Áp dụng biện pháp quản trị danh mục tín dụng chủ động, đa dạng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 126 - 128)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh

4.2.5. Áp dụng biện pháp quản trị danh mục tín dụng chủ động, đa dạng hóa

tượng khách hàng để phân tán rủi ro

Khi áp dụng biện pháp quản trị danh mục tín dụng chủ động, Chi nhánh sẽ thực hiện cấp tín dụng theo một danh mục mục tiêu với tiêu thức và tỷ trọng đƣợc xác

định từ trƣớc. Do đó, trƣớc khi quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng, ngân hàng sẽ dựa vào danh mục này để xác định cho vay hay không, cho vay mức bao nhiêu để đảm bảo tỷ trọng đối với lĩnh vực đó không quá lớn.

Khi danh mục tín dụng bộc lộ rủi ro tập trung hay vi phạm quy chế an toàn của cơ quan quản lý, VCB Hà Tĩnh phải điều chỉnh danh mục tín dụng của mình. Thứ nhất, đàm phán thƣơng lƣợng với khách hàng để giảm hạn mức tín dụng qua đó giảm đƣợc rủi ro giao dịch tín dụng. Thứ hai, tích cực thu hồi nợ đối với loại hình tín dụng/khách hàng cần phải cắt giảm nợ, tăng dƣ nợ các loại hình tín dụng/khách hàng cần phải tăng tỷ trọng.

Để hoạt động quản trị RRTD diễn ra hiệu quả, cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kỳ và báo cáo đặc biệt. Báo cáo định kỳ có thể đề cập đến: Nhóm khách hàng có dƣ nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dƣ nợ lớn nhất; Vƣợt hạn mức tín dụng; các khoản nợ xấu; các dấu hiệu cảnh báo sớm, dự phòng cho từng khoản dƣ nợ đơn lẻ, lợi nhuận cho từng khách hàng và sản phẩm, nhật ký theo dõi các khoản vay.

Việc quản trị danh mục tín dụng cần kết hợp với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng ngoài mục đích đáp ứng những nhu cầu ngày một mới mẻ và nâng cao của khách hàng, làm phong phú các loại hình tín dụng tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn có tác dụng không nhỏ tới phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, góp phần giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro với một số loại tài sản nhất định.

VCB Hà Tĩnh không nên tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực, nếu lĩnh vực mà ngân hàng tập trung vào mà gặp những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng sẽ là vô cùng lớn. Vì vậy phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tƣ, khu vực đầu tƣ là biện pháp an toàn nhất..

Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổn số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.

Tránh dồn vốn vào một khách hàng mà cần cho vay nhiều đối tƣợng với các ngành nghề, lĩnh vực để phân tán rủi ro, tránh bị thiệt hại lớn khi có một lĩnh vực

nào đó gặp vấn đề về tiêu thụ, thị trƣờng hay gặp thiên tai; Cách phân phối tín dụng tốt nhất đối với Chi nhánh muốn tránh rủi ro là dải tiền của mình nhiều khách hàng khác nhau. Không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một hàng hoá đặc biệt là loại hàng hoá không thiết yếu, Nhà nƣớc không khuyến khích sản xuất, năng lực cạnh tranh không ổn định quá trình sản xuất kinh doanh dễ gặp rủi ro

Hình thức cho vay đồng tài trợ cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, NHTM không cần phải bỏ ra nhiều vốn mà vẫn đầu tƣ vào đƣợc dự án lớn, phân tán đƣợc rủi ro do cùng các ngân hàng thành viên khác cấp vốn cho dự án. Tuy nhiên, một điều thận trọng đối với cho vay đồng tài trợ là việc thẩm định các dự án cần đƣợc xem xét kỹ lƣỡng, không nên tin tƣởng vào một báo cáo thẩm định, tránh trƣờng hợp đáng tiếc nhƣ dự án thép Vạn Lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 126 - 128)