Chính sách hỗ trợvề đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 69)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁTTRIỂN NÔNG

3.2.4. Chính sách hỗ trợvề đào tạo nguồn nhân lực

Hệ thống chính sách đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nhân lực ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Hà Nam bao gồm:

- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 26/10/2011 của Tỉnh uỷ về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

- Kế hoạch số 1624/KH-UBND ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

- Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020 đã được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh;

- Quyết định số 1742/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020.

- Kế hoạch số 1590/KH-UBND về việc Triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” giai đoạn 2011 - 2015.

Theo dự báo thì nhu cầu lao động của tỉnh Hà Nam thời gian tới như sau: - Nhu cầu lao động của toàn tỉnh:

+ Đến năm 2015: Nhu cầu lao động toàn tỉnh là 492.888 người. + Đến năm 2020: Nhu cầu lao động toàn tỉnh là 545.326 người. - Nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế cấp I của tỉnh:

Bảng 3.15. Nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế cấp I của tỉnh Hà Nam Ngành, lĩnh vực Năm 2015 Năm 2020 Tổng số (ngƣời) 492.888 545.326

1. Công nghiệp - xây dựng 129.027 170.199

2. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 251.265 236.415

3. Dịch vụ 112.596 138.712

Nguồn: Quyết định số 1742/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam

- Nhu cầu lao động trong các ngành cấp II của tỉnh:

Bảng 3.16. Nhu cầu lao động trong các ngành cấp II của tỉnh Hà Nam Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020 Tổng số (ngƣời) 251.265 236.415

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp 247.837 233.197

2. Thuỷ sản 3.428 3.218

Nguồn: Quyết định số 1742/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam

- Nhu cầu lao động qua đào tạo: Trình độ đào tạo của lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60:Đến năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45%; đến năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là từ 55% trở lên.

- Nhu cầu lao động cần đào tạo và kế hoạch đào tạo của tỉnh: Trong giai đoạn 2011-2020 khả năng đào tạo tại các cơ sở của tỉnh quản lý là 339.210 lượt người. Trong đó: Giai đoạn 2011-2015: 137.510 lượt người; giai đoạn 2016-2020: 201.700 lượt người.

- Nhu cầu lao động đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nhân lực:Trong giai đoạn 2011-2020, dự kiến nhu cầu lao động đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nhân lực là 30.413 lượt người. Trong đó: Giai đoạn 2011-2015: 12.113 lượt người; giai đoạn 2016 - 2020: 18.300 lượt người.

Trong những năm qua, Hà Nam có chủ trương mở rộng quy mô các làng nghề hiện có, khôi phục các làng nghề yếu kém, đồng thời phát triển các làng nghề mới. Kết quả: hiện nay toàn tỉnh có 30 làng nghề truyền thống; trên 30 làng nghề TTCN; 111 làng có nghề... Trên địa bàn tỉnh có 21 cơ sở dạy nghề, trong đó có 16

cơ sở dạy nghề của tỉnh, 5 cơ sở dạy nghề của Trung ương đóng trên địa bàn. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 16.255 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh từ 29% năm 2009 lên 40% năm 2013. Bình quân hàng năm toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho trên 13.000 lao động và có khoảng 19.000 người được tạo việc làm thêm.

Thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020”. Tình hình triển khai thực hiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 như sau:

- Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập:

+ Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập, đặc biệt các trung tâm dạy nghề cấp huyện.

+ Hằng năm, từ nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và kinh phí địa phương, các cơ sở dạy nghề thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo kế hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Về chương trình, giáo trình dạy nghề:Các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định của Tổng cục Dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

+ Xây dựng nội dung đào tạo trình độ sơ cấp nghề của 25 nghề đào tạo cho lao động nông nghiệp,sau đó sẽ hoàn thiện chương trình đào tạo.

+ Đảm bảo các nghề đào tạo đều có chương trình dạy nghề theo quy định. + Có giáo trình cho các nghề đào tạo cho lao động nông thôn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề:

+ Từng bước ổn định và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, nhất là tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện, trung tâm dạy nghề của các tổ chức xã hội, hội đoàn thể.

phạm dạy nghề cho giáo viên tại các cơ sở dạy nghề. Đảm bảo 100% giáo viên tại các cơ sở dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, đạt chuẩn theo quy định hiện hành.

+ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng dạy học cho 230 giáo viên, người dạy học của các cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm:

Bảng 3.17. Số lƣợng giáo viên dạy nghề đƣợc bồi dƣỡng giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: người Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 40 40 50 50 50 Trong đó Nam 32 30 37 34 32 Nữ 8 10 13 16 18

Nguồn: Kế hoạch số 1590/KH-UBND tỉnh Hà Nam

Tổ chức bồi dưỡng cho 135 cán bộ quản lý về nghiệp vụ tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn tại các cơ sở dạy nghề. Cụ thể:

Hình 3.4. Bồi dƣỡng cán bộ quản lý về nghiệp vụ tƣ vấn nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Kế hoạch số 1590/KH-UBND tỉnh Hà Nam - Về hỗ trợ lao động nông thôn học nghề:

25 25 25 30 30 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

ng

+ Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về “Quy định mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015”.

+ Chỉ tiêu đào tạo: Trung bình hằng năm hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 6.100 lao động nông thôn. Cụ thể:

Bảng 3.18. Số lƣợng lao động nông thôn đƣợc hỗ trợ đào tạo nghề và Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm

Đơn vị tính: người; triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 Dự kiến 2015

Tổng số 5.200 5.600 5.800 6.000 6.400

Kinh phí 32.120 32.540 33.140 33.340 33.540

Nguồn: Kế hoạch số 1590/KH-UBND tỉnh Hà Nam

Bảng 3.19. Kinh phí đào tạo nghề theo nội dung hoạt động giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Nội dung hoạt động Kinh phí

1 Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm 1.000

2 Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu 2.500

3 Thí điểm mô hình dạy nghề 2.500

4 Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề 100.000

5 Phát triển chương trình, giáo trình 100

6 Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề 100

7 Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề 58.000

8 Giám sát, đánh giá đề án 480

Tổng cộng 164.680

Nguồn: Kế hoạch số 1590/KH-UBND tỉnh Hà Nam

Kinh phí đào tạo bao gồm:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 164.180 triệu đồng

Hình 3.5. Kết quả dạy nghề nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2014

Nguồn: Học viên tự tổng hợp từ số liệu của Sở NN&PTNT Hà Nam

Năm 2011 tổ chức 57 lớp dạy nghề cho 1.767 lao động nông thôn, năm 2012 tổ chức 55 lớp dạy nghề cho 1.784 lao động nông thôn, năm 2013 tổ chức 59 lớp dạy nghề cho 1.806 lao động nông thôn (trong đó: nghề nông nghiệp 670 người, nghề phi nông nghiệp 1.136 người), đến năm 2014 tổ chức 62 lớp dạy nghề cho 1.862 lượt lao động.

Bảng 3.20. Đánh giá của cán bộ quản lý về chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp

TT Mức độ đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm bình quân (Mean) Đánh giá Thấp và rất thấp (%) Trung bình (%) Cao và Rất cao (%) 1 Mức độ phù hợp của chính sách đào tạo nguồn nhân lực với nhu cầu của địa phương

11 9,10 18,18 72,72 3,73 Tốt

2 Mức độ hợp lý, cập nhật của chương trình đào tạo 11 18,18 45,45 36,37 3,18 Trung bình 3 Hiệu quả của chính sách đào tạo nguồn nhân lực 11 0 45,45 54,55 3,73 Tốt

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên

Trong số 03 tiêu chí được đưa ra đánh giá thì chỉ có 1/3 tiêu chí được cán bộ

1700.0 1720.0 1740.0 1760.0 1780.0 1800.0 1820.0 1840.0 1860.0 1880.0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

lƣợt

ng

quản lý đánh giá ở mức trung bình với 3,18 điểm bình quân, đó là: “Mức độ hợp lý, cập nhật của chương trình đào tạo”. Nguyên nhân của vấn đề này là do các chương trình đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp chậm được cải tiến, vẫn còn tình trạng áp dụng máy móc các chương trình đào tạo từ năm này qua năm khác, việc cập nhật kiến thức ít được thực hiện.

