Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT
4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợvề đào tạo nguồn nhân lực
Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hôi, thì nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định, vì vậy để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần tập trung đào tạo, nâng cao trình độ về mọi mặt cho người lao động vừa là yêu cầu cấp bách đồng thời là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài.
Thực tế nông thôn hiện nay cho thấy, phần lớn con em nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và tìm việc làm. Tình trạng bỏ học dở chừng đang có xu hướng gia tăng. Một lượng lớn thanh niên có trình độ sau khi tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng, đại học lại không muốn trở về làm nông nghiệp và phục vụ nông thôn. Thực trạng đó dẫn tới lực lượng lao động nông nghiệp vừa yếu về trình độ và kỹ năng, vừa yếu cả về thể lực, vì đa phần còn lại là người lớn tuổi và phụ nữ, những người không thể "ly hương" được mới buộc phải ở lại nông thôn. Do đó, để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng kịp thời việc xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nâng cao và cải thiện đời sống nông dân, cần:
- Đổi mới hệ giáo dục phổ thông ở nông thôn, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, vừa phân luồng sớm sau cấp trung học cơ sở. Đối với những học sinh đã qua trung học cơ sở mà không tiếp tục học lên thì được hướng nghiệp đào tạo nghề, nhất là nghề nông.
- Phát triển hơn nữa các khóa học dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đồng thời bố trí, quy hoạch hợp lý các trường cao đẳng và đại học ở các địa phương để tránh tình trạng quá tập trung, làm tăng chi phí học hành, nhất là sinh hoạt đắt đỏ nơi đô thị đối với những học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
- Có chính sách và biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của dân cư nông thôn; xây dựng các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, đọc sách, báo, truy cập thông tin trên mạng internet..., nhằm nâng cao thể lực và trí lực của lực lượng trẻ nói riêng và dân cư nông thôn nói chung, góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực xã hội đang có nguy cơ phát triển ở nông thôn hiện nay.
- Tăng cường và thường xuyên mở những lớp ngắn ngày bồi dưỡng kiến thức khoa học - công nghệ và quản lý tại các thôn với chương trình và phương pháp phù hợp với dân trí tại địa bàn dân cư, kết hợp với công tác tuyên truyền bằng tranh, ảnh, áp phích góp phần đưa nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất có hiệu quả ở các nông hộ.
- Thông qua các lớp bồi dưỡng và hệ thống tuyên truyền giúp nông dân hiểu biết về thị trường giá cả, nâng cao hiệu quả trong quá trình trao đổi hàng hóa. Tốt nhất là bồi dưỡng theo nhóm hộ có cùng cây trồng, vật nuôi, mặt hàng kinh doanh ở từng địa bàn.
4.2.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ về thị trƣờng
Thị trường và giá cả có liên quan mật thiết với nhau và có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ. Trong nền kinh tế thị trường, việc trao đổi hàng hóa trên cơ sở giá trị và quy luật cung - cầu là một yếu tố khách quan, nhưng do thị trường biến động, cung - cầu và các yếu tố ngoại lai khác đã làm cho giá cả và các hàng hóa khác sản xuất từ các hộ thường xuyên biến động. Thậm chí, có nhiều sản
phẩm giá bán chỉ bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất của nông dân. Hơn nữa, tình trạng bất bình đẳng, không công bằng trong trao đổi sản phẩm giữa nông sản và hàng công nghiệp, dịch vụ, giữa nông thôn với thành thị xảy ra kéo dài chưa được khắc phục.
Do vậy, cần nhất quán về quan điểm phát triển thị trường và can thiệp của Nhà nuớc vào thị trường, giá cả. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, Nhà nước cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực lưu thông, trao đổi hàng hóa, mở rộng thị trường trong tỉnh với cả nước và thị trường quốc tế nhằm giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, Nhà nước thông qua chính sách giá cả thực hiện việc hỗ trợ kinh tế hộ ở khu vực đầu vào và đầu ra sản xuất của nông hộ nhằm chuyển mạnh nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của địa phương.
Mục tiêu của chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản, nhằm đảm bảo giá cả và tiêu thụ sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, tác động của Nhà nước vào việc bình ổn giá nhằm điều chỉnh cánh kéo giá có lợi cho kinh tế hộ là một trong những phải pháp mà nhiều nước áp dụng. Cụ thể:
- Hỗ trợ giá, tạo điều kiện cung ứng đầu vào:
+ Chính quyền địa phương cần nâng mức hỗ trợ tạo điều kiện cho các giống cây, con mới đưa vào sản xuất tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ.
