địa bàn tỉnh. Ngành Nông nghiệp đã triển khai nhiều dự án khảo nghiệm các giống cây trồng mới: Dự án Xây dựng mô hình Lúa N97 vụ mùa; Dự án Xây dựng mô hình thâm canh giống Ngô lai Bioseed 06; Dự án Xây dựng mô hình trồng đậu tương sử dụng phân bón lá… Từ những dự án trên, hàng chục giống cây trồng được đưa vào sản xuất cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Hà Nam. Đặc biệt, Hà Nam đã tiếp thu áp dụng thành công công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1, giúp nông dân chủ động giống lúa lai chất lượng tốt, giả rẻ hơn so với giống nhập ngoại. Diện tích lúa lai được duy trì đạt 50 - 60% trong vụ Xuân, 20 - 25% diện tích vụ Mùa; diện tích gieo cấy các giống lúa chất lượng cao được mở rộng tăng từ 25% lên đến 30% diện tích. Năm 2012, ngành Nông nghiệp đã triển khai Đề án Phát triển sản xuất nấm ăn giai đoạn 2012 - 2015 với mục tiêu phát triển nghề sản xuất mới, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân bằng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hiệu quả kinh tế và có khả năng xuất khẩu, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho đồng ruộng. Năm 2012, toàn tỉnh có 86 hộ đã triển khai sản xuất nấm ăn, giá trị thu được ước đạt 3.264 triệu đồng. Năm 2013, toàn tỉnh có 230 hộ với 276 mô hình sản xuất các loại nấm ăn, sản lượng đạt trên 250 tấn. Cùng với đó, Đề án phát triển lúa gieo thẳng cũng tích cực được triển khai, dần thay thế phương thức sản xuất truyền thống. Năm 2012 diện tích lúa gieo thẳng đạt 7.279 ha, chiếm 10,5% diện tích lúa gieo cấy cả năm, đến năm 2013 là 10.446 ha, chiếm 15,3% diện tích lúa gieo cấy cả năm. Ngành Nông nghiệp đã nghiên cứu áp dụng rộng rãi các biện pháp và mô hình canh tác tiên tiến, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiệu quả cao, mở rộng diện tích cây ăn quả, hoa, rau an toàn.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Hà Nam tập trung nghiên cứu lựa chọn các giống gia súc, gia cầm với mô hình nuôi phù hợp đạt hiệu quả cao bằng việc ứng dụng

công nghệ sinh học, đồng thời tiếp cận công nghệ lai tạo giống mới dần thay thế các giống cũ kém chất lượng. Trong những năm từ 2006 - 2012, tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi của tỉnh đạt trên 8%/năm. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2012 đạt trên 64 nghìn tấn, năm 2013 đạt xấp xỉ 68 nghìn tấn. Chương trình nạc hóa đàn lợn đã được triển khai mạnh mẽ ở Hà Nam. Đến nay, tỷ lệ giống lợn siêu nạc chiếm 70 - 75% tổng đàn, đàn lợn ngoại, lợn lai có năng suất, chất lượng tốt, trọng lượng xuất chuồng trong trang trại, gia trại đạt 100 kg/con, tỷ lệ nạc cao trên 50%. Như vậy, trong 07 năm, trọng lượng bình quân lợn thịt xuất chuồng đã tăng khoảng 25% nhờ việc ứng dụng tiến bộ về giống.

Trong chăn nuôi gia súc gia cầm, việc ứng dụng các tiến bộ về giống đã làm cho ngành chăn nuôi của tỉnh có bước phát triển khá toàn diện.Hiện nay tổng đàn gia cầm của tỉnh hàng năm đạt gần 06 triệu con.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của Hà Nam không lớn, song các tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực này cũng được ứng dụng như: Mô hình nuôi bán thâm canh cá rô phi đơn tính dòng GIFP; mô hình nuôi bán thâm canh cá trắm đen thương phẩm với năng suất 06 - 07 tấn/ha; mô hình sử dụng chế phẩm sinh học, chất xử đáy cải tạo môi trường trong nuôi thâm canh cá làm năng suất tăng bình quân khoảng 1,5 - 02 tấn/ha…

Lĩnh vực cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây, việc đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giải phóng sức lao động của nông dân. Hiện nay đối với các cây trồng có 90 - 95% diện tích làm đất được cơ giới hóa; từ 20 - 25% diện tích áp dụng gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng.

Công tác sau thu hoạch và bảo quản chế biến cũng được tỉnh và ngành Nông nghiệp tích cực quan tâm đầu tư như hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp... Trong 02 năm 2012, 2013 tỉnh hỗ trợ trên 05 tỷ đồng cho nông dân mua trên 100 máy làm đất và máy gặt đập liên hợp giúp cho việc triển khai mùa vụ trong khung thời vụ tốt nhất, thu hoạch nhanh gọn, nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch.