Hai tiêu chí còn lại được đánh giá khá cao với cùng 3,73 điểm bình quân. Điều này cho thấy, các chính sách đào tạo đã được xây dựng dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, kinh phí được đầu tư khá mạnh, cộng với đội ngũ giảng viên được chọn lọc kỹ, dẫn đến hiệu quả đem lại của các chính sách này cao, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Bảng 3.21. Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp

TT Mức độ đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm bình quân (Mean) Đánh giá Thấp và rất thấp (%) Trung bình (%) Cao và Rất cao (%) 1 Mức độ phong phú của các chương trình đào tạo nguồn nhân lực

12 16,67 50 33,33 3,08 Trung bình

2

Mức độ hỗ trợ của chính sách đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp

12 8,33 33,33 58,34 3,67 Tốt

3

Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh

12 16,67 25 58,33 3,42 Trung bình

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên

Qua kết quả điều tra khảo sát có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Các doanh nghiệp được hỏi đánh giá cao mức độ hỗ trợ của chính sách đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đối với hoạt động đào tạo của doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở tiêu chí tương ứng có điểm bình quân đạt 3,67 điểm (đánh giá ở mức tốt).

- Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa đánh giá cao mức độ phong phú của các chương trình đào tạo khi tiêu chí tương ứng chỉ được đánh giá ở mức 3,08 điểm (đạt mức trung bình).

- Với tiêu chí chung hỏi về mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chính sách đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Nam thì có 2/12 doanh nghiệp cảm thấy không hài lòng; 3/12 doanh nghiệp cảm nhận ở mức trung bình và 7/12 doanh nghiệp cảm thấy hài lòng về chính sách này. Tuy nhiên, với mức điểm bình quân chỉ đạt 3,42 điểm thì tiêu chí này vẫn chỉ được đánh giá ở mức trùn bình.

Bảng 3.22. Đánh giá của ngƣời dân về chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp TT Mức độ đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm bình quân (Mean) Đánh giá Thấp và rất thấp (%) Trung bình (%) Cao và Rất cao (%) 1 Mức độ phong phú của các chương trình đào tạo nguồn nhân lực

95 12,63 23,16 64,21 3,44 Trung bình

2

Mức độ hỗ trợ của chính sách đối với việc trau dồi kiến thức sản xuất cho người dân

95 7,37 15,79 76,84 3,59 Tốt

3

Mức độ hài lòng của người dân đối với chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh

95 10,53 17,90 71,57 3,51 Tốt

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên

- Người dân được hỏi cũng cho rằng, các chương trình đào tạo của tỉnh chưa thật sự phong phú, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của họ. Điều này được thể hiện ở tiêu chí “Mức độ phong phú của các chương trình đào tạo nguồn nhân lực” được đánh giá ở mức trung bình với 3,44 điểm bình quân.

- Tuy nhiên với tiêu chí “Mức độ hỗ trợ của chính sách đối với việc trau dồi kiến thức sản xuất cho người dân” lại được đánh giá ở mức tổ với 3,59 điểm bình

quân, điều này chứng tỏ mặc dù các chương trình đào tạo còn chưa thật sự phong phú, nhưng chất lượng của các chương trình này là tốt.

- Đối với tiêu chí đánh giá chung “Mức độ hài lòng của người dân đối với chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh” thì tiêu chí này cũng được đánh giá ở mức tốt, nhưng điểm bình quân khá thấp, rất sát với mức trung bình.

3.2.5. Chính sách hỗ trợ về thị trƣờng

Trong thời gian qua, hàng hoá và dịch vụ thiết yếu về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân nhưng giá cả nhiều mặt tăng cao đã tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống xã hội. Để góp phần kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả, bình ổn thị trường nhằm thực hiện Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường:

Sở Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường thực hiện tốt việc ký cam kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh về chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại; thường xuyên, liên tục tổ chức kiểm tra giám sát; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm không thực hiện hay thực hiện không đúng quy định của Pháp luật.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng công thương, phòng kinh tế phối hợp với các phòng chức năng nắm chắc tình hình cung cầu, giá cả hàng hoá, lương thực dự trữ, tiến độ cung cấp hàng của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn với những mặt hàng thiết yếu, đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương; chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành tích cực kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo ổn định giá cả thị trường trên địa bàn.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Nam… phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại; công khai công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh để các doanh nghiệp và nhân dân hiểu rõ, cùng phối hợp với các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)