+ Hỗ trợ cước vận chuyển vật tư, kỹ thuật để giảm chi phí giữ cho giá phân bón, thuốc trừ sâu phù hợp với sức mua của nông dân.
+ Mở rộng mạng lưới bán những vật tư chủ yếu, đảm bảo cung cấp vật tư cho nông hộ đúng chủng loại, thời vụ.
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường trao đổi hàng hóa trên địa bàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa và kinh doanh theo đúng luật pháp của Nhà nước.
vụ vật tư tổng hợp tham gia vào thị trường đầu vào phục vụ xã viên là các hộ, giảm bớt thời gian và chi phí cũng như đảm bảo chất lượng vật tư các hộ sử dụng trong sản xuất.
- Về thị trường, giá cả đầu ra:
Để mở rộng thị trường đầu ra tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hóa, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
+ Cải tiến quản lý và công nghệ chế biến hoa quả hiện tại của tỉnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm và phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và thế giới nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
+ Đối với các sản phẩm có quy mô lớn, có truyền thống và khẳng định thích hợp với điều kiện của tỉnh cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ nhu cầu của thị trường xuất khẩu, tổ chức đổi mới khâu canh tác nông nghiệp, thay đổi thiết bị, công nghệ chế biến để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhanh chóng tạo ra sự liên kết ngay từ đầu giữa nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ theo quy trình, tiêu chuẩn thống nhất theo đòi hỏi của thị trường.
+ Giảm dần tình trạng nông dân tự phát sản xuất theo phong trào, bán được thì thôi, không bán được thì kêu Nhà nước giải quyết; các doanh nghiệp thương mại nhà nước thì trông chờ, làm ăn theo phi vụ, bán được thì mua, không bán được, không có lợi nhuận thì quay lưng lại mặc nông dân.
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch và phân vùng sản xuất hàng hóa, sản xuất nông nghiệp phải định hướng theo thị trường. Trên cơ sở dự báo thị trường tiêu thụ và lợi thế của từng vùng, tỉnh giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các ngành khác, với các huyện thị, thành phố tập trung xây dựng quy hoạch chuyên ngành và phân vùng sản xuất hàng hóa cho từng cây con, ngành nghề... Đồng thời, triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch chuyên ngành được xác lập bằng kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở quy hoạch tỉnh cần tiến hành xây dựng và đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho những vùng sản xuất hàng hóa tập trung. - Tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật hướng dẫn nông dân tiếp thu và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ nuôi trồng, sau thu hoạch bảo quản, sơ
chế... để nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng với nhu cầu thị trường hàng hóa lớn. Tiến tới xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.
- Tăng cường việc xây dựng các kênh cung cấp kịp thời về thông tin thương mại, giá cả thị trường sản phẩm nông sản cho nông dân. Trong kinh tế thị trường thì vấn đề xúc tiến thương mại, thông tin thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, tăng cường tổ chức xúc tiến thương mại, thông tin thị trường là một tất yếu mà Hà Nam phải thực hiện. Trong quá trình tiến hành cần chú ý đến nhiều hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện của đa số nông dân. Chẳng hạn, tiến hành qua hệ thống loa truyền thanh ở các địa phương, qua các câu lạc bộ khuyến nông, tổ chức hội chợ, phiên chợ về giống cây trồng, vật nuôi, từng bước thực hiện giới thiệu qua mạng... giúp người sản xuất nắm bắt được thị trường và những yêu cầu của thị trường để quyết định sản xuất cho phù hợp, đồng thời có thể giới thiệu quảng bá giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng.
- Xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông - phân phối và tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh Hà Nam. Triển khai xây dựng các chợ đầu mối nông sản ở các huyện và liên huyện để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Tăng cường sự định hướng, chỉ đạo, quản lý, điều tiết của nhà nước với thị trường sản phẩm nông nghiệp. Kết hợp hài hòa vai trò của Nhà nước với tính chủ động của người sản xuất và doanh nghiệp. Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong liên kết 4 nhà, là trọng tài khách quan và xử lý kịp thời các vướng mắc do quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp chế biến, các tổ chức thu mua và nông dân.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tạo vùng nguyên liệu, gắn kết công nghiệp chế biến với sản xuất để thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa phát triển. Có chính sách khuyến khích thành lập nhiều cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp.