Hình 3.3. Vốn đầu tƣ cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2014

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam

Luận văn sẽ tiến hành đánh giá chính sách hỗ trợ khoa học, công nghệ cho nông nghiệp của tỉnh Hà Nam theo kết quả điều tra khảo sát như sau:

Bảng 3.12. Đánh giá của cán bộ quản lý về chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ cho ngành nông nghiệp

TT Mức độ đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm bình quân (Mean) Đánh giá Thấp và rất thấp (%) Trung bình (%) Cao và Rất cao (%) 1 Mức độ phong phú của các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ 11 9,10 27,27 63,63 3,55 Tốt 2 Mức độ đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp về hỗ trợ khoa học công nghệ của các chính sách

11 9,10 9,10 81,8 4,00 Tốt

3

Hiệu quả đem lại của các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

11 18,18 36,36 45,46 3,18 Trung bình

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.4 1.1 2.7 2.8 0.9 1.3 1.1 1.4 3.5 3.4 3.6 3.9 2.1 2 2.4 2.8 0.5 0.4 0.6 0.8 tỷ đồ ng

Các cán bộ quản lý được hỏi cho rằng, các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ của tỉnh đối với ngành nông nghiệp khá phong phú và đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất của mình. Mặc dù vậy, hiệu quả thực tế đem lại của các chính sách này chưa thật sự cao, điều đó thể hiện ở tiêu chí: “Hiệu quả đem lại của các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương” chỉ đạt mức trung bình với 3,18 điểm.

Bảng 3.13. Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ cho ngành nông nghiệp

TT Mức độ đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm bình quân (Mean) Đánh giá Thấp và rất thấp (%) Trung bình (%) Cao và Rất cao (%) 1 Năng lực phổ biến các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ của tỉnh đến doanh nghiệp 12 25 41,67 33,33 3,00 Trung bình 2 Mức độ thiết thực của các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ đối với doanh nghiệp

12 0 25 75 4,00 Tốt

3

Mức độ hỗ trợ của các chính sách khoa học công nghệ với doanh nghiệp

12 16,67 33,33 50 3,33 Trung bình

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên

Qua đó cho thấy:

- Các doanh nghiệp đánh giá khá cao mức độ thiết thực của các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ đối với doanh nghiệp, điều này được thể hiện không có doanh nghiệp nào đánh giá tiêu chí này ở mức thấp, có 75% doanh nghiệp đánh giá tiêu chí ở mức cao và rất cao, 25% doanh nghiệp còn lại đánh giá tiêu chí ở mức trung bình. Điểm bình quân của tiêu chí đạt 4,00 điểm.

- Các doanh nghiệp được hỏi đánh giá tiêu chí: “Năng lực phổ biến các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ của tỉnh đến doanh nghiệp” ở mức trung bình với 3,00 điểm bình quân. Trong đó, 25% số doanh nghiệp đánh giá ở mức thấp; 41,67%

doanh nghiệp đánh giá tiêu chí ở mức trung bình và chỉ có 33,33% doanh nghiệp được hỏi đánh giá cao tiêu chí này. Như vậy, trình độ cán bộ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học công nghệ còn hạn chế.

- Tiêu chí: “Mức độ hỗ trợ của các chính sách khoa học công nghệ với doanh nghiệp” cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình với 3,33 điểm bình quân. Trong đó, có 16,67% doanh nghiệp được hỏi đánh giá thấp tiêu chí này; 33,33 doanh nghiệp đánh giá tiêu chí ở mức trung bình và 50% doanh nghiệp đánh giá tiêu chí ở mức cao. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát ở việc tỉnh chỉ có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở mức độ khái quát nhất định nào đó, còn đối với đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp thì tỉnh chưa có đủ nguồn lực để thực hiện hết các nội dung, đề án riêng cho mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, khả năng tác động của các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ của tỉnh đối với doanh nghiệp cũng hạn chế.

Bảng 3.14. Đánh giá của ngƣời dân về chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ cho ngành nông nghiệp

TT Mức độ đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm bình quân (Mean) Đánh giá Thấp và rất thấp (%) Trung bình (%) Cao và Rất cao (%) 1 Năng lực phổ biến các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ của tỉnh đến hộ gia đình 95 27,37 44,21 28,42 2,56 Trung bình 2 Mức độ thiết thực của các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ đối với hộ gia đình 95 8,42 18,95 72,63 3,77 Tốt 3 Mức độ hỗ trợ của các chính sách khoa học công nghệ với hộ gia đình 95 6,32 16,84 76,84 3,93 Tốt

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên

Với chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ cho ngành nông nghiệp, luận văn sử dụng chung 03 tiêu chí đánh giá đối với nhóm đối tượng hỏi là doanh nghiệp và

người nông dân. Theo kết quả có được thì có thể nhận thấy rằng: Với tiêu chí “Năng lực phổ biến các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ của tỉnh” vàtiêu chí “Mức độ thiết thực của các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ” thì đánh giá của người nông dân và doanh nghiệp khá tương đồng nhau. Riêng đối với tiêu chí “Mức độ hỗ trợ của các chính sách khoa học công nghệ” thì nhóm người nông dân đánh giá cao hơn nhóm doanh nghiệp. Cụ thể là, trong số 95 người dân được hỏi, có tới 73 người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)