Thu thập và xử lý tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán MB (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1. Thu thập và xử lý tài liệu

2.1.1 Nguồn tài liệu

Để thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp. Tài liệu thứ cấp là tài liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu. Tài liệu thứ cấp có thể là tài liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc tài liệu đã xử lý. Nhƣ vậytài liệu thứ cấp không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập.

Tài liệu thứ cấp thƣờng đã qua xử lý nên khó đánh giá đƣợc mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu. Tài liệu thứ cấp thu thập đƣợc cho các nghiên cứu với các mục đích khác nhau và có thể hoàn toàn không phù hợp. Vì vậy trách nhiệm của ngƣời nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của tài liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của ngƣời khác là dựa vào tài liệu thứ cấp hay sơ cấp. Điều quan trọng là phải kiểm tra dữ liệu gốc.

Tuy nhiên, tài liệu thứ cấp đóng một vai trò quan trọng trong các nghiên cứu do các lý do sau:

Thứ nhất, các tài liệu thứ cấp có thể giúp ngƣời quyết định đƣa ra giải pháp

để giải quyết vấn đề trong những trƣờng hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp. Đặc biệt là trong các nghiên cứu mô tả. Với đặc điểm này, mục tiêu và nhiệm vụ cần phải thực hiện của luận văn là phù hợp và có thể tận dụng sự sẵn có của loại tài liệu này để mô tả thực trạng vấn đề quản lý hoạt động tự doanh tại MBS.

Thứ hai, ngay cả khi tài liệu thứ cấp không giúp ích cho việc ra quyết định

thì nó vẫn rất quan trọng vì nó giúp xác định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề. Nó là cơ sở giúp cho tác giả hình dung về thực trạng của vấn đề, từ đó có thể xác định đƣợc các chủ thể cần phải tiếp cận để trao đổi về chuyên môn.

2.1.2 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Khi tìm kiếm tài liệu thứ cấp, tác giả đã bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức, là các văn bản báo cáo, số liệu thống kê của các phòng ban có liên quan đến hoạt động môi giới, đến hoạt động quản lý rủi ro. Nguồn thông tin này khá phong phú, và dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức mà không cần phải biến đổi hay điểu chỉnh thêm. Nó chứa đựng những bình luận và thông tin rất hữu ích có tính chất làm cơ sở lý thuyết và tham khảo khi thực hiện luận văn. Ngoài ra, những thông tin khác có thể tìm kiếm lâu hơn và chƣa chắc đã hữu ích hơn những dữ liệu từ đơn vị mà tác giả hiện đang công tác. Hơn nữa, thông tin này còn có thể thu thập đƣợc một cách dễ dàng và không tốn kém chi phí.

Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Do đó, đề tài có hai hƣớng xử lý thông tin nhƣ sau: (1) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.

Xử lý thông tin định tính

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài đƣợc thực hiện bắt đầu từ việc thu thập thông tin đã có, nhận biết thông tin cho tƣơng lai qua các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…từ nhiều nguồn khác nhau: Cấp ủy, cấp lãnh đạo cao nhất, ngang cấp, cấp dƣới, ngƣời lao động, bên trong hay bên ngoài tổ chức... nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu thập đƣợc. Bƣớc tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về lƣợng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới. Đặc biệt thông tin sử dụng cần khách quan. Tiếp đến cần thăm dò nội dung thông tin về nguồn, lựa chọn nội dung; mô tả tài liệu sơ cấp hay thứ cấp; Mục tiêu của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn... và tức là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý thông tin theo mục đích yêu cầu

đã xác định đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện thông tin, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét.

Xử lý thông tin định lượng

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc; Bảng số liệu; Biểu đồ; Đồ thị; ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán MB (Trang 38 - 40)