4.2.6. Nhóm giải pháp khác
4.2.6.1. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
* Đối với kinh tế hộ
- Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh, ngành nghề của các hộ nhằm khai thác các nguồn lực nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn.
- Chuyển kinh tế hộ nông dân lên sản xuất hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng
- Khuyến khích việc hình thành các nông hộ sản xuất hàng hóa gắn với các vùng chuyên canh
- Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
- Phát triển kinh tế hộ theo mô hình trang trại nhằm từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa của hộ.
* Đối với kinh tế trang trại
- Phát triển mạnh kinh tế trang trại. Hoàn chỉnh công tác quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng sản xuất nông, lâm thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Phát triển trang trại với quy mô vừa tầm với trình độ, năng lực quản lý của các trại chủ. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn quy mô trang trại hợp lý, phù hợp với khả năng quản lý của chủ trang trại là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính trang trại.
- Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển các loại cây trồng vật nuôi, phát huy thế mạnh của địa phương, kết hợp với kinh doanh đa dạng, nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động, vật tư, vốn. Gắn phát triển kinh tế trang trại với chế biến và thị trường hạn chế tối đa sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ chưa qua chế biến.
- Khuyến khích các trang trại tích cực đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, từng bước thực hiện cơ giới hóa phù hợp với điều kiện từng nơi, không ngừng nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm... Coi đây là khâu đột phá nâng cao sức cạnh tranh trang trại.
- Hướng việc xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho phát triển kinh tế trang trại phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương.
- Khuyến khích các trang trại nhỏ cùng loại hình gắn kết lại với nhau trong tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản.
- Tạo mối quan hệ liên kết giữa các trang trại với kinh tế hợp tác xã và kinh tế Nhà nước trên mọi phương diện nhằm tăng khả năng cung ứng các dịch vụ đầu vào và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại.
* Đối với các loại hình Ban quản trị hợp tác xã và tổ hợp tác
- Đổi mới toàn diện phương thức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang liên doanh liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó ưu tiên phát triển tổ hợp tác sản xuất, tổ hợp tác dịch vụ, tổ hợp tác tiêu thụ nông sản hàng hóa và tổ hợp tác liên hoàn các khâu của quá trình sản xuất đến tiêu thụ nông sản hàng hóa.
- Trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế tập thể thì đối tượng ưu tiên vận động hàng đầu là những hộ có nhiều ruộng đất, có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, thị trường, có hiểu biết về khoa học kỹ thuật, tận tâm với tập thể làm nòng cốt. - Phát triển hợp tác xã không chạy theo số lượng, củng cố tập trung nâng cao chất lượng hợp tác xã theo hướng hiệu quả. Phát triển hợp tác xã trong thời gian tới phải gắn với việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hợp tác xã phải đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Để tháo gỡ khó khăn và phát triển loại hình hợp tác xã cần có các giải pháp đồng bộ từ công tác chỉ đạo, định hướng đến các chính sách hỗ trợ nhằm xây dựng mô hình phát triển hợp tác xã. Đó là:
Ban quản trị hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Hợp tác xã thuộc loại này chủ yếu thực hiện các hoạt động tổ chức và hướng dẫn thành viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thực hiện dịch vụ đầu vào và hoạt động giúp đỡ nhau mang tính cộng đồng. Hoạt động của loại hình BQT hợp tác xã này tập trung chủ yếu vào:
+ Tổ chức hướng dẫn thành viên, hộ nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất vì lợi ích chung của kinh tế mỗi hộ gia đình và của cộng đồng.
+ Tổ chức dịch vụ đầu vào sản xuất kinh tế hộ. Tùy theo điều kiện cụ thể từng địa phương, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, vốn, khả năng của cán bộ quản lý, nhu cầu của thành viên mà BQT hợp tác xã tổ chức ít hay nhiều hoạt động dịch vụ như: tưới tiêu, làm đất, cung cấp vật tư, bảo vệ thực vật, thú y, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, tiêu thụ sản phẩm...
+ Tổ chức sản xuất và cung ứng nguyên liệu, liên kết với doanh nghiệp chế biến trong việc tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân.
+ Thực hiện những hoạt động mang tính cộng đồng.
Hợp tác xã chuyên ngành. Đây là mô hình tổ chức mới đa dạng về hình thức