Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 55 - 59)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu

Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp thu thập dữ liệu, số liệu sau để nghiên cứu nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Hà Tĩnh:

- Nguồn dữ liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo thƣờng niên, báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh….giai đoạn 2013-2015 của VCB Hà Tĩnh. Cân đối tài khoản VCB Hà Tĩnh, số liệu bình quân ngành Ngân hàng và các Chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn đƣợc thu thập từ phòng Tổng hợp & Kiểm soát nội bộ, NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo tổng kết hoạt động ngành ngân hàng Hà Tĩnh hàng năm.

Ngoài ra, luận văn thu thập nguồn dữ liệu từ bên ngoài, cụ thể là các bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí, các báo cáo, giáo trình, sách, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu, các báo cáo hàng năm, các quy định, thông tƣ, chỉ thị của Ngân hàng Nhà nƣớc, các website: vietcombank.com.vn, cafef.vn, sbv.gov.vn, vneconomy.vn , mof.gov.vn, tapchitaichinh.vn...

- Nguồn số liệu sơ cấp: bao gồm những thông tin, số liệu thu thập thông qua khảo sát thực tế tại VCB Hà Tĩnh và các phòng giao dịch trực thuộc.

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý nợ với bảng câu hỏi nghiên cứu soạn sẵn và phỏng vấn cán bộ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác quản trị RRTD tại VCB Hà Tĩnh.

Bảng câu hỏi nghiên cứu điều tra về quy trình tín dụng: bao gồm các vấn đề liên quan đến thủ tục, hồ sơ cấp tín dụng, thẩm định tín dụng; thực trạng quản trị RRTD (bao gồm các dấu hiệu nhận biết rủi ro, đo lƣờng rủi ro, kiểm soát trƣớc, trong và sau khi cho vay, ứng phó với RRTD) tại VCB Hà Tĩnh. Từ đó rút ra đƣợc những mặt tích cực và những hạn chế cần khắc phục trong quản trị RRTD tại Chi nhánh.

Số liệu thu thập điều tra : phạm vi điều tra: chọn mẫu ngẫu nhiên với 60 cán bộ phòng quan hệ khách hàng, phòng quản lý nợ tại các địa điểm: Hội sở Chi nhánh Vietcombank Hà Tĩnh, Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh: PGD Tân Giang, PGD Phan Đình Phùng, PGD Kỳ Anh; PGD Vũng Áng; PGD Hƣơng Sơn, PGD Đức Thọ, PGD Cẩm Xuyên, PGD Can Lộc.

Ngoài ra, tác giả tiến hành phỏng vấn 06 cán bộ trực tiếp theo dõi VCB Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2015 thuộc phòng Tổng hợp & Kiểm soát nội bộ và Thanh tra, giám sát - NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu ý kiến và quan điểm của cơ quan quản lý về quản trị RRTD tại VCB Hà Tĩnh qua chế độ báo cáo về dƣ nợ, nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng, kết quả giám sát từ xa và kiến nghị sau thanh tra tại Chi nhánh.

Từ các số liệu, dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh.

2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp số liệu, dữ liệu.

Phân tích là phƣơng pháp phân chia trong thực tế hay trong ý nghĩ sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính hay quan hệ thành các yếu tố cấu thành và nghiên cứu riêng lẻ chúng.

Tổng hợp là phƣơng pháp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng nhƣ những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Tổng hợp có đƣợc nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất.

Trong quá trình nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng trƣớc hết để đánh giá các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nƣớc, các tài liệu tham khảo về quản trị rủi ro tín dụng để hình thành khung lý thuyết cho luận văn.

Sau khi thu thập đƣợc những số liệu cụ thể về mặt định tính và định lƣợng, tác giả tiến hành chọn lọc, tổng hợp và phân tích số liệu, dữ liệu.

Từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, cân đối tài khoản hàng năm của VCB Hà Tĩnh, báo cáo tổng kết của NHNN Hà Tĩnh hàng năm cần tổng hợp thành bảng biểu, sơ đồ theo từng tiêu chí giai đoạn 2013 - 2015 nhƣ bảng kết quả hoạt động kinh doanh,bảng tình hình huy động vốn, bảng số liệu dƣ nợ tín dụng,

bảng tổng hợp phân loại nợ, biểu đồ cơ cấu dƣ nợ… để thuận tiện cho việc theo dõi và so sánh giữa các năm, xác định đƣợc xu hƣớng tăng, giảm của các chỉ tiêu.

Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại để đƣa ra khung cơ sở lý luận cho luận văn.

Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh bằng việc tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu: quy mô dƣ nợ, tốc độ tăng trƣởng tín dụng, tỷ lệ sinh lời tín dụng, cơ cấu dƣ nợ, nợ quá hạn, tỷ lệ trích lập dự phòng giai đoạn 2013-2015 của Chi nhánh.

Tổng hợp số liệu từ khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá để tìm ra các vấn đề bất cập cần khắc phục trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Hà Tĩnh.

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng để tìm ra các giải pháp tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Là phƣơng pháp sử dụng số liệu cụ thể về một vấn đề đang nghiên cứu để phân tích từng khía cạnh của vấn đề và từ đó so sánh với các nhân tố liên quan, tƣơng đồng ở các đối tƣợng khác nhau. Cụ thể:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về các chỉ tiêu đƣợc cải thiện hay xấu đi nhƣ thế nào. (tỷ lệ nợ xấu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tỷ lệ trích lập dự phòng năm 2015 so với 2014, 2014 so với 2013, 2013 so với 2012)

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này của VCB Hà Tĩnh với mức trung bình của ngành ngân hàng trên địa bàn, so với chi nhánh NHTM nhà nƣớc: BIDV Hà Tĩnh, Vietinbank Hà Tĩnh để thấy tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro của Chi nhánh ở mức thấp hay cao, đƣợc hay chƣa đƣợc so với các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh.

- So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng số chiếm cao hay thấp để thấy mức độ rủi ro trong danh mục cho vay (ví dụ nếu tỷ trọng cho vay dài hạn, cho vay các lĩnh vực xây dựng..chiếm tỷ trọng cao hay thấp)

- So sánh theo chiều ngang để thấy đƣợc sự biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của một khoản mục nào đó qua các năm kế tiếp

+ So sánh theo số tuyệt đối: là phép trừ giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Theo công thức: Dy = Y1 – Y0

Trong đó: Dy: phần chênh lệch của chỉ tiêu kinh tế. Y1: giá trị chỉ tiêu năm phân tích

Y0: giá trị chỉ tiêu năm gốc

Phƣơng pháp này nhằm giúp xác định sự thay đổi của chỉ tiêu đang phân tích biến động nhƣ thế nào, và tìm ra nguyên nhân của sự biến động.

+ So sánh theo số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa phần chênh lệch của chỉ tiêu kinh tế kì phân tích so với kì gốc với trị số chỉ tiêu kinh tế kì gốc:

Theo công thức: Dy = * 100%

Trong đó: Dy: mức độ biến động của chỉ tiêu kinh tế. Y1: giá trị chỉ tiêu năm phân tích

Y0: giá trị chỉ tiêu năm gốc

Phƣơng pháp này nhằm giúp xác định mức độ biến động của chỉ tiêu kinh tế đang phân trong khoảng thời gian xác định. Nhằm so sánh mức độ biến động của chỉ tiêu kinh tế qua các năm và mức độ biến động giữa các chỉ tiêu phân tích, từ đó tìm ra nguyên nhân của sự biến động và tìm giải pháp .

Dựa trên số liệu thu thập đƣợc, tiến hành so sánh tƣơng đối, tuyệt đối qua các năm, so sánh với số liệu các chi nhánh VCB cùng quy mô (VCB Huế, VCB Vinh, VCB Quảng Bình) và so sánh với mức bình quân ngành Ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh để xác định xu hƣớng tăng, giảm, biến động các chỉ tiêu phân tích và mức độ cao hay thấp so với các Chi nhánh khác (BIDV Hà Tĩnh, Vietinbank Hà Tĩnh). Từ đó đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng và kiến nghị các biện pháp phù hợp

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)