Bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán MB (Trang 48 - 53)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Giới thiệu chung về CTCP Chứng khoán MB và tình hình hoạt động tự doanh

3.1.2 Bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán

3.1.2.1 Bộ máy tổ chức

MB là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Là pháp nhân đầu tiên góp vốn sáng lập ra MBS. MBS là tổ chức đứng ra điều hành các hoạt động chứng khoán của Công ty và trực thuộc MB.

Hình 3.2 Mô hình tổ chức của MBS

(Nguồn: MBS)

CTCK MB tổ chức thành 12 phòng ban, đứng đầu mỗi phòng ban là các Trƣởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng giám đốc.

Ban giám đốc: Ban Giám đốc do MB bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức

điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh hàng năm đã đƣợc Ngân Hàng thông qua. Giám đốc là ngƣời đại diện trƣớc pháp luật của Công ty.

Phòng Môi giới chứng khoán với hai chức năng cơ bản là:

Một là, Cung cấp thông tin và tƣ vấn cho khách hàng. Công ty thông qua các

nhân viên bán hàng cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu những khuyến nghị đầu tƣ. Nguồn quan trọng nhất của các báo cáo nghiên cứu này là từ bộ phận nghiên cứu trong công ty.

Hai là, Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính giúp khách hàng thực hiện giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của họ. Quá trình này bao gồm hàng loạt

các công việc sau: hƣớng dẫn khách hang mở tài khoản tại công ty, tiến hành giao dịch, xác nhận giao dịch, thanh toán và chuyển kết quả giao dịch cho khách hàng.

Phòng phân tích

Với chức năng cơ bản là đƣa ra các sản phẩm phân tích tốt từ đó có thể giúp công ty kinh doanh và tƣ vấn cho khách hàng có hiệu quả. Phòng phân tích của công ty bao gồm hai chức năng cơ bản là: Phân tích cho hoạt động tự doanh của công ty; Phân tích để phục vụ các khách hàng chiến lƣợc của công ty cũng nhƣ các khách hàng tiềm năng. Vì vậy phòng phân tích có vai trò đặc biệt quan trọng trong một công ty chứng khoán, nó không những tự đƣa ra các sản phẩm cho chính mình mà còn là mắt xích quan trọng để kết nối khách hàng với công ty và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty hoạt động có hiệu quả hay không có phụ thuộc rất lớn vào các sản phẩm từ phòng phân tích này.

Phòng Tự doanh

Phòng tự doanh chứng khoán có chức năng chính là kinh doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tƣ vấn phát hành chứng khoán. Đối với chức năng kinh doanh chứng khoán nhiệm vụ của phòng là phải tiến hành nghiên cứu thị trƣờng nhằm đề xuất các phƣơng án tự doanh chứng khoán

Do có tính đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và chủ động trên thị trƣờng, nên CTCK có những lợi thế nhất định khi tiến hành hoạt động tự doanh nhƣ: CTCK có thể dự đoán diễn biến của thị trƣờng, nắm đƣợc xu thế giao dịch; có nhân viên đại diện sàn, nên họ biết thông tin đầy đủ về quan hệ cung cầu đối với từng chứng khoán và không phải nghĩ đến phí giao dịch khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh.

Phòng tư vấn đầu tư

Chức năng của phòng tƣ vấn đầu tƣ là đảm nhận các dịch vụ tƣ vấn liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Phòng có trách nhiệm thực hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng và thực hiện các dịch vụ tƣ vấn, thực hiện dịch vụ tƣ vấn niêm yết, đăng ký giao dịch, lƣu ký chứng khoán, thực hiện các hoạt động tƣ vấn tài chính doanh nghiệp khác nhƣ tƣ vấn thành lập, chia tách, hợp nhất.

Nhƣ vậy, hệ thống phòng ban chức năng của MBS đƣợc chia ra làm 2 khối tƣơng ứng với 2 khối công việc mà CTCK đảm nhận: khối nghiệp vụ và khối phụ trợ.

Khối nghiệp vụ:

Khối này thực hiện các giao dịch chứng khoán và tạo ra phần lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Khối này gồm có các phòng ban: Phòng tự doanh; Phòng môi giới; Phòng bảo lãnh phát hành; Phòng tƣ vấn tài chính và tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán; Phòng ký quỹ.

Khối do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ với khách hàng. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Gồm các phòng: phòng môi giới, phòng tự doanh, phòng bảo lãnh phát hành, phòng tƣ vấn đầu tƣ, phòng quản lí quỹ đầu tƣ, phòng tƣ vấn tài chính công ty, phòng thanh toán và lƣu giữ chứng khoán,phòng quản lí thu nhập chứng khoán, phòng uỷ quyền, phòng cho vay chứng khoán. Tùy vào quy mô từng nghiệp vụ và mức độ chú trọng của công ty mà có thể kết hợp các nghiệp vụ vào một phòng hoặc chia thành nhiều tổ.

Khối phụ trợ

Khối này không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh mà có chức năng phụ trợ cho các nghiệp vụ này. Khối này gồm các phòng ban: Phòng nghiên cứu và phát triển; Phòng phân tích và thông tin thị trƣờng; Phòng kế hoạch công ty; Phòng phát triển sản phẩm mới; Phòng công nghệ thông tin; Phòng pháp chế; Phòng kế toán, thanh toán và kiểm soát nội bộ; Phòng ngân quỹ; Phòng tổng hợp hành chính nhân sự.

Khối cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I. Gồm: phòng nghiên cứu và phát triển, phòng hành chính và tổ chức, phòng thông tin và phân tích CK, phòng ngân quỹ, phòng kế toán, phòng kí quỹ, phòng hạch toán tín dụng, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng phát triển sản phẩm mới, phòng máy tính và tin học, phòng pháp chế.Đối với những CTCK lớn còn có thêm chi nhánh văn phòng ở các địa phƣơng hoặc các nƣớc khác nhau.

3.1.2.2 Bộ máy QL hoạt động tự doanh chứng khoán

Bộ máy QL hoạt động tự doanh chứng khoán của MBS hoạt động theo mô hình 3 cấp.

Theo mô hình này hoạt động tự doanh của CTCK đƣợc phân chia thành hoạt động tự doanh cổ phiếu niêm yết và chƣa niêm yết, tự doanh trái phiếu, repo chứng khoán. Tuy nhiên, trƣởng phòng đầu tƣ không phải là ngƣời quyết định hoàn toàn chiến lƣợc cũng nhƣ danh mục đầu tƣ của CTCK. Với mô hình tổ chức này, trƣởng phòng chỉ quản lý hoạt động đầu tƣ của các nhóm cán bộ tự doanh cấp dƣới và đóng góp các ý kiến giúp Hội đồng đầu tƣ đƣa ra các chiến lƣợc đầu tƣ và các chính sách quản lý danh mục đầu tƣ. Hội đồng đầu tƣ bao gồm Giám đốc Công ty, trƣởng phòng đầu tƣ và các thành viên khác theo quy định. Hội đồng đầu tƣ sẽ là ngƣời ra quyết định cuối cùng về việc đầu tƣ hay không thay vì quyết định của cá nhân trƣởng phòng đầu tƣ nhƣ mô hình hai cấp. Ban kiểm soát vẫn giữ vai trò giám sát mọi hoạt động đầu tƣ mà phòng tự doanh thực hiện.

Hình 3.3 Mô hình tự doanh ba cấp

(Nguồn: MBS, 2015)

Đặc điểm của mô hình ba cấp là độ an toàn cao trong hoạt động đầu tƣ của CTCK. Tuy nhiên, với mô hình này, tính tự chủ, độc lập và trách nhiệm của các cán bộ tự doanh trong hoạt động đầu tƣ sẽ bị giảm. Ngoài ra, do mọi phƣơng án đầu tƣ

Trƣởng phòng đầu tƣ (tự doanh)

TD cổ phiếu niêm yết (SGD)

Tự doanh trái phiếu TD cổ phiếu chƣa niêm yết

Ban kiểm soát Hội đồng đầu tƣ

đều phải có ý kiến của Hội đồng đầu tƣ mới có thể đƣợc thực hiện, do đó có thể dẫn đến mất cơ hội đầu tƣ do chậm trễ trong việc đƣa ra quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán MB (Trang 48 - 